Đánh giá lâm sàng nghĩa là gì năm 2024

Xét nghiệm cận lâm sàng là các thủ tục y tế được thực hiện giúp chẩn đoán và theo dõi bệnh, đánh giá khả năng đáp ứng với điều trị.

Xét nghiệm cận lâm sàng là gì?

Xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện trực tiếp từ các dụng cụ y tế được áp dụng trong suốt quá trình khám, điều trị và theo dõi bệnh. Đối với bác sĩ trực tiếp điều trị, xét nghiệm cận lâm sàng được xem là cách thức hỗ trợ đắc lực, nhất là trong các bệnh cảnh triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể không rõ ràng.

Đánh giá lâm sàng nghĩa là gì năm 2024

Có các loại xét nghiệm cận lâm sàng nào?

Có nhiều loại xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện với nhiều cách thức khác nhau như:

Theo mục đích

Các xét nghiệm cận lâm sàng được phân loại theo mục đích sử dụng. Các chỉ định xét nghiệm được thực hiện từ yêu cầu của bác sĩ với mục đích như: chẩn đoán, sàng lọc và đánh giá được hiệu quả đáp ứng điều trị của bệnh.

Theo phương pháp

Hầu hết các xét nghiệm cận lâm sàng có từng phương pháp kiểm tra riêng và có thể được phân loại thành một trong các nhóm phổ quát sau:

Đánh giá lâm sàng nghĩa là gì năm 2024

- Định tính các thành phần trong bệnh phẩm như: nước tiểu, máu, dịch tiết,…

- Định lượng các chất sinh hóa như: máu, nước tiểu, dịch tiết,...

- Nuôi cấy vi sinh, để xác định sự hiện diện hay vắng mặt của vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm.

- Đánh giá điện học: điện cơ, đo điện tim, điện não.

- Hình ảnh bằng sóng siêu âm như: tim, khớp, thai,…

- Hình ảnh bằng phóng xạ, như: X-Quang, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, ổ bụng,…

- Hình ảnh bằng từ trường như: chụp cộng hưởng ở não, khớp,…

- Phân tích hình ảnh ở mức độ tế bào bằng sinh thiết.

- Quan sát hình thái nội soi như: hô hấp, tiêu hóa,…

Vị trí lấy mẫu

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm được phân loại theo vị trí lấy mẫu bệnh phẩm hay cơ quan, nội tạng cần thám sát, bao gồm:

- Xét nghiệm máu: Tế bào, sinh hóa, vi sinh

- Xét nghiệm nước tiểu: Tế bào, sinh hóa, vi sinh

- Xét nghiệm đàm, phân hay các chất tiết khác của cơ thể như: dịch dạ dày, dịch màng phổi,...

- Khảo sát chức năng và hình thái của tim mạch, não, các tạng trong ổ bụng như: Siêu âm, X-Quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, nội soi.

- Khảo sát hình thái và cấu trúc của xương khớp: X-Quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ.

Đánh giá lâm sàng nghĩa là gì năm 2024

4. Thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng có nguy cơ gì không?

Bất kỳ xét nghiệm cận lâm sàng nào cũng đều tiềm ẩn những rủi ro cho người bệnh như: lấy máu làm xét nghiệm, nhất là khi lấy nhiều lần, có thể gây đau đớn, tâm lý sợ hãi cho người bệnh; nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ khi chụp X-Quang, nguy cơ khi gây tê, sinh thiết,... Trong tất cả các trường hợp, việc thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng không được tự ý mà luôn có chỉ định của Bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵 𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website trên toàn Hệ Thống Y Khoa Diamond để được hỗ trợ.

Chỉ số lâm sàng là một phương pháp đánh giá và đo lường hiệu quả của dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa trên các tiêu chí và tiêu chuẩn lâm sàng. Chỉ số này được sử dụng để đo lường mức độ chất lượng và hiệu quả của việc cung cấp chăm sóc sức khỏe trong các cơ sở y tế, bao gồm bệnh viện, phòng khám, và các tổ chức y tế khác.

Các chỉ số lâm sàng thường được xây dựng dựa trên các tiêu chí quan trọng như tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tái nhập viện, tỷ lệ biến chứng, sự hài lòng của bệnh nhân, và sự tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định chuyên môn. Những chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả của việc chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh nhân, và có thể được sử dụng để so sánh chất lượng giữa các cơ sở y tế khác nhau. Chỉ số lâm sàng được tính toán và báo cáo bằng cách sử dụng các phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu. Kết quả được thông báo cho cộng đồng y tế và công chúng để cung cấp thông tin về chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đánh giá hiệu quả của hệ thống y tế.

Bài tin này tập trung việc cung cấp những thông tin cơ bản trong việc xác định và phân loại các chỉ số lâm sàng được sử dụng để cải tiến chất lượng trong chăm sóc y tế.

2. Các loại chỉ số lâm sàng

2.1. Các chỉ số dựa trên tỷ lệ so với các chỉ số đặc biệt nghiêm trọng

Chỉ số dựa trên tỷ lệ sử dụng dữ liệu về các sự cố dự kiến ​​sẽ xảy ra với một tần suất. Chúng có thể được biểu thị dưới dạng tỷ lệ hoặc ước lượng, hoặc giá trị trung bình cho một tập hợp mẫu. Để so sánh giữa các nhà cung cấp dịch vụ hoặc xu hướng theo thời gian, các chỉ số dựa trên tỷ lệ cần cả tử số và mẫu số chỉ rõ quần thể có nguy cơ xẩy ra sự cố và khoảng thời gian trước đó sự cố có thể diễn ra.

Chỉ số đặc biệt nghiêm trọng nhận biết các sự cố đơn lẻ hoặc hiện tượng không mong muốn xẩy ra, và luôn thúc đẩy việc mở rộng phân tích điều tra thêm. Mỗi sự cố sẽ thúc đẩy việc điều tra nguyên nhân gốc rễ. Sự cố đặc biệt nghiêm trọng (sentinel events) đại diện cho mức độ quản lý kém về hiệu suất và chúng thường được sử dụng trong quản trị rủi ro.

Đánh giá lâm sàng nghĩa là gì năm 2024

Bảng 2 là ví dụ về phân loại giữa chỉ số dựa trên tỷ lệ và chỉ số nghiêm trọng. Các chỉ số đo lường này có thể chung hoặc theo bệnh cụ thể, và liên quan đến cấu trúc, quá trình, hoặc kết quả đầu ra (xem phân loại).

Đánh giá lâm sàng nghĩa là gì năm 2024

2.2. Các chỉ số liên quan đến cấu trúc, quá trình và kết quả

Các chỉ số cấu trúc

'Cấu trúc' đề cập đến các đặc điểm của hệ thống y tế ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dịch vụ trong việc đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của từng bệnh nhân hoặc cộng đồng. Các chỉ số cấu trúc mô tả loại và số lượng nguồn lực được sử dụng bởi hệ thống y tế hoặc bởi tổ chức để cung cấp các chương trình và dịch vụ, và chúng liên quan đến sự hiện diện hoặc số lượng nhân viên, khách hàng, tài chính, giường bệnh, nguồn cung ứng và các tòa nhà.

Đánh giá lâm sàng nghĩa là gì năm 2024

Các chỉ số quá trình

Các chỉ số quá trình đánh giá những gì nhà cung cấp đã làm cho bệnh nhân và mức độ hoàn thành của nó. Các quá trình là một loạt các hoạt động liên quan đến nhau được thực hiện để đạt được các mục tiêu. Các chỉ số quá trình đo lường các hoạt động và nhiệm vụ trong quá trình chăm sóc của bệnh nhân.

Các chỉ số kết quả

Chỉ số kết quả là tình trạng sức khỏe hoặc các sự kiện xảy ra sau khi được chăm sóc và có thể bị ảnh hưởng bởi việc chăm sóc y tế. Một chỉ số kết quả lý tưởng sẽ mô tả toàn diện ảnh hưởng của các quá trình chăm sóc đối với sức khỏe và phúc lợi của bệnh nhân và quần thể. Các chỉ số kết quả trung gian phản ánh những thay đổi trạng thái sinh học làm ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc sức khỏe sau đó. Một số trường hợp xuất hiện chỉ có thể được đánh giá sau nhiều năm (ví dụ: khả năng sống sót sau 5 năm của bệnh ung thư).

2.3. Các chỉ số đo lường chung và các chỉ số đo lường bệnh cụ thể

Các chỉ số đo lường chung đo lường các khía cạnh chăm sóc có liên quan đến hầu hết bệnh nhân, trong khi các chỉ số đo lường bệnh cụ thể là chẩn đoán bệnh đặc hiệu và đo lường các khía cạnh chăm sóc cụ thể liên quan đến các bệnh cụ thể. Cả hai loại chỉ số đo lường này đều có thể tập trung vào cấu trúc, quá trình hoặc kết quả.

Đánh giá lâm sàng nghĩa là gì năm 2024

3. Hệ thống đo lường chỉ số chất lượng lâm sàng/chất lượng bệnh viện áp dụng trên thế giới; tại Việt nam và tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108.

Tại Hoa Kỳ, chương trình chỉ số chất lượng mang tên AHRQuality Indicators được điều phối bởi Tổ chức nghiên cứu sức khỏe và chất lượng (AHRQ) sử dụng hệ thống công nghệ thông tin mã nguồn mở, trực tuyến và tự động phân tích (phần mềm v2022.0.1 AHRQ QI software) chỉ dành riêng quyền truy cập cho hệ thống các bệnh viện tại Hoa Kỳ. AHRQuality Indicators được thiết lập với 04 nhóm chỉ số chất lượng, bao gồm: (1) nhóm chỉ số chất lượng phòng ngừa; (2) nhóm chỉ số chất lượng bệnh nhân nội trú; (3) nhóm chỉ số an toàn người bệnh; (4) nhóm chỉ số chất lượng nhi khoa.

Tại Úc, chương trình chỉ số lâm sàng ACHS được điều phối bởi Hội đồng tiêu chuẩn sức khỏe Úc (ACHS, Australian Council on Healthcare Standards). Chương trình được thiết lập, theo dõi và đo lường với hơn 300 chỉ số chất lượng lâm sàng thu thập từ hơn 650 tổ chức chăm sóc sức khỏe trên toàn nước Úc.

Tại Việt Nam, ngày 29/11/2016 Bộ Y tế ban hành Quyết định số 7051/QĐ-BYT về việc Hướng dẫn xây dựng thí điểm một số chỉ số cơ bản đo lường chất lượng bệnh viện được áp dụng tại các bệnh viện công lập và tư nhân. Danh mục Bộ chỉ số đo lường chất lượng bệnh viện tập trung xây dựng thí điểm dựa trên 06 khía cạnh đo lường: (1) năng lực chuyên môn, 02 chỉ số; (2) an toàn, 04 chỉ số; (3) hiệu suất, 04 chỉ số; (4) hiệu quả, 02 chỉ số; (5) hướng đến nhân viên y tế, 03 chỉ số và (6) hướng đến người bệnh, 01 chỉ số.

Ngày 1/4/2022, Giám đốc bệnh viện TƯQĐ108 đã ban hành Quyết định số 1136/QĐ-BV về việc Hướng dẫn đánh giá một số chỉ số cơ bản đo lường chất lượng bệnh viện. Tại quyết định này, 24 chỉ số đo lường được thiết lập tập trung vào 06 khía cạnh đo lường hoạt động của bệnh viện với các thành tố đánh giá là đầu vào, quá trình và đầu ra của quá trình cung cấp dịch vụ khám bệnh tại bệnh viện. Bao gồm: (1) năng lực chuyên môn, 05 chỉ số; (2) an toàn, 06 chỉ số; (3) hiệu suất, 04 chỉ số; (4) hiệu quả, 04 chỉ số; (5) hướng đến nhân viên y tế, 03 chỉ số và (6) hướng đến người bệnh, 02 chỉ số.

Đánh giá lâm sàng nghĩa là gì năm 2024

Hình 1. Ban quản lý Chất lượng bệnh viện là đơn vị triển khai chương trình hướng dẫn xây dựng và đo lường các chỉ số

lâm sàng/chất lượng bệnh viện.

4. Lời kết

Các chỉ số lâm sàng (CIs, Clinical Indicators) được sử dụng để đánh giá về cấu trúc, quá trình và kết quả điều trị. CIs được mô tả dựa trên tỷ lệ hoặc giá trị trung bình, cung cấp cơ sở định lượng cho việc cải tiến chất lượng chăm sóc người bệnh trong các cơ sở y tế hoặc cung cấp nguồn dữ liệu cho cơ quan giám sát, sử dụng để xác định các sự cố y khoa xẩy ra trong quá trình chăm sóc làm bằng chứng rút kinh nghiệm trong hệ thống y tế. CIs được sử dụng để đánh giá các khía cạnh của dịch vụ khám chữa bệnh dựa trên cấu trúc, quy trình hoặc kết quả của quá trình chăm sóc y tế.

Không thể đo lường chất lượng chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế nếu thiếu việc thiết lập và sử dụng các chỉ số đo lường chất lượng lâm sàng. CIs tạo cơ sở cho việc cải tiến chất lượng và lựa chọn những vấn đề ưu tiên để thực hiện trong các hệ thống chăm sóc y tế. Để đảm bảo rằng các chỉ số lâm sàng là đáng tin cậy và có giá trị trong thực hành lâm sàng, chúng phải được thiết kế, định nghĩa, và được thực hiện một cách nghiêm ngặt dựa trên các bằng chứng y khoa chắc chắn. Như vậy, các chỉ số dựa trên bằng chứng lâm sàng mới dự đoán kết quả điều trị của bệnh nhân và là thước đo chất lượng thực sự trong các cơ sở y tế.

Tài liệu tham khảo

1. The Australian Council on Healthcare Standards. ACHS 2020 Clinical Indicator Program Information. http://www.achs.org.au

2. Collopy BT. Clinical indicators in accreditation: an effective stimulus to improve patient care. Int J Qual Health Care 2000; 12(3): 211-216.

3. Jan Mainz. Defining and classifying clinical indicators for quality improvement. International Journal for Quality in Health Care 2003; Volume 15, Number 6: 523–530.

Đánh giá lâm sàng là gì?

Khám lâm sàng là hoạt động thăm khám cơ bản ban đầu, giúp theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện bất thường. Bác sỹ chỉ khám qua nhìn, sờ, gõ, nghe,... vào các bộ phận cơ thể, chưa có can thiệp xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh. Do đó, khám lâm sàng là bước khám đầu tiên sử dụng trong thăm khám tất cả các bệnh.

Chẩn đoán cận lâm sàng là gì?

1.2 Khám cận lâm sàng Khám sức khỏe cận lâm sàng là một khâu nằm trong quy trình khám sức khỏe định kỳ, nó bao gồm nhiều kỹ thuật như: Chụp X-quang, Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI),… Kỹ thuật y học cận lâm sàng là sự hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.

Thử nghiệm tiền lâm sàng là gì?

Thử nghiệm lâm sàng là các nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng của một loại thuốc hay liệu pháp can thiệp mới trên người. Những người tình nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng để đánh giá các can thiệp y khoa bao gồm thuốc, sinh phẩm, phẫu thuật, thiết bị y tế, can thiệp tâm lý và liệu pháp dự phòng.

Xét nghiệm phi lâm sàng là gì?

Khám phi lâm sàng là một khâu nằm trong quy trình khám sức khỏe cho thú cưng. Bước khám này bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau như: chụp X-quang, nội soi, siêu âm, xét nghiệm,...