Cúng chuối cho ông địa đặt chuối như thế nào

Thần Tài được cho là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. Cúng Thần Tài rất phổ biến trong giới kinh doanh, họ cúng Thần Tài quanh năm. Tuy nhiên ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm được dân gian xem là ngày vía Thần Tài .

Bàn thờ Thần Tài (đi kèm với Ông Địa) là một chiếc khám nhỏ, sơn son thếp vàng. Trên bàn thờ nhất định phải có tượng Thần Tài, Ông Địa bằng sứ để thờ. Ngoài ra còn cần hũ gạo, muối, nước; lọ hoa; bát nhang; đĩa bày trái cây và khay 5 chén nước.

Lễ vật thường mua: 1 bình hoa, 1 con tôm, 1 con cá quả nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu để cúng lấy vía Thần Tài cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt. Dân gian cũng truyền rằng, Thần Tài rất thích món heo quay, chuối chín vàng.

Người đời cứ nghĩ rằng ông địa là khỉ thích ăn chuối, nhưng kỳ thật không phải thế, ông là một vị thần rất từ bi thương yêu chúng sinh, thương dân chúng. 

Cúng chuối cho ông địa đặt chuối như thế nào

TỪ BI THƯƠNG CHÚNG SINH

NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT 

Khi xưa dân chúng nghèo đói không có các thứ khác để cúng ông địa, ông địa thấy rằng nhà ai cũng có rất nhiều chuối, chuối khi ấy của dân chúng chín đầy nhưng chẳng ai thèm ăn bỏ vương bỏ phí, vì thế mà ông Địa mới nói rằng ta rất thích ăn chuối. Bởi ông thấy dân chúng không có gì để cúng nên ông mới nói vậy để cho dân chúng có cơ hội tạo phước. 

Dân chúng thấy ông nói ông thích ăn chuối thì mọi người thi nhau cúng chuối cho ông, và từ đó mới có tục thờ ông địa bằng chuối.

Chúng ta thử nghĩ xem, một vị thần nhỏ bé như ông địa mà chúng ta cúng dường cũng còn có phước to lớn huống chi là cúng dường Phật-Pháp-Tăng (Tam Bảo) thì phước báo còn lớn đến chừng nào?

Đến ngay một tiểu thần như ông địa còn thương yêu chúng sinh mà tạo lập phương tiện cho chúng sinh có cơ hội tạo phước như vậy thì chư Phật Bồ Tát còn thương chúng sinh gấp vạn ức lần.

Thế thì chúng ta phải biết rằng Phật-Bồ Tát hay bất kỳ vị thánh nhân nào cũng đều không hề muốn chúng sinh quá lãng phí vào việc mua sắm các đồ lễ cúng quá lãng phí. Chúng ta tu theo Phật thì việc cúng chỉ là hình tướng để tỏ lòng tôn kính Phật-Tiên-Trời-Đất-Thánh-Thần thôi, nên càng đơn giản bao nhiêu thì càng thanh tịnh bấy nhiêu.

Việc cúng dường chư Phật-Bồ Tát chân thật nhất chính là chúng ta phải y giáo phụng hành, y giáo ở đây chính là y theo lời giáo huấn của Phật mà thực hành để có thể giác ngộ giải thoát.

Phật thương chúng sinh còn hơn cha mẹ thương con

Ví như con cái của chúng ta đang ở trong lao tù chịu nhiều thống khổ thì lòng mẹ chẳng thể nào yên, nếu con cái chúng ta thoát khỏi lao ngục thì lòng mẹ vui mừng hơn bao giờ hết. Vậy nên việc chân thật cúng dường chư Phật chính là chúng ta phải chân thật tu hành, chân thật buông xả cầu giải thoát thì đó là sự cúng dường trên tất cả mọi cúng dường vậy.

SỰ GIẢI THOÁT CỦA CHÚNG TA CHÍNH LÀ SỰ CÚNG DƯỜNG TO LỚN ĐỐI VỚI CHƯ PHẬT BỒ TÁT. Trong Kinh Vô Lượng Thọ có nói: DÙ CHO CÚNG DƯỜNG HẰNG SA THÁNH, KHÔNG BẰNG KIÊN DÕNG CẦU CHÁNH GIÁC chính là ý này.

Và sự cúng dường chân thật thứ hai đó chính là chúng ta phải thường thực hành tu thập thiện nghiệp đạo, từ tâm chẳng giết hại, thường tin sâu nhân quả thì như vậy chính là sự cúng dường Tam Bảo một cách chân thật chứ không phải chúng ta cứ mãi chạy theo hình tướng để quá lãng phí làm hao tổn phước của chính mình. 

Chúng sinh không tạo ác nghiệp mà thường làm 10 điệu thiện thì chư Phật Bồ Tát thường vui mừng hoan hỷ tán thán, như vậy thì chính là sự cúng dường chư Phật một cách chân thật rồi.

Nên phương tiện của các bậc Thánh nhân tạo lập đều rất đơn giản, đơn sơ mà phước lợi vô cùng vậy.

Các đàn lễ cúng càng đơn giản càng tốt. Và mua chỉ nên mua đủ chứ không nên mua quá nhiều mà tốn kém.  Tamlinh.org luôn khuyến khích mọi người thường cúng dường Tam Bảo dù chỉ 1000đ với tâm thành rồi đem công đức đó hồi hướng cho khắp 10 phương pháp giới chúng sinh thì phước lợi đó so với phước lợi cúng dường 100 tỷ là như nhau.

Phước lớn hay nhỏ là do tâm lượng của chúng ta lớn hay nhỏ

Nếu cúng dường mà chỉ cầu cho cá nhân chúng ta hoặc cầu cho gia đình người thân của chúng ta thì phước đó rất nhỏ, còn chúng ta dùng tâm đại từ bi bao trùm pháp giới thì công đức đó là không thể nghĩ bàn, đó chính là tâm lượng rộng lớn vậy.

Nếu chúng ta là những người Phật tử chân chính thì nhất định phải học theo chư vị Tổ sư tôn đức khi xưa đã tu hành ra sao, các chư tôn đức khi xưa sống đời thanh đạm đơn sơ, ít muốn biết đủ, và sự tạo lập phương tiện của các ngài giúp chúng sinh có cơ hội kết thiện duyên với Phật cũng sẽ ko tốn kém nhiều để cho hết thẩy chúng sinh dù nghèo hay giàu cũng đều có cơ hội mà gieo trồng hạt giống đạo, hạt giống kim cang bất hoại.

Chọn loại quả phù hợp bày biện trên mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên, thần phật sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn. Quả chuối có thắp hương được không là thắc mắc của không ít người, cùng tìm hiểu qua bài viết.

Xem thêm các loại quả cúng:

  • Quả na có thắp hương được không? Nên thắp hương mấy quả?
  • Quả đào có thắp hương được không? Nên thắp hương mấy quả?

Nội dung chính trong bài

  • Quả chuối có thắp hương được không?
  • Quả chuối có thể thắp hương vào dịp nào?
  • Nên thắp hương nải chuối mấy quả?
  • Cách bài trí nải chuối thắp hương trên bàn thờ
  • Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết với nải chuối
  • Những lưu ý khi thắp hương với nải chuối?

Quả chuối có thắp hương được không?

Tục thờ cúng thắp hương tổ tiên, thần phật là tín ngưỡng tốt đẹp từ xa xưa của người Việt. Trong đó ông cha ta rất chú ý đến việc lựa chọn loại trái cây phù hợp để thắp hương. Thông thường người ta kiêng những trái cây có nhiều gai như mít, sầu riêng hoặc những loại quả có vị đắng cay, chua; quả có mùi hương quá nồng; quả giả làm bằng nhựa… không dùng để thắp hương, cúng bái. Chuối là loại quả rất quen thuộc với người Việt Nam, một trong những thắc mắc của nhiều người đó là quả chuối có thắp hương được không. Câu trả lời chắc chắn là có. Dùng chuối thắp hương còn mang theo nhiều ý nghĩa tốt lành.

Chuối được coi là một trong các loại trái cây được phổ biến nhất thế giới, và không thể thiếu được ở Việt Nam. Chuối có nhiều loại, được chế biến thành nhiều kiểu, nhiều cách ăn, như có thể ăn chuối chín, chuối xanh nấu canh, chuối sấy khô… Và cũng bởi sự thông dụng của chuối, cộng thêm hình dáng nải chuối khá đặc biệt nên chuối rất phù hợp và được ưa thích dùng để thắp hương trên bàn thờ.

Hình ảnh nải chuối tượng trưng cho bàn tay của Phật, nên cúng bái, thắp hương bằng chuối thể hiện mong muốn các vị thần linh, gia tiên sẽ che chở, phù hộ cho gia đình. Nải chuối ngửa lên còn giống như bàn tay hứng lấy nắng sương, đọng thành quả ngọt với ý nghĩa may mắn, bao bọc và chở che.

Bởi vậy, trong bất kỳ ngày lễ truyền thống nào của Việt Nam, hầu hết các gia đình đều chọn thắp hương bằng chuối.

Xem thêm:

Số lượng hoa quả thắp hương bao nhiêu? Thắp hương 2 loại quả được không?

Quả cam có thắp hương được không? Nên thắp hương mấy quả?

Cúng chuối cho ông địa đặt chuối như thế nào

Quả chuối có thể thắp hương vào dịp nào?

Bất kể dịp lễ, Tết cần thờ cúng nào đều có thể thắp hương bằng chuối. Chuối thường là lựa chọn đầu tiên cho mâm ngũ quả người dân miền Bắc khi Tết đến xuân về. Ngoài ra, các dịp trong năm như mùng 1, ngày rằm âm lịch; thắp hương hàng ngày trên bàn thờ thần tài, ông địa; thắp hương ngày giỗ, tiệc cúng thôi nôi; tiệc trung thu,… đều có thể dùng chuối. Việc thờ cúng, thắp hương với nải chuối có thể mang đến nhiều phước lành cho gia chủ.

Cúng chuối cho ông địa đặt chuối như thế nào

Nên thắp hương nải chuối mấy quả?

Một trong những tiêu chí mà nhiều người chọn chuối thờ cúng là số lượng quả. Về ý nghĩa tâm linh, ông cha ta từ xưa thường chọn số lẻ để cắm hoa và bày quả trên bàn thờ. Lý do là bởi quan niệm xưa cho rằng số lẻ là số dương, tượng trưng cho sự may mắn, còn số chẵn là số âm – tượng trưng cho những điều xui xẻo. Do đó khi cắm hoa hay bày đĩa hoa quả cúng bàn thờ gia tiên, thần phật, thần tài, ông địa… thì mọi người thường chọn số lẻ.

Chính vì thế, nhiều người kỹ tính còn đếm quả lẻ, quả chẵn ở nải chuối khi mua để thờ. Những nải chuối có quả lẻ được người ta mua nhiều nhất nên thường có giá cao hơn nhiều các nải có quả chẵn. Cứ đến dịp Tết, những nải chuối quả lẻ từ 15 – 17 – 19 – 21… sẽ có giá cao ngất ngưởng, nải có số quả lẻ thì càng nhiều quả càng đắt.
Số quả tuy quan trọng, nhưng vẫn cần chọn được nải chuối đẹp, quả đẫy đà, căng bóng, đều quả nữa.

Cúng chuối cho ông địa đặt chuối như thế nào

Cách bài trí nải chuối thắp hương trên bàn thờ

Bàn thờ gia tiên thường được bày trí, hướng ra cửa chính là hướng Nam, thì phía tay trái là hướng Đông, phía tay phải là hướng Tây.

Qua đó, bày trí bình hoa bên tay trái (Hướng Đông) và mâm Quả bên tay phải (Hướng Tây) trên bàn thờ.
Hướng Đông đặt bình hoa tượng trưng cho mùa xuân đơm hoa.

Hướng Tây tượng trưng cho mùa Thu – Thu liễm – nơi kết trái. Theo quan niệm và ý nghĩa của tục lệ này, mâm ngũ quả phải đặt ở hướng tây, có nghĩa là bên tay phải của các cụ để tiện dùng.

Theo quan niệm này, nếu đứng từ phía cửa nhà nhìn về phía bàn thờ thì nải chuối thắp hương sẽ được bày bên trái và lọ hoa bày bên phải bàn thờ. Nếu đang bày trí ngược lại thì gia chủ nên sửa để việc thờ cúng được đúng phong thủy hơn.

Cúng chuối cho ông địa đặt chuối như thế nào

Tin hay về quả chuối:

  • Những chất dinh dưỡng có trong quả chuối
  • 3 loại chuối thơm ngon nhất hiện nay bạn nên thưởng thức

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết với nải chuối

Nải chuối to và lòng rộng rất được ưa thích bày mâm ngũ quả. Để bày được một mâm ngũ quả đẹp, nên chú ý những điều dưới đây:

Đầu tiên, đặt nải chuối xuống dưới cùng của mâm. Việc này sẽ ngụ ý rằng nải chuối giơ tay nâng đỡ toàn bộ các quả còn lại, nó thể hiện cho sự đùm bọc, sung túc và bình an trong cả năm.

Tiếp theo sẽ chọn quả Phật thủ hoặc quả bưởi màu vàng, sau đó trang trí thêm một số loại quả xung quanh mâm ngũ quả ngày Tết. Ví dụ như: xoài, đu đủ, thanh long, cam, quýt… Mỗi loại quả sẽ mang một ý nghĩa riêng và tùy thuộc vào nhu cầu trang trí mà lựa chọn. Không cần thiết câu nệ về việc chuẩn bị mâm ngũ quả như “cầu sung vừa đủ xài”… mà tùy vào việc chuẩn bị của mình, miễn sao nó xuất phát từ lòng thành tâm của gia chủ.

Cúng chuối cho ông địa đặt chuối như thế nào

Những lưu ý khi thắp hương với nải chuối?

Nhìn chung chuối là loại quả có thể sử dụng để thắp hương lên thần phật, tổ tiên để tỏ lòng thành kính. Khi thắp hương bằng chuối, bạn cần chú ý một số điều sau:

Chuối đặt lên bàn thờ thắp hương nên mua cả nải nguyên và đều đặn. Khi bày chọn chuối để bày mâm ngũ quả, tốt nhất nên chọn nải to, cong quả để bày cho đẹp, sang trọng. Các quả trong cùng một nải nên đều nhau, xanh mướt, không được chín. Vì chuối chín tuy có màu vàng đẹp nhưng lại nhanh hỏng, không thể giữ thờ trong thời gian lâu được. Hơn nữa, mâm ngũ quả có 5 màu sắc tượng trưng cho Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng). Nải chuối xanh trong mâm ngũ quả tượng trưng cho hành Mộc, vì thế nếu thờ bằng chuối chín vàng sẽ không còn đúng nghĩa.

Nên chọn chuối tiêu thắp hương nếu bày mâm ngũ quả thay vì chuối tây, vì chuối tiêu nải to, quả cong nhìn đẹp mắt, dễ ôm chặt các loại quả khác khi được gài lên. Còn chuối tây thường chỉ có nải nhỏ, hợp bày ở ban thờ Phật hoặc Đền, Chùa.