Cổ phiếu VIC không được ký quỹ

Tập đoàn Vingroup ( HoSE: VIC ) vừa công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên với doanh thu thuần 31.623 tỷ đồng, giảm 48%. Nguyên nhân chủ yếu cho sự giảm doanh thu của tập đoàn do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm 75,3% còn 9.058 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ Vingroup vẫn đạt 5.846 tỷ đồng, tăng 63,8% so với cùng kỳ.

Như vậy, cổ phiếu VIC sẽ chuẩn bị được giao dịch ký quỹ (margin) trở lại trong thời gian tới. Trước đó, mã này bị cắt margin từ ngày 5/4 vì ghi nhận lỗ 7.558 tỷ đồng năm 2021. Nguyên nhân lỗ do tài trợ 6.072 tỷ đồng cho các hoạt động phòng chống Covid-19 và trích lập dự phòng 4.494 tỷ đồng để thanh toán cho các khoản phí trả cho các nhà cung cấp do kết thúc hợp đồng liên quan đến quyết định ngừng sản xuất xe để tập trung sang xe điện. Theo quy định, cổ phiếu của một công ty sẽ bị cắt margin khi ghi nhận lỗ trên BCTC bán niên hoặc BCTC năm.

Cổ phiếu VIC không được ký quỹ

KQKD bán niên nửa đầu năm.

Một trong những nguyên nhân giúp Vingroup có lãi trong nửa đầu năm là do doanh thu tài chính tăng gần 91% lên 21.090 tỷ đồng. Trong đó, đơn vị này đã ghi nhận lãi từ chuyển nhượng công ty con và các khoản đầu tư tài chính là 19.591 tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ. Ngoài ra, công ty còn ghi nhận thêm 4.976 tỷ đồng lãi từ các việc thanh lý tài sản. Tuy nhiên Vingroup đã phải chịu khoản lỗ ròng 1.180 tỷ đồng từ chênh lệch tỷ giá do có nhiều khoản nợ vay bằng USD.

Tại ngày 30/6, tổng tài sản của Vingroup đạt 528.958 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm. Trong đó, các khoản tiền và tương đương tiền là 42.209 tỷ đồng, gấp 2,3 lần số ngày 31/12/2021. Hàng tồn kho tăng 61% lên 80.978 tỷ đồng, chủ yếu là do tăng khoản mục bất động sản để bán đang xây dựng dở dang tăng 80,4%.

Các khoản phải thu ngắn hạn 45% lên 104.422 tỷ đồng, tăng 45%. Trong đó phải thu ngắn hạn của khách hàng đạt 20.688 tỷ đồng. Người mua trả tiền trước là 62.718 tỷ đồng, gấp 2,9 lần số đầu năm. Doanh thu chưa thực hiện là 7.278 tỷ đồng.

Nợ vay tài chính ở mức 156.873 tỷ đồng, tăng 28,5% so với số đầu năm trong đó 70,7% là nợ dài hạn. Dư nợ trái phiếu là 57.115 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 132.043 tỷ đồng, thấp hơn tổng nợ vay.

Kính gửi: QUÝ KHÁCH HÀNG

  • Căn cứ thông báo số 691/TB-SGDHCM ngày 04/04/2022 của Sở giao dịch chứng khoán TPHCM về việc ban hành danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.
  • Căn cứ thông báo công bố Danh mục chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ áp dụng từ ngày 06/04/2022 của Công ty cổ phần chứng khoán FUNAN.

Công ty cổ phần chứng khoán FUNAN xin trân trọng thông báo đến Quý khách hàng về việc loại cổ phiếu ra khỏi Danh mục chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ hiện hành như sau:

STT Mã CK Tổ Chức Phát Hành Sàn giao dịch
1 VIC Tập Đoàn VINGROUP - CTCP HSX

Thời gian áp dụng: từ ngày 06/04/2022.

Xem danh mục chứng khoán ký quỹ đính kèm.

Trân trọng./.

Kinh doanh Tài chính - Chứng khoán

  • Thứ tư, 5/10/2022 13:26 (GMT+7)
  • 13:26 5/10/2022

Nhiều cổ phiếu lớn và cổ phiếu nóng giai đoạn trước bị dừng cho vay ký quỹ, trong khi đó, VIC đã được đưa ra khỏi danh sách nhờ có lãi trở lại.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) mới công bố 62 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) trong quý IV.

Danh sách này bao gồm 19 mã thuộc diện bị cảnh báo: CIG, DLG, DXV, FLC, GAB, HAI, HNG, ITA, NVT, OGC, PIT, PTL, RDP, SCD, SMA, TCR, TNI, TTF, VOS.

18 thuộc diện bị kiểm soát AMD, AST, HAG, HOT, HU1, HU3, HVN, JVC, LHG, MCG, PMG , QBS, SII, SJD, TDH, TGG, UDC, VFG.

15 mã có lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính soát xét bán niên là số âm: AGM, ASP, BCE, HAS, KHP, LEC, MHC, POM, PSH, PTC, PVD, SBV, SJF, VDS, VIP.

Ngoài ra còn có một số trường hợp khác bị cắt margin do thời gian niêm yết dưới 6 tháng, có kết luận của cơ quan thuế về việc vi phạm thuế hay chậm công bố thông tin báo cáo kiểm toán 2021 quá 5 ngày làm việc.

Đáng chú ý nhất là việc cổ phiếu VIC của Vingroup đã được cấp margin trở lại do lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính soát xét bán niên là số dương.

Một số cái tên nóng trong danh sách phải nhắc đến nhóm FLC, GAB, HAI, thậm chí ROS không còn có tên trong danh sách do đã bị huỷ niêm yết bắt buộc từ 5/9. Một số cổ phiếu từng gây sốt như TGG của nhóm Louis; các mã JVC và NVT của nhóm DNP...

Cổ phiếu những doanh nghiệp lớn khác như HVN của Vietnam Airlines, HAG của Hoàng Anh Gia Lai vẫn tiếp tục bị cắt margin quý 4 do đang trong diện kiểm soát, LHG của Long Hậu dừng ký quỹ do chậm nộp báo cáo...

Trong đợt này cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) đã được cấp margin trở lại do tập đoàn lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính soát xét bán niên là số dương. Mã này đã bị khóa đòn bẩy từ ngày 5/4 do lỗ lớn trong năm ngoái.

Theo báo cáo soát xét bán niên công bố gần đây, tập đoàn đa ngành này ghi nhận lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 5.846 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ.

Việc được mở khóa được kỳ vọng giúp cho cổ phiếu VIC giao dịch tích cực hơn sau giai đoạn liên tục phá đáy vừa qua. VIC kết phiên 4/10 ở mức 57.000 đồng, giảm hơn 55% từ vùng đỉnh và về lại vùng giá hồi tháng 2/2018.

Huy Lê

cổ phiếu VIC margin Tp. Hồ Chí Minh Vingroup PVD Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức đòn bẩy chứng khoán

Bạn có thể quan tâm