Có nên cho bé uống cà phê

Sữa là thức ăn không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cơ thể bé. Tuy nhiên, đối với cô bé 14 tháng tuổi ở Indonesia, sữa lại là một thứ vô cùng xa xỉ. Vì không có tiền mua sữa nên cha mẹ buộc phải cho em uống cà phê mỗi ngày thay vì dùng sữa như bao đứa trẻ khác.

Cô bé có tên Hadijah Haura, sinh ra ở Polewali Mandar, West Sulawesi. Theo chia sẻ từ bà của cô bé, Kompas, bé Hadijah Haura từ khi được 6 tháng tuổi đã uống 5 tách cà phê [khoảng 1,5 lít] mỗi ngày. Còn cha mẹ của cô bé Safiruddin và Anita nói thêm, con gái của họ đã uống kopi tubruk, một loại cà phê rẻ tiền kiểu Indonesia được làm bằng cách đun sôi cà phê thô với đường.

Vì cha mẹ không có tiền mua sữa nên cô bé 14 tháng phải uống cà phê.

Họ nói rằng họ không có lựa chọn nào vì cả hai đều kiếm được khoảng 20.000 IDR [khoảng 33.000 đồng] mỗi ngày, chỉ đủ cho nhu cầu gia đình hàng ngày. Safiruddin và Anita kiếm sống bằng cách chiết xuất cùi dừa hoặc thịt dừa khô tại một đồn điền dừa và đôi khi họ còn không có việc làm.

"Chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác, thu nhập của chúng tôi không đủ để mua sữa cho con nên buộc phải cho bé uống cà phê mỗi ngày. Con bé cũng không thể ngủ nếu thiếu cà phê. Thậm chí, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, Hadijah Haura thường bực bội, khó chịu, cáu gắt và đòi được uống cà phê mới chịu đi ngủ" - Anita nói.

Bà cho biết thêm, bản thân vẫn biết việc cho con gái uống cà phê là không tốt nhưng không còn lựa chọn nào khác vì đôi khi họ còn không có tiền để chi trả cho những thứ thiết yếu.

Điều kì lạ và may mắn thay, cô bé 14 tháng tuổi đến nay vẫn lớn lên bình thường và không có vấn đề gì về sự phát triển thể chất. Tuy nhiên, Hadijah Haura là một đứa trẻ khá năng động và thường thức suốt đêm để chơi một mình.

Ngoài phát triển thể chất bình thường, cô bé có tính cách khá năng động.

Câu chuyện về cô bé này đã lan truyền khắp các trang mạng xã hội và đến tai các quan chức từ Cơ quan Y tế Polewali Mandar. Họ đến thăm gia đình bé và hỗ trợ một phần sữa, bánh quy và khuyên cha mẹ hãy ngừng cho bé uống cà phê vì tiêu thụ quá nhiều caffeine hoặc đường là rất nguy hiểm với một đứa trẻ như Hadijah Haura.

Theo nghiên cứu từ Healthline, cà phê không có lợi cho sức khỏe trẻ nhỏ vì caffeine là chất kích thích nên tránh hoàn toàn. Lượng đường được thêm vào trong thức uống cũng gây ra các vấn đề sức khỏe về lâu dài như béo phì và các bệnh tim mạch.

Vì vậy, cà phê là thức uống khuyến cáo không được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trẻ em uống cà phê có thể gây hại cho sức khỏe

Cà phê dù không kìm hãm sự phát triển của trẻ ngay lập tức nhưng lại có ảnh hưởng xấu đến trẻ em và thanh thiếu niên theo nhiều cách.

Mất ngủ, thiếu ngủ

Trẻ từ 5 đến 12 tuổi cần ngủ ít nhất 11 tiếng mỗi ngày còn thanh thiếu niên thì cần ngủ 9 - 10 tiếng mỗi ngày. Caffeine có thể làm tăng năng lượng tức thời, nhưng lại gây khó ngủ, mất ngủ. Bởi vậy, nếu trẻ cà phê có nhiều caffeine sẽ tăng nguy cơ mất ngủ, thiếu ngủ.

Trẻ em uống cà phê dễ bị mất ngủ

Cà phê có chứa hàm lượng caffeine nhiều hơn gấp 5 lần so với soda. Caffeine có thể tồn tại trong cơ thể tới 8 tiếng sau khi uống - đây là lý do uống cà phê ban ngày nhưng vẫn có thể dẫn đến mất ngủ. 

Sâu răng

Cà phê có tính acid, có thể gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng, gây hại men răng và tăng nguy cơ bị sâu răng.

Trẻ em dễ bị sâu răng hơn người lớn. Sau khi thay răng sữa, phải mất nhiều năm men răng của trẻ mới có thể cứng lại. Men răng vĩnh viễn chưa đủ cứng khiến răng yếu và dễ bị sâu. Trẻ em uống cà phê sẽ dễ bị mòn men răng và sâu răng.

Giảm cảm giác thèm ăn

Cà phê có chứa chất kích thích, có thể khiến trẻ không muốn ăn. Trẻ đang trong độ tuổi phát triển cần có chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất đạm, bột đường, trái cây và rau củ... Khi uống cà phê, tác dụng kích thích của cà phê có thể khiến trẻ không muốn ăn, do vậy, trẻ dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Uống cà phê có thể khiến trẻ không muốn ăn

Giảm mật độ khoáng xương

Đối với trẻ em, calci rất cần thiết cho sự phát triển của xương. Cà phê có tác dụng lợi tiểu - tăng sản xuất nước tiểu. Đi tiểu nhiều gây mất calci trong cơ thể, có thể dẫn đến giảm mật độ khoáng xương, suy yếu xương.

Cà phê cũng chứa một lượng lớn caffeine có thể sẽ làm suy giảm calci trong cơ thể. Cứ tiêu thụ 100mg caffeine thì sẽ bị mất khoảng 6mg calci. 

Quá hiếu động

Trẻ em uống cà phê có thể bị hiếu động thái quá, bồn chồn và không có khả năng tập trung. Caffeine có trong cà phê là chất kích thích làm tăng năng lượng và sự tỉnh táo. Tác dụng này có thể tốt với người lớn, nhưng lại gây ảnh hưởng xấu tới trẻ nhỏ. Bởi, đang trong độ tuổi đến trường, trẻ cần phải chú ý và ngồi yên khi nghe giảng bài.

Trẻ uống cà phê có nguy cơ cao bị hiếu động thái quá, giảm sự tập trung

Caffeine có thể tồn tại trong cơ thể trong nhiều giờ, gây ảnh hưởng xấu đến hành vi, khả năng học tập và điểm số của trẻ.

An Thu H+ [Theo Livestrong]

Cà phê là một thức uống phổ biến với người lớn, tuy nhiên nó gây nhiều tác động khôn lường với sức khỏe của trẻ nhỏ, một trong số đó là rối loạn nhịp tim và huyết áp.

Cà phê được xem là một trở ngại đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì loại thức uống này gây ra nhiều tác dụng phụ lên cơ thể nên nó không hề được khuyên dùng cho trẻ em. Uống cà phê quá sớm còn làm cản trở hệ thống thần kinh trung ương của trẻ và ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe trẻ.

Cà phê gây mất ngủ

Uống cà phê có thể khiến trẻ bị mất ngủ [Ảnh minh họa]

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ từ 5-12 tuổi cần ngủ ít nhất 11 tiếng/ngày, còn lứa tuổi thanh thiếu niên cần ngủ đủ 8-10 tiếng/ngày. Caffeine có thể làm tăng năng lượng tức thời, nhưng lại gây khó ngủ, mất ngủ. Do đó, nếu trẻ uống cà phê sẽ làm tăng nguy cơ mất ngủ và thiếu ngủ, gây rối loạn giấc ngủ sau này.

Cà phê gây sâu răng

Trẻ em sử dụng nhiều cà phê sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng bởi loại thức uống này có tính axit sẽ phá hủy men rằn, gây sâu răng. Trẻ dễ bị sâu răng hơn người lớn. Sau khi thay răng sữa, phải mất nhiều năm men răng của trẻ mới có thể cứng lại. Men răng vĩnh viễn chưa đủ cứng khiến răng yếu và dễ bị sâu. Trẻ em uống cà phê sẽ dễ bị mòn men răng và sâu răng.

Uống cà phê làm giảm cảm giác thèm ăn

Cà phê làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ [Ảnh minh họa]

Một trong những tác dụng phụ nguy hiểm của cà phê với trẻ em là làm giảm cảm giác thèm ăn trong khi đây là độ tuổi cần được bổ sung nhiều dưỡng chất để trẻ phát triển. Khi trẻ uống cà phê, tác dụng kích thích của caffeine có thể dẫn đến cảm giác ít ngon miệng, khiến bé ăn uống ít hơn và gây thiếu dinh dưỡng. Chính vì vậy, bố mẹ cần hạn chế cho trẻ sử dụng thức uống này và thay thế bằng những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất khác.

Giảm mật độ khoáng xương

Canxi là chất quan trọng để cho xương luôn khỏe mạnh và giúp trẻ phát triển chiều cao. Việc cho trẻ uống nhiều cà phê sẽ đi tiểu nhiều hơn, bởi thức uống này là một chất rất lợi tiểu, điều này có thể làm mất canxi từ cơ thể, có thể dẫn đến giảm mật độ khoáng xương, suy yếu xương.

Cà phê cũng chứa một lượng lớn caffeine có thể sẽ làm suy giảm calci trong cơ thể. Cứ tiêu thụ 100mg caffeine thì sẽ bị mất khoảng 6mg canxi. 

Uống cà phê gây rối loạn nhịp tim và huyết áp

Các nghiên cứu ở Mỹ trên trẻ em sử dụng caffeine có trong cà phê cho thấy ngay cả ở liều lượng thấp [1 tách cà phê] thì caffeine cũng ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim của trẻ. 

Khi trẻ sử dụng cà phê ở liều lượng thấp, tim đập chậm lại để bù đắp cho sự tăng huyết áp. Còn ở liều lượng cao, tim tăng tốc dồn dập. Cả hai sự rối loạn này đều ảnh hưởng đến tim mạch của trẻ. Vì vậy, các nhà khoa học cũng đã khuyên cáo răng không nên cho trẻ sử dụng cà phê khi chưa đến tuổi trưởng thành.

Trẻ nhỏ khó tập trung nếu uống cà phê

Uống cà phê nhiều có thể khiến trẻ thiếu tập trung trong mọi việc thường ngày [Ảnh minh họa]

Trẻ em uống cà phê có thể bị hiếu động thái quá, bồn chồn và thường gặp khó khăn trong việc tập trung vào các công việc thường ngày. Caffeine có trong cà phê là chất kích thích làm tăng năng lượng và sự tỉnh táo, do đó có thể dẫn đến tình trạng trẻ quá hiếu động.

->Cảnh giác với những món ăn có thể gây dậy thì sớm ở trẻ

Xem thêm: Cách trị ho cho trẻ dưới một tuổi 

Video liên quan

Chủ Đề