Tại sao anh lại ám ảnh với việc từ chối tình cảm

Sự ám ảnh là những ý nghĩ, sự thúc giục hoặc hình ảnh có tính chất xâm lấn, không mong muốn, sự hiện diện của nó thường gây ra những căng thẳng hoặc lo lắng đáng kể. Chủ đề nổi bật của những suy nghĩ ám ảnh có thể là nguy hại, nguy cơ cho bản thân hoặc người khác, nguy hiểm, nhiễm bẩn, nghi ngờ, mất mát, hoặc gây hấn. Ví dụ, bệnh nhân có thể bị ám ảnh về việc bị nhiễm bẩn hoặc nhiễm vi trùng trừ khi họ rửa tay mỗi ≥ 2 giờ một ngày. Những ám ảnh là những trải nghiệm không thích thú. Vì vậy, bệnh nhân cố gắng bỏ qua và/hoặc cố gắng xóa bỏ những suy nghĩ, sự thúc giục, hoặc hình ảnh. Hoặc họ cố gắng vô hiệu hóa chúng bằng cách thực hiện các hành vi nghi thức.

Các nghi thức [thường được gọi các ép buộc] là những hành vi quá mức, lặp đi lặp lại và có chủ đích mà những người bị ảnh hưởng cảm thấy họ phải làm để ngăn ngừa hoặc giảm bớt lo lắng do những ý nghĩ ám ảnh của họ hoặc để làm dịu sự ám ảnh của họ. Ví dụ là

  • Rửa [ví dụ, rửa tay, tắm vòi sen],

  • Kiểm tra [ví dụ như kiểm tra bếp đã tắt, cửa ra vào đã khóa hay chưa]

  • Đếm [ví dụ, lặp lại hành vi một số lần nhất định]

  • Sắp xếp theo thứ tự [ví dụ, sắp xếp bộ đồ ăn hoặc mặt hàng không gian làm việc theo một thứ tự cụ thể]

Hầu hết các nghi thức, chẳng hạn như rửa tay hoặc kiểm tra ổ khóa, đều có thể quan sát được, nhưng một số nghi thức về tinh thần, chẳng hạn như đếm lặp đi lặp lại trong im lặng hoặc những câu nói lẩm bẩm trong hơi thở, thì không thể quan sát được. Thông thường, các nghi thức cưỡng bức phải được thực hiện một cách chính xác theo các quy tắc cứng nhắc. Các nghi thức có thể hoặc không kết nối thực sự với các sự kiện sợ hãi. Khi được kết nối một cách thực tế [ví dụ: tắm vòi sen để tránh bẩn, kiểm tra bếp để tránh hỏa hoạn], nghi thức rõ ràng là quá mức - ví dụ: tắm hàng giờ mỗi ngày hoặc luôn kiểm tra bếp 30 lần trước khi ra khỏi nhà. Trong mọi trường hợp, ám ảnh và/hoặc nghi thức dẫn đến tốn thời gian [ 1 giờ/ngày, thường nhiều hơn] hoặc làm cho bệnh nhân đau khổ hoặc suy giảm về chức năng đáng kể; ở mức cực đoan, ám ảnh và nghi thức có thể gây mất năng lực.

Mức độ thấu hiểu là khác nhau. Hầu hết những người mắc chứng OCD đều nhận ra rằng niềm tin của họ không thực tế [ví dụ như họ thực sự không bị ung thư nếu họ chạm vào gạt tàn thuốc lá]. Tuy nhiên, thỉnh thoảng lại hoàn toàn thiếu sự thấu hiểu [nghĩa là bệnh nhân bị thuyết phục rằng niềm tin nằm dưới sự ám ảnh của họ là đúng và hành vi nghi thức của họ là hợp lý].

Bởi vì những người có rối loạn này sợ sự làm bối rối hoặc sự kỳ thị, họ thường che giấu sự ám ảnh và nghi thức của mình. Các mối quan hệ thường bị xấu đi, và kết quả học tập trong trường học hoặc tại nơi làm việc có thể bị suy giảm. Trầm cảm thứ phát là một đặc điểm chung phổ biến.

Nhiều người bị OCD có rối loạn tâm lý cùng tồn tại, bao gồm

Khoảng một nửa số người bị OCD có ý nghĩ tự sát tại một số thời điểm, và có đến một phần tư nỗ lực tự sát. Nguy cơ của một nỗ lực tăng lên nếu người ta cũng có rối loạn trầm cảm chủ yếu.

Các triệu chứng của rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức có thể giảm xuống trong 1 năm, nhưng sự dai dẳng của bệnh trong thời gian dài vẫn chưa rõ ràng.

Ở bệnh nhân rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức, bận tâm về trật tự, chủ nghĩa hoàn hảo, và kiểm soát bản thân và các tình huống ảnh hưởng đến sự linh hoạt, tính hiệu quả và sự cởi mở. Sự cứng nhắc và bướng bỉnh trong hoạt động của họ, những bệnh nhân này nhấn mạnh rằng mọi thứ đều được thực hiện theo những cách cụ thể.

Để duy trì cảm giác kiểm soát, bệnh nhân tập trung vào các quy tắc, những chi tiết vụn vặt, thủ tục, lịch trình và danh sách. Kết quả là, điểm chính của một dự án hoặc hoạt động không đạt được. Những bệnh nhân này thường xuyên kiểm tra những sai lầm và chú ý một cách khác thường đến những chi tiết. Họ không tận dụng tốt thời gian của họ, thường để những nhiệm vụ quan trọng nhất đến phút cuối cùng. Sự bận tâm của họ với các chi tiết và đảm bảo rằng mọi thứ đều hoàn hảo có thể trì hoãn dai dẳng sự hoàn thành công việc. Họ không nhận thức được rằng hành vi của họ ảnh hưởng như thế nào đến đồng nghiệp của họ. Khi tập trung vào một nhiệm vụ, những bệnh nhân này có thể bỏ bê tất cả các khía cạnh khác trong cuộc sống của họ.

Vì những bệnh nhân này muốn mọi thứ được thực hiện theo cách cụ thể, họ gặp khó khăn khi giao nhiệm vụ và làm việc với người khác. Khi làm việc với người khác, họ có thể lập các danh sách chi tiết về cách nhiệm vụ phải được thực hiện và trở nên khó chịu nếu đồng nghiệp gợi ý một cách khác. Họ có thể từ chối sự trợ giúp ngay cả khi họ bị chậm trễ.

Bệnh nhân bị chứng rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức tận tụy quá mức cho công việc và năng suất; sự cống hiến của họ không phải có động lực từ sự cần thiết về tài chính. Kết quả là các hoạt động giải trí và các mối quan hệ của họ bị bỏ lỡ. Họ có thể nghĩ rằng họ không có thời gian để thư giãn hoặc đi chơi với bạn bè; họ có thể hoãn một kì nghỉ dài đến mức không có kỳ nghỉ nữa, hoặc họ có thể cảm thấy họ phải làm việc để họ không lãng phí thời gian. Thời gian dành cho bạn bè, khi nó xảy ra, có xu hướng được sắp xếp trong một hoạt động chính thức có tính tổ chức [ví dụ, một môn thể thao]. Sở thích và các hoạt động giải trí được coi là những nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi việc tổ chức và làm việc chăm chỉ để làm chủ; mục tiêu là sự hoàn hảo.

Những bệnh nhân này có kế hoạch trước rất cụ thể và không muốn xem xét những thay đổi. Sự cứng nhắc thường xuyên của họ có thể khiến đồng nghiệp và bạn bè cảm thấy khó chịu.

Biểu lộ cảm xúc cũng được kiểm soát chặt chẽ. Những bệnh nhân này có thể liên quan đến những người khác theo một cách chính thức, cứng nhắc, hoặc nghiêm túc. Thông thường, họ chỉ nói chuyện sau khi họ nghĩ ra điều hoàn hảo để nói. Họ có thể tập trung vào logic và trí tuệ và không chấp nhận được hành vi cảm xúc hoặc biểu cảm.

Những bệnh nhân này có thể quá hăng hái, kén chọn và cứng nhắc về các vấn đề đạo đức, đạo lý, và các giá trị. Họ áp dụng các nguyên tắc luân lý cứng nhắc cho bản thân và đối với người khác và tự phê bình một cách khắc nghiệt. Họ tỏ ra khéo léo đối với các nhà chức trách và nhấn mạnh vào việc tuân thủ chính xác các quy tắc, không có trường hợp ngoại lệ đối với các trường hợp giảm nhẹ.

Chứng rối loạn tình yêu ám ảnh làm cho bạn luôn bị ám ảnh bởi một người nào đó mà bản thân nghĩ có thể yêu. Việc bị ám ảnh bởi người đó làm cho bạn bị ảnh hưởng tới các mối quan hệ xung quanh hay có những hành động tiêu cực để sở hữu tình yêu của đối phương.

Rối loạn tình yêu ám ảnh [OLD] là tình trạng bạn bị ám ảnh bởi một người nào đó mà bạn nghĩ rằng bạn có thể yêu, làm cho bạn cảm thấy cần phải bảo vệ người của mình một cách ám ảnh hoặc thậm chí có những hành vi kiểm soát họ như thể họ là vật sở hữu của mình.

Mặc dù không có phân loại y tế hoặc tâm lý riêng biệt nào cho chứng rối loạn ám ảnh tình yêu, nhưng nó thường có thể đi kèm với các loại bệnh sức khỏe tâm thần khác và xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam. Nỗi ám ảnh này ảnh hưởng tới cuộc sống, bạn không thể tập chung vào điều gì khác. Việc điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng đồng thời ngăn ngừa các biến chứng.

Các triệu chứng của rối loạn ám ảnh tình yêu có thể bao gồm:

  • Luôn cảm thấy có một sức hút quá lớn đối với một người nào đó.
  • Có những suy nghĩ ám ảnh về người đó.
  • Cảm thấy cần phải bảo vệ người bạn đang yêu, thậm chí ám ảnh về việc phải bảo vệ.
  • Có những suy nghĩ và hành động chiếm hữu.
  • Ghen tị tột độ đối với các tương tác giữa người đó với các cá nhân khác.

Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn khi kết thúc mối quan hệ hoặc nếu người kia từ chối bạn, thì biểu hiện những dấu hiệu khác như:

  • Liên tục tin nhắn, gọi điện thoại, mọi cách để liên lạc lặp đi lặp lại cho người mà họ quan tâm.
  • Khó có mối quan hệ tốt với bạn bè hoặc duy trì liên lạc với các thành viên trong gia đình vì luôn có nỗi ám ảnh về một người
  • Theo dõi, giám sát hành động của người kia.
  • Tìm hiểu và kiểm soát nơi người kia đi và các hoạt động họ tham gia.

Những hành động đó có thể là cho đối phương thấy sợ hãi và làm cho bản thân người bị chứng rối loạn ám ảnh tình yêu bị đảo lộn cuộc sống, không thể bận tâm về việc khác.

Luôn bị ám ảnh về một người mà bạn nghĩ có thể yêu là một trong những dấu hiệu của rối loạn ám ảnh tình yêu

Không có một nguyên nhân cụ thể gây ra chứng rối loạn ám ảnh tình yêu. Nó có thể liên quan đến các dạng rối loạn tâm thần khác như:

Rối loạn gắn bó

Nhóm rối loạn này đề cập đến những người có vấn đề việc gắn bó tình cảm, chẳng hạn như thiếu sự đồng cảm hoặc có ám ảnh với người khác.

Các loại rối loạn gắn bó bao gồm rối loạn tương tác xã hội bị cấm [DSED] và rối loạn phản ứng gắn bó [RAD]. Cả hai loại này đều phát triển trong thời thơ ấu từ những trải nghiệm tiêu cực với cha mẹ hoặc những người chăm sóc cho trẻ.

Trong DSED, trẻ có thể quá thân thiện và không đề phòng người lạ. Với RAD, trẻ có thể cảm thấy căng thẳng và gặp khó khăn khi hòa đồng với những người khác.

Rối loạn nhân cách ranh giới

Rối loạn này được đặc trưng bởi sự thay đổi tâm trạng, suy nghĩ và hành động nhiều trong thời gian ngắn. Rối loạn nhân cách ranh giới có thể khiến bạn cực kỳ tức giận hay cực kỳ hạnh phúc chỉ trong vòng vài phút hoặc vài giờ.

Các giai đoạn lo lắng và trầm cảm cũng xảy ra đối với người mắc chứng rối loạn này. Khi tìm hiểu về chứng rối loạn tình yêu ám ảnh, thì người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới có thể gây ra sự chuyển đổi giữa tình yêu cực độ dành cho một người sang thái độ khinh bỉ tột độ.

Ghen tuông ảo tưởng

Người mắc chứng bệnh này sẽ dựa trên ảo tưởng của mình luôn cho nó là đúng mắc dù điều đó đã được chứng minh là sai. Khi nói đến tình yêu ám ảnh, ghen tuông ảo tưởng có thể khiến bạn tin rằng người kia đã đáp lại tình cảm của họ dành cho bạn, ngay cả khi họ đã nói rõ điều này thực sự không đúng.

Hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình[Erotomania]

Rối loạn này làm cho người mắc luôn có ảo tưởng rằng mình được một người đó yêu. Khi gặp phải tình trạng này bạn tin rằng ai đó nổi tiếng hoặc có địa vị xã hội cao hơn đang yêu bạn. Điều này có thể dẫn đến các hành vi quấy rối người kia, chẳng hạn như đến nhà hoặc nơi làm việc của họ, phá hoại mối quan hệ tình cảm của họ hay cảm thấy rất tức giận khi người đó có quan hệ tình cảm với người khác.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế [OCD]

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế [OCD] là sự kết hợp của những suy nghĩ ám ảnh và các nghi thức cưỡng chế. Chúng có những ảnh hưởng nghiêm trọng để cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn. OCD cũng có thể khiến người mắc cần được trấn an liên tục, điều này có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn.

Ghen tuông ám ảnh

Không giống như ghen tuông ảo tưởng, ghen tuông ám ảnh là khi bạn luôn có chủ đích, nghi ngờ về sự không chung thủy của bạn đời. Nỗi ám ảnh này có thể dẫn đến các hành vi lặp đi lặp lại và ép buộc để đáp lại những lo ngại về sự không chung thủy. Điều này có thể gây ra đau khổ cho chính người gặp phải nỗi ám ảnh này và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.

Rối loạn ám ảnh tình yêu[OLD] được chẩn đoán bằng các đánh giá kỹ lưỡng từ bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Thông thường bác sĩ sẽ dựa vào việc khai thác các dấu hiệu, mối quan hệ với người xung quanh và tiền sử gia đình về các vấn đề tâm thần khác đã biết hay không.

Ngoài ra, cần loại trừ các nguyên nhân thực thể khác gây bệnh hay khám theo dõi các rối loạn tâm thần khác kèm theo rối loạn này.

Cần có sự đánh giá kỹ lưỡng để chẩn đoán chứng rối loạn ám ảnh tình yêu

Mục tiêu điều trị điều trị chính xác cho rối loạn này phụ thuộc vào nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, việc điều trị chủ yếu thường là kết hợp giữa thuốc và liệu pháp tâm lý.

5.1 Điều trị bằng thuốc

Các thuốc điều trị được lựa chọn nhằm giảm các triệu chứng của bạn. Một số loại thuốc được lựa chọn như:

  • Thuốc chống lo âu: Như Valium và Xanax
  • Thuốc chống trầm cảm: Như Prozac, Paxil hoặc Zoloft
  • Thuốc chống loạn thần

Có thể mất vài tuần để thuốc của bạn phát huy tác dụng. Bạn cũng có thể cần thử nhiều loại khác nhau cho đến khi tìm được loại phù hợp nhất với mình. Trong khi sử dụng thuốc có thể xảy ra một số tác dụng phụ của thuốc, nên thông báo với bác sĩ điều trị khi bạn gặp phải tác dụng phụ như:

  • Thay đổi cảm giác thèm ăn, tăng cân.
  • Mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, buồn nôn, khô miệng.
  • Giảm hay mất ham muốn tình dục. buồn nôn
  • Các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn

5.2 Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý có thể hữu ích cho các dạng rối loạn ám ảnh tình yêu. Việc gia đình cùng tham gia vào các buổi trị liệu cho người bệnh sẽ rất hữu ích, đặc biệt nếu chứng rối loạn tình yêu ám ảnh bắt nguồn từ các vấn đề trong thời thơ ấu. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của rối loạn và sở thích cá nhân của bạn, bạn có thể tham gia vào liệu pháp cá nhân hoặc nhóm hoặc cả hai loại.

Các trị liệu tâm lý được sử dụng trong điều trị gồm:

  • Liệu pháp nhận thức - hành vi.
  • Liệu pháp hành vi biện chứng
  • Chơi trị liệu [dành cho trẻ em]
  • Liệu pháp trò chuyện.

Khi được chẩn đoán và điều trị đúng cách thì OLD có thể có kết quả tích cực. Tuy nhiên, điều quan trọng là không bỏ dở liệu pháp hoặc điều trị nếu bạn nghĩ rằng bạn đang cảm thấy tốt hơn, hãy theo đúng thời gian của bác sĩ. Việc ngừng điều trị đột ngột có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hoặc khiến chúng quay trở lại.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị thì tình trạng này sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến cuộc sống và không thể làm những điều quan trọng khác. Không những vậy, điều này còn làm cho bạn có những hành vi sai lầm, hành động quá mức làm ảnh hưởng tới người xung quanh.

Nếu thấy bạn hay người thân có các triệu chứng của rối loạn ám ảnh tình yêu thì nên khám tại cơ sở khám chữa bệnh để được phát hiện và điều trị sớm. Không những vậy còn có thể giúp xác định có mắc một bệnh khác về sức khỏe tâm thần.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề