Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta có bao nhiêu vùng kinh tế

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 9: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

– Tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP không ngừng giảm: thấp hơn khu vực dịch vụ [từ năm 1992], rồi thấp hơn công nghiệp và xây dựng [từ nám 1994] và đến năm 2002 chỉ còn hơn 20%, chứng tỏ nước ta đang chuyển từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.

– Tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng đã táng lên nhanh nhất, chứng tỏ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đang tiến triển.

– Khu vực dịch vụ có tỉ trọng tăng khá nhanh trong nửa đầu thập kỉ 90. Nhưng sau đó, tỉ trọng của khu vực này giảm rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu nhất do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực vào cuối năm 1997, các hoạt động kinh tế đối ngoại tăng trưởng chậm.

Dựa vào kí hiệu trên hình 6.2 để xác định:

– 7 vùng kinh tế nước ta: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

– Phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm:

      + Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

      + Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên Huế, Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

      + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

– Các vùng kinh tế giáp biển: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

– 1 vùng kinh tế không giáp biển: Tây Nguyên.

  Các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta :

      + Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

      + Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên Huế, Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

      + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

– Vẽ biểu đồ:

b] Nhận xét

Trong thời kì 1995 – 2005, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chuyển

      + Tỉ trọng của thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể giảm. Thành phần kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất, kế đó là thành phần kinh tế cá thể.

      + Tỉ trọng của thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng. Có sự gia tăng mạnh nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

      + Kết luận:

– Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

– Sự chuyển dịch trên cho thấy: công cuộc đổi mới ngày càng phát huy tốt hơn các thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế đất nước.

– Thành tựu:

      + Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.

      + Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.

      + Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là ngành dầu khí, điện, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

      + Hoạt động: Ngoại thương và đầu tư nước ngoài được đẩy mạnh. Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

– Thách thức:

      + Sự phân hoá giàu nghèo và tình trạng vẫn còn các xã nghèo, vùng nghèo.

      + Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.

      + Những bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.

      + Vấn đề việc làm, xoá đói giảm nghèo.

      + Những khó khăn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Phân chia lại các vùng kinh tế trên cả nước

Phương án nhận được nhiều lựa chọn là tách vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thành 2 vùng: Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ

  • Đề xuất "nhập" Lâm Đồng, Long An, Bình Thuận vào vùng Đông Nam Bộ

  • Vùng kinh tế trọng điểm phải đi đầu phục hồi kinh tế

  • Đại biểu Quốc hội đề xuất sáp nhập một số tỉnh, thành

  • Đại biểu QH kiến nghị sáp nhập giảm 10 tỉnh, 3-4 bộ

Ngày 4-6, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp về Phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030 để triển khai thực hiện Luật Quy hoạch. Phương án phân vùng là tiền đề để lập các quy hoạch vùng. Do đó, việc xây dựng và thông qua phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030 là rất cần thiết để có cơ sở kịp thời triển khai lập các quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030.

Đề xuất 2 phương án

Hiện nước ta được phân thành 6 vùng kinh tế - xã hội gồm vùng Trung du và Miền núi phía Bắc [14 tỉnh], vùng Đồng bằng sông Hồng [11 tỉnh, thành phố], vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung [14 tỉnh, thành phố], vùng Tây Nguyên [5 tỉnh], vùng Đông Nam Bộ [6 tỉnh, thành phố] và vùng ĐBSCL [13 tỉnh, thành phố].

Triển khai Luật Quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư [KH-ĐT] đã nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí và đề xuất các phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030. Bộ KH-ĐT đã trình Chính phủ 2 phương án phân vùng như sau:

Phương án 1: Giữ nguyên 2 vùng [vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng ĐBSCL]. Tách vùng Trung du và Miền núi phía Bắc hiện tại thành vùng Đông Bắc và Tây Bắc; tách vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung hiện tại thành Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ [tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa vào vùng Nam Trung Bộ], điều chỉnh tỉnh Bình Thuận sang vùng Đông Nam Bộ và gộp 4 tỉnh Tây Nguyên [Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lăk, Đắk Nông] vào vùng Nam Trung Bộ. Vùng Đông Nam Bộ mới được hình thành trên cơ sở vùng Đông Nam Bộ hiện nay và bổ sung 2 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận.

Theo tổng hợp của Bộ KH-ĐT, phương án này được 1 bộ và 4 địa phương đồng thuận.

Phương án 2: Được xây dựng trên cơ sở phương án phân vùng giai đoạn 2011 - 2020 hiện nay, tách vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thành 2 vùng: vùng Bắc Trung Bộ và vùng Nam Trung Bộ; mở rộng vùng Đồng bằng sông Hồng thêm các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang để trở thành vùng Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ. Cụ thể:

Phương án 2 được đa số các bộ, ngành, địa phương đồng thuận. [Nguồn: Bộ KH-ĐT]

Vùng Miền núi phía Bắc gồm 10 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La. Vùng Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ gồm 15 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh. Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Vùng Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM. Vùng ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành phố: TP Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Phương án 2 được đa số các bộ, ngành, địa phương đồng thuận. Tính đến ngày 4-6, phương án này được 10/14 bộ, ngành và 49/59 địa phương chọn. Đây là phương án do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề xuất và chỉ đạo nghiên cứu, hoàn thiện.

Phát huy tiềm năng, lợi thế

Theo ý kiến các bộ - ngành, phương án 2 được đánh giá là có tính kế thừa phương án phân vùng trước đây, tính ổn định cao và ít gây xáo trộn về vùng. Đồng thời, mở rộng không gian phát triển mới cho vùng Đồng bằng sông Hồng để hình thành vùng Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, tạo điều kiện cho một số tỉnh trước đây thuộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc có điều kiện phát triển nhanh hơn.

Việc tách vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thành hai vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ cũng được đánh giá là hợp lý, do diện tích vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung hiện đến hơn 1.300 km, làm hạn chế các hoạt động giao lưu, kết nối. Vùng này lại sở hữu nhiều vùng văn hóa, lịch sử và con người rất khác nhau, có sự khác biệt đặc trưng về khí hậu giữa hai phần Nam và Bắc đèo Hải Vân ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Về vùng Tây Nguyên, phương án 2 cho rằng cần phải giữ quy hoạch vùng, không thể ghép với vùng Nam Trung Bộ. Lý do là Tây Nguyên có những đặc trưng văn hóa, dân tộc và đời sống xã hội cần được gìn giữ để phát huy. Tây Nguyên có nhiều yếu tố về kinh tế - xã hội, an ninh chính trị cần được quan tâm, có chính sách riêng để xử lý hài hòa. Bên cạnh đó, về điều kiện tự nhiên, địa hình vùng Tây Nguyên khác so với các tỉnh Nam Trung Bộ.

Phát biểu tại cuộc họp, đa số chuyên gia ủng hộ phương án 2 với nhiều yếu tố hợp lý hơn, góp ý điều chỉnh một số nội dung, đồng thời kiến nghị nhiều vấn đề về phân vùng, quy hoạch. Theo GS-TS Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, việc phân vùng phải gắn kết các tỉnh - thành, gắn kết nguồn lực, nếu không thì phân vùng, quy hoạch chỉ là sự cộng dồn của các địa phương. PGS-TS Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, cho rằng đã có những quy hoạch, nhưng thiếu 3 vấn đề về thể chế rất lớn, đó là: cơ quan điều phối vùng, chính sách tài khóa vùng, chính sách liên kết vùng. Trong đó, cơ quan điều phối vùng, chính sách tài khóa vùng thì không hiện diện trong các văn bản pháp luật, còn vấn đề liên kết vùng được đề cập nhiều nhưng thực hiện còn mờ nhạt. Ông kiến nghị chuyển Long An về với miền Đông Nam Bộ, gắn kết hơn với vùng kinh tế trọng điểm mà TP HCM là trung tâm.

Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ KH-ĐT bỏ phương án 1, lấy phương án 2 làm cơ sở, xây dựng thêm phương án mới để có cơ sở so sánh, hoàn thiện báo cáo để trình Chính phủ quyết định về phương án phân vùng ngay trong tháng 6-2020.

TS Đào Ngọc Nghiêm - nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Hà Nội - đề nghị cần có các vùng kinh tế trọng điểm, vùng đặc thù để tạo ra động lực cho phát triển. Trong đó, vùng Thủ đô và vùng TP HCM là 2 vùng đặc thù.

Văn Duẩn

Video liên quan

Chủ Đề