Con viết chậm phải làm sao

Nói là một trong những quá trình phát triển quan trọng của một đứa trẻ. Việc chậm nói hay nói ngọng ở trẻ là một điều đáng lo lắng, khiến trẻ khó có thể hòa nhập với cuộc sống. Bác sĩ Trương Hữu Khanh tại bệnh viện Nhi Đồng 1 sẽ có những chia sẻ với ba mẹ về nguyên nhân và cách chữa trị khi trẻ chậm nói, nói ngọng.Thông thường, ba mẹ nên dựa theo những mốc phát triển khả năng nói để đánh giá trẻ có chậm nói hay không, quá trình như sau:

  • Từ 4 - 5 tháng: trẻ bắt đầu phát ra âm thanh ê a.
  • 12 tháng: trẻ dần nói được nhiều từ.
  • 18 tháng: ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh.

Bài viết liên quan: Tại sao trẻ 20 tháng tuổi vẫn chưa biết nói?

2Nguyên nhân trẻ chậm nói

Con viết chậm phải làm sao

Trẻ tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử là một trong những lí do chậm nói. Ảnh: unsplash

Theo bác sĩ Khanh, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ chậm nói:

  • Do cách sinh hoạt gia đình. Ba mẹ cho trẻ dùng điện thoại, tivi, máy tính bảng… quá nhiều; công việc quá bận rộn ít trò chuyện cùng con; ba mẹ không cho đi nhà trẻ và không được tiếp xúc với những trẻ nhỏ khác.
  • Do bệnh lý hoặc các vấn đề về tâm lý như chậm phát triển tâm thần vận động, chậm phát triển ngôn ngữ, tăng động hoặc tự kỷ.

3Biện pháp điều trị

Giai đoạn trẻ 15 tháng – 2 tuổi, nếu ba mẹ phát hiện trẻ có những dấu hiệu chậm nói, có thể điều trị tại nhà bằng cách thay đổi nếp sinh hoạt gia đình như:

  • Hạn chế cho trẻ dùng thiết bị điện tử, nếu sử dụng ba mẹ nên ở cạnh trẻ để tương tác, vừa chơi vừa học.
  • Cho con tiếp xúc với nhiều trẻ nhỏ khác hoặc đi nhà trẻ.

Trường hợp trẻ trên 2 tuổi nhưng vẫn không nói được hoặc nếu trẻ có dấu hiệu của tự kỷ hoặc tăng động như: nói chuyện không nhìn vào mắt mọi người, gan lỳ, phá phách mọi thứ, lao thẳng ra đường không sợ xe cộ… ba mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để khám, biết rõ chính xác bệnh và có biện pháp can thiệp vấn đề tâm ý kịp thời.

Con viết chậm phải làm sao

Trẻ chậm nói cần được đưa đến cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp. Ảnh: freepik

Những bệnh liên quan vấn đề tâm lý khiến trẻ chậm nói, phải cần thời gian dài giúp trẻ dần thay đổi. Mỗi mức độ sẽ có những biện pháp can thiệp khác nhau. Ba mẹ nên tham khảo thêm nhiều nguồn thông tin, nhiều tài liệu để có cách tốt nhất chữa trị cho trẻ.

Bệnh lý khiến chậm nói thông thường không phải nhập viện nếu trẻ vẫn hoạt động bình thường. Bác sĩ tâm lý sẽ tư vấn những biện pháp giúp trẻ cải thiện tại nhà, hoặc gửi đến các chuyên gia để tập nói. Bác sĩ Khanh cho hay tại bệnh viện Nhi đồng 1 có một nhóm bác sĩ, chuyên gia có thể điều trị cho trẻ chậm nói.

Con viết chậm phải làm sao

Khi trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử, ba mẹ cần bên cạnh chỉ dạy. Ảnh: freepik

Bác sĩ Khanh chia sẻ:

"Trẻ thường rất tập trung, không chạy nhảy nếu ba mẹ giao cho trẻ điện thoại, máy tính bảng hoặc ti vi, để ba mẹ có thể làm việc khác và không cần giữ trẻ.

Những thiết bị điện tử có thể giúp trẻ khám phá, tìm tòi nhiều thứ, nhưng nếu dùng sai cách thì cực kỳ nguy hiểm. Trẻ chỉ tiếp thu về mặt hình ảnh, không được đối thoại, tương tác trực tiếp, sẽ khiến trẻ chậm về ngôn ngữ và ít có giá trị để trẻ học hành.

Khi cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử, ba mẹ phải chú ý những vấn đề như: bảo vệ mắt trẻ, ba mẹ phải kết hợp vừa xem và vừa dạy, trò chuyện, tương tác với trẻ"

Bài viết liên quan: Biện pháp điều trị: Âm ngữ trị liệu cho trẻ là gì?

4Trẻ bị dính thắng lưỡi

Con viết chậm phải làm sao

Trẻ dính thắng lưỡi nếu phát hiện sớm chỉ cần tiểu phẫu đơn giản. Ảnh: freepik

Dính thắng lưỡi là một tật bẩm sinh. Thông thường bên dưới lưỡi có 1 dây thắng cho phép lưỡi chuyển động linh hoạt. Khi thắng dính lại thì trẻ sẽ bị nói ngọng.

Ba mẹ nên quan sát lưỡi của trẻ khi còn nhỏ, khoảng 3 tháng tuổi. Nếu phát hiện sớm ở giai đoạn này, việc tiểu phẫu khá đơn giản, nhanh chóng, có thể về trong ngày và không cần nằm viện. Tại chỗ bấm thắng lưỡi chỉ hơi đau nhẹ, trẻ vẫn có thể bú bình thường.

Bác sĩ Khanh thông tin tham khảo: chi phí điều trị dính thắng lưỡi ở bệnh viện Nhi đồng 1 khoảng dưới 500.000 đồng (không nằm viện).

Xem thêm:

  • Trẻ chậm mọc răng sữa: Nguyên nhân do đâu và cách xử trí?
  • Tiềm ẩn nguy cơ trẻ bị trật khuỷu tay do kéo tay đột ngột, cha mẹ nên xử trí đúng cách!
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói qua từng giai đoạn mà ba mẹ nên lưu ý trước khi quá muộn

Ba mẹ thường bận rộn với công việc của mình và có thể quên mất một điều rằng trẻ nhỏ rất cần ba mẹ bên cạnh vào giai đoạn đang phát triển. Việc ba mẹ dành nhiều thời gian ở cạnh con, trở thành những người bạn và giúp trẻ lớn lên là điều cực kỳ quan trọng. Hy vọng rằng AVAKids đã cung cấp cho ba mẹ những kiến thức bổ ích để giáo dục, nuôi dưỡng con phát triển và hoàn thiện.

Ngọc Hà tổng hợp từ youtube Alobacsi