Cơ quan tình báo Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tổng cục Tình báo
Hoạt động25 tháng 10, 1945[1] (71 năm, 254 ngày)
Quốc gia
Cơ quan tình báo Việt Nam
 
Việt Nam
Phục vụ
Cơ quan tình báo Việt Nam
 Quân đội Nhân dân Việt Nam
Phân loạiTổng cục (Nhóm 3)
Chức năngLà cơ quan Tình báo đầu ngành
Quy mô25.000 người
Bộ phận của
Cơ quan tình báo Việt Nam
 Bộ Quốc phòng (Việt Nam)
Bộ chỉ huyĐường Phạm Hùng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Các tư lệnh
Tổng cục trưởngPhạm Ngọc Hùng
Chính ủyDương Xuân Vinh
Chỉ huy
nổi tiếng
Các tướng lĩnh tiêu biểu:
  • Trần Hiệu
  • Đặng Vũ Chính
  • Nguyễn Như Văn
  • Nguyễn Chí Vịnh

Tổng cục Tình báo hay Tổng cục 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam được thành lập trên cơ sở Cục Tình/Quân báo (Cục 2), Bộ Quốc phòng năm 1995 và hoạt động theo Pháp lệnh tình báo do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký ngày 14 tháng 12 năm 1996 và nghị định 96/CP do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ngày 11 tháng 9 năm 1997.

Mục lục

  • 1Lịch sử hình thành
  • 2Nhiệm vụ
  • 3Lãnh đạo Tổng cục II
  • 4Tổ chức chính quyền
    • 4.1Cơ quan trực thuộc
    • 4.2Đơn vị cơ sở trực thuộc
  • 5Hệ thống cơ quan Tình báo trong Quân đội
  • 6Tổng cục trưởng qua các thời kỳ
  • 7Chính ủy qua các thời kỳ
  • 8Phó Tổng cục trưởng qua các thời kỳ
  • 9Phó Chính ủy qua các thời kỳ
  • 10Các tướng lĩnh tiêu biểu
  • 11Những điệp viên nổi tiếng
  • 12Phong tặng
  • 13Chú dẫn nguồn
  • 14Liên kết ngoài

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lực lượng Tình báo quân sự bắt nguồn từ phòng Tình báo Quân ủy hội do Hoàng Minh Đạo phụ trách, thành lập ngày 25 tháng 10 năm 1945 (được lấy làm ngày truyền thống của Tình báo Quốc phòng Việt Nam). Hoàng Minh Đạo (tên thật là Đào Phúc Lộc) được coi là thủ trưởng đầu tiên của ngành tình báo quân sự.
  • Theo sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 34 ngày 25 tháng 4 năm 1946, Điều thứ 10: "Tình báo cục" có nhiệm vụ trinh sát tình hình quân địch, tình hình quân đội của mình, và thu thập các tin tức lợi cho việc hành binh.
  • Tháng 9 năm 1946, Phòng Tình báo Quân ủy hội mở một lớp huấn luyện nghiệp vụ tại Sơn Tây, do đại tá Lâm Sơn (người Nhật), làm giảng viên về nghiệp vụ tình báo.
  • Cục Tình báo được thành lập ngày 20 tháng 3 năm 1947, thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam. Tháng 4 tháng 1950, Cục Tình báo giải thể.
  • Ngày 15 tháng 7 năm 1951, Cơ quan Tình báo Chiến lược của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với tên gọi Nha Liên lạc thuộc Thủ tướng Phủ được thành lập.
  • Ngày 10 tháng 6 năm 1957, Nha Liên lạc hợp nhất với Cục Quân báo - Bộ Tổng tham mưu thành Cục Tình báo - Cơ quan Tình báo Chiến lược toàn diện của Đảng và Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Năm 1995, Cục Tình báo được nâng cấp lên thành Tổng cục Tình báo trực thuộc Bộ Quốc phòng

Nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]

  • "Lực lượng tình báo thuộc Bộ Quốc phòng là lực lượng chuyên trách về công tác tình báo chiến lược hoạt động trên các lĩnh vực tình báo chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học kĩ thuật, công nghệ môi trường, văn hoá xã hội, thu thập và xử lý tin liên quan đến lợi ích quan trọng, sống còn của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, góp phần tham mưu cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, sách lược đối nội, đối ngoại và các chủ trương, kế hoạch, biện pháp, quyết sách để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược..." (Điều 1 chương 1 của nghị định 96/CP).
  • "Đối tượng và mục tiêu của lực lượng tình báo thuộc Bộ Quốc phòng là những nơi có tin tức, tài liệu liên quan đến nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó đặc biệt chú ý đến các quốc gia, tổ chức và các cá nhân ở trong nước và ngoài nước có âm mưu hoạt động, đe dọa chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam." (Điều 11, chương 2 của nghị định 96/CP).

Lãnh đạo Tổng cục II[sửa | sửa mã nguồn]

TTChức vụHọ tênĐảm nhiệmChức vụ trướcGhi chú
1 Tổng cục trưởng
Cơ quan tình báo Việt Nam
 Phạm Ngọc Hùng
Từ 2014 Phó Tổng cục trưởng [2][3]
2 Chính ủy Tổng cục
Cơ quan tình báo Việt Nam
 Dương Xuân Vinh
Từ 2009 Phó Tổng cục trưởng [3]
3 Phó Tổng cục trưởng
Cơ quan tình báo Việt Nam
 Dương Quốc Trung
Từ 2007 Trưởng phòng 75
4 Phó Tổng cục trưởng
Cơ quan tình báo Việt Nam
 Trần Bá Dũng
Từ 2011 Cục trưởng Cục 16 [4]
5 Phó Tổng cục trưởng
Cơ quan tình báo Việt Nam
 Nguyễn Chí Thành
Từ 2014 [3]
6 Phó Tổng cục trưởng
Cơ quan tình báo Việt Nam
 Phan Văn Việt
Từ 2015 Cục trưởng Cục 11 [3]
7 Phó Chính uỷ
Cơ quan tình báo Việt Nam
 Trần Việt Thắng
Từ 2009 Chủ nhiệm Chính trị Tổng cục

Tổ chức chính quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Văn phòng Tổng cục
  • Thanh tra Tổng cục
  • Phòng Tài chính
  • Phòng Khoa học Quân sự
  • Phòng Thông tin KHQS
  • Phòng Điều tra hình sự
  • Phòng Kinh tế
  • Phòng 72
  • Phòng 73
  • Phòng B
  • Phòng C
  • Phòng E
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục 11 [5] Thành lập: 3/7/1982 (35 năm, 3 ngày)
  • Cục 12 Thành lập: 5/2/1980 (37 năm, 151 ngày)[6]
  • Cục 16 (Cục Tình báo chiến lược về quân sự, kinh tế, chính trị, xã hội)
  • Cục 25
  • Cục 71 (Cục Trinh sát kỹ thuật)
  • Cục 72
  • Cục 80

Đơn vị cơ sở trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Học viện Khoa học Quân sự
  • Viện Cơ cấu chiến lược
  • Viện nghiên cứu chiến lược kỹ thuật thông tin viễn chinh (V34)
  • Viện 26
  • Viện 70 (Viện Nghiên cứu Chiến lược)
  • Viện 78
  • Viện 501
  • Trung tâm 72
  • Trung tâm 75
  • Trung tâm 701
  • Đoàn K3 (Đoàn Trinh sát - Đặc nhiệm)
  • Lữ đoàn 74[7]
  • Lữ đoàn 94
  • Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại
  • Trường Trung cấp Trinh sát
  • Công ty Newtaco
  • Công ty ứng dụng kĩ thuật công nghệ cao (HITABA-COM)
  • Tổng công ty Hatuco - Ngọc Vinh
  • Tổng công ty SECOTEX-PAdes1.1.8
  • Liên hợp Điện lực Bộ Quốc phòng
  • Bảo tàng Tổng cục II

Hệ thống cơ quan Tình báo trong Quân đội[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng.
  • Phòng quân báo thuộc các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục và tương đương.
  • Cụm quân báo phân chia theo các khu vực,dưới sự chỉ đạo của phòng quân báo

Tổng cục trưởng qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

TTHọ tên
Năm sinh-năm mất
Thời gian đảm nhiệmCấp bậc tại nhiệmChức vụ cuối cùngGhi chú
1 Hoàng Minh Đạo
(1923-1969)
1945-1947 Trưởng phòng Tình báo Quân ủy Hội
2 Trần Hiệu
(1914-1997)
1947-1950 Đại tá (1958) Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (1960-1984) Cục trưởng Cục Quân báo đầu tiên
3 Lê Trọng Nghĩa
(1922-2015)
1950-1951 Đại tá (1950) Cục trưởng Cục Quân báo
4 Trần Hiệu
(1914-1997)
1951-1960 Đại tá (1958) Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (1960-1984) Cục trưởng Cục Quân báo
5 Lê Trọng Nghĩa
(1922-)
1960-1962 Đại tá (1950) Cục trưởng Cục Quân báo
6 Phan Bình
(1934-1987)
1962-1987 Trung tướng (1974) Cục trưởng Cục Quân báo, Bộ Tổng Tham mưu Bí danh Ba Hùng
7 Nguyễn Như Văn
(1924-2001)
1987-1995 Trung tướng (1993) Cục trưởng Cục Quân báo, Bộ Tổng Tham mưu Bí danh Tư Văn
8 Đặng Vũ Chính 1995-2002 Trung tướng Tổng cục trưởng đầu tiên
9 Nguyễn Chí Vịnh
(1957-)
2002-2009 Thiếu tướng (1999)
Trung tướng (2004)
Thượng tướng (2011)
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2009-nay)
Bí danh Đàm Nhắc
10 Lưu Đức Huy 2009-2014 Trung tướng (2009)
11 Phạm Ngọc Hùng 2014-nay Trung tướng (2010)

Chính ủy qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

  • -2008, Trần Nam Phi, Trung tướng (2007)[8] Phó Tổng cục trưởng về chính trị
  • 2008-2009, Lưu Đức Huy, Thiếu tướng, Trung tướng (2009), Chính ủy Tổng cục 2.
  • 2009-nay, Dương Xuân Vinh, Trung tướng (2010) nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2

Phó Tổng cục trưởng qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

  • 2005-2009, Lưu Đức Huy, Thiếu tướng, Trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục 2
  • Lê Hoài Thanh, Thiếu tướng (2004)
  • -2009, Dương Xuân Vinh, Trung tướng (2010)
  • 2004-2014, Phạm Ngọc Hùng, Trung tướng (2010), Tổng cục trưởng Tổng cục II (2014-nay)
  • 2011-nay, Trần Bá Dũng, Thiếu tướng (2010), nguyên Cục trưởng Cục 16, Tổng cục II
  • 2007-nay, Nguyễn Minh Tân,[9] Thiếu tướng (2008), nguyên Trưởng phòng 73, Tổng cục 2
  • Nguyễn Chí Thành, Thiếu tướng
  • Phan Văn Việt, Thiếu tướng, nguyên Cục trưởng Cục 11, Tổng cục 2

Phó Chính ủy qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trần Việt Thắng,[10] Thiếu tướng (2009)

Các tướng lĩnh tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đỗ Văn Nghị, Thiếu tướng (2008), nguyên Cục trưởng Cục 25, Tổng cục 2
  • Đặng Trần Đức, Thiếu tướng (1990), nguyên Cục trưởng Cục 12, Tổng cục 2
  • Phùng Quang Định, Thiếu tướng, Viện trưởng Viện Cơ cấu chiến lược
  • Nguyễn Quang Trung, Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Chính trị, Tổng cục 2
  • Phan Sỹ Minh (sinh năm 1960), PGS.TS, Thiếu tướng (2012), Cục trưởng Cục 16 (2011-nay)
  • Dương Quốc Huy, Thiếu tướng, Viện trưởng Viện 34, Tổng cục 2
  • Phan Hải Quân, PGS.TS, Thiếu tướng (2007), Viện trưởng Viện 70, Tổng cục 2
  • Nguyễn Đức Long, Thiếu tướng (2011), Viện trưởng Viện 78.

Những điệp viên nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trần Hiệu (Vũ Văn Địch)
  • Vũ Ngọc Nhạ (Hai Long)
  • Phạm Xuân Ẩn (Hai Trung, X6)
  • Phạm Ngọc Thảo (Chín Thảo)
  • Lê Hữu Thúy (Năm Thúy)
  • Đặng Trần Đức (Ba Quốc)
  • Đinh Thị Vân (Đinh Thị Mậu)
  • Nguyễn Văn Quảng (Nguyễn Văn Minh, H3)
  • Thân Văn Đan Trường (Ki Nhóc.K3)

Phong tặng[sửa | sửa mã nguồn]

Danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Thời kì Đổi mới:[11]
  • Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng (ngày 4 tháng 3 năm 2008);
  • Cục 11, Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng (ngày 1 tháng 2 năm 2002);
  • Phòng 73, Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng (ngày 31 tháng 8 năm 2004);
  • Phòng 76, Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng (ngày 31 tháng 8 năm 2004);
  • Phòng 70, Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng (ngày 3 tháng 11 năm 2004);
  • Phòng 79, Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng (ngày 3 tháng 11 năm 2004);
  • Cục 16, Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng (ngày 21 tháng 12 năm 2005);
  • Đoàn K3, Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng (ngày 21 tháng 12 năm 2005);
  • C98, Cục 12, Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng (ngày 29 tháng 12 năm 2006).
  • Lữ đoàn 74, Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng (ngày 13 tháng 12 năm 2013);