Đau lưng, đau bụng dưới khi mang thai

Đau lưng, đau bụng dưới là tình trạng phổ biến mà hầu như mẹ bầu nào cũng phải trong thai kỳ. Tuy không gây nguy hiểm nhưng triệu chứng này mang đến không ít phiền phức cho chị em. Vậy có biện pháp nào giúp mẹ bỉm sữa cải thiện tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai?

Đau lưng, đau bụng dưới khi mang thai

Theo các chuyên gia, phụ nữ có biểu hiện đau bụng dưới và đau lưng khi mang thai mà không có thêm triệu chứng nghiêm trọng khác, thì nguyên nhân có thể là do:

Tăng cân nhanh

Từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, cân nặng của người mẹ tăng nhanh chóng. Cùng với đó, thai nhi phát triển ngày càng lớn sẽ gây sức ép lên vùng lưng, xương chậu và đường cong cột sống. Đặc biệt càng gần ngày sinh thì những cơn đau lưng ngày càng gia tăng khiến thai phụ mệt hơn.

Thay đổi tư thế

Bụng bầu “vượt mặt” không chỉ gây cản trở nhiều hoạt động thường ngày mà còn khiến mẹ bầu cảm thấy không thoải mái. Chính vì vậy, thai phụ phải thay đổi tư thế liên tục. Thêm vào đó, áp lực đè nén của thai nhi sẽ khiến cho dây thần kinh, mạch máu tại khu vực lân cận bị chèn ép, gây ra các cơn đau nhức tại lưng trải rộng ra cả vùng bụng dưới.

Thay đổi hormone

Khi mang thai, hormone estrogen do buồng trứng tiết ra tăng vọt, kết hợp với hormone thai kỳ (như relaxin) có tác dụng làm khung chậu giãn nở để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Sự thay đổi này khiến các dây chằng bị nhão ra, từ đó gây nên những cơn đau nhói vùng lưng, đau bụng dưới ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bà bầu.

Các vấn đề bệnh lý

Phần lớn tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai là hiện tượng cơ học thông thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó là dấu hiệu bệnh lý xảy ra với chị em trong thời kỳ mang thai. Cụ thể như:

  • Sỏi thận: Thường gây đau bụng dưới bên trái, đau âm ỉ ở thắt lưng và lan ra một số vị trí khác như vùng hông, quanh rốn.
  • Mang thai ngoài tử cung: Thai làm tổ ngoài tử cung khiến vòi trứng bị căng giãn quá mức, gây đau tức và khó chịu ở bụng, lưng. Tình trạng này cần sớm được can thiệp sớm để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm đến với mẹ bầu.
  • Bệnh xương khớp: Cơn đau xuất hiện nhiều hơn ở vùng lưng, đau tăng lên mỗi khi thay đổi tư thế… thì có thể liên quan đến các vấn đề xương khớp. Điển hình như thoái hóa cột sống lưng, đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm.
  • Các bệnh về phần phụ: Thường gặp nhất là u nang buồng trứng, viêm âm đạo hay viêm cổ tử cung. 
  • Ngoài ra, đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai còn có thể do các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đầy bụng, khó tiêu hay những cơn co thắt giả.

2. Cách khắc phục tình trạng đau bụng dưới và đau lưng khi mang thai

Đau lưng, đau bụng dưới khi mang thai

Đối với trường hợp bà bầu bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai do sinh lý và không có biểu hiện gì nghiêm trọng, mẹ hãy “ghi nhớ” những lưu ý dưới đây để giúp cơ thể thoải mái hơn.

2.1. Hạn chế đi lại, vận động quá nhiều

Mẹ bầu thường được khuyến khích nên đi lại và vận động để hỗ trợ tốt hơn cho kỳ sinh nở. Tuy nhiên, nếu đi lại quá nhiều hoặc tập những động tác mạnh sẽ khiến áp lực dồn nén lên các khớp xương nhiều hơn. Đặc biệt càng về cuối thai kỳ, mẹ nên hạn chế đi lại và vận động quá nhiều. Tốt nhất mỗi ngày bạn chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng khoảng 5 – 10 phút sẽ giúp sinh nở thuận lợi hơn.

2.2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Trong thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể mẹ thường tăng lên để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là tăng cường nhóm dưỡng chất tốt cho xương. Đây là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tình trạng đau lưng trong thai kỳ.

  • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm như: nấm, thịt bò, tôm, cua, ngũ cốc nguyên hạt… 
  • Tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất sắt như: lòng đỏ trứng gà, tim cật heo, thịt bồ câu, các loại đậu…
  • Các loại trái cây giàu vitamin C như: nho, cam, táo, chuối, lê, bơ…
  • Nên uống 2-2,5 lít nước/ngày, bao gồm sữa, nước trái cây, nước đun sôi để nguội.

Với những mẹ bị thiếu canxi nặng, có thể bổ sung từ các loại thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ.

2.3. Dành thời gian nghỉ ngơi

Mẹ bầu nên sắp xếp công việc hợp lý để có khoảng thời gian nghỉ ngơi thoải mái. Hạn chế làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Khi cảm thấy khó chịu, mẹ hãy nằm xuống nhẹ nhàng để cơ thể ở trạng thái thả lỏng. Điều này sẽ giúp cơn đau dịu đi sau một thời gian ngắn.

2.4. Dùng gối cho bà bầu

Bụng bầu to dần lên khiến chị em không thể ngủ ở tư thế thoải mái. Để cải thiện vấn đề này, mẹ bầu có thể sử dụng gối chuyên dụng dành riêng cho phụ nữ mang thai. Những chiếc gối này được thiết kế có phần đệm đỡ bụng, giúp mẹ nằm ngủ thoải mái hơn mà không phải lo lắng vùng thắt lưng bị chèn ép. Ngoài ra, mỗi khi ngồi, mẹ cũng có thể kê một chiếc gối nhỏ sau lưng sẽ giúp mẹ thấy thoải mái hơn và cải thiện tình trạng đau lưng, đau bụng dưới khi mang thai.

2.5. Xoa bóp vùng đau nhức

Phương pháp này có tác dụng giảm đau và đem lại cảm giác dễ chịu ngay sau khi thực hiện. Mẹ có thể nhờ người thân hoặc đến các cơ sở chuyên nghiệp để massage toàn thân, đánh tan các cơn đau nhức mỏi và giúp cơ thể thoải mái hơn. 

3. Khi nào nên thăm khám bác sĩ?

Đau lưng, đau bụng dưới khi mang thai

Thăm khám thai định kỳ là việc rất cần thiết trong quá trình mang bầu. Điều này không chỉ giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi mà còn phát hiện những bất thường và có hướng giải quyết kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và con. Ngoài những lần khám thai định kỳ trên, khi thấy một số biểu hiện bất thường dưới đây, mẹ bầu nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa sản để được hỗ trợ kịp thời:

  • Đau bụng dữ dội hoặc kéo dài dai dẳng
  • Xuất hiện tình trạng chảy máu
  • Sốt cao, mê sảng, người ớn lạnh
  • Khó chịu khi đi tiểu
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau bụng và lưng kèm theo mệt mỏi, chán ăn, vùng kín ngứa,…

Trên đây là các nguyên nhân và một số biện pháp giảm đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai mẹ nên lưu ý. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho mẹ bầu trong thời kỳ thai nghén và vượt cạn thành công.

Nếu còn câu hỏi gì về về tình trạng đau bụng dưới và đau lưng khi mang thai - Mẹ bầu hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử để được giải đáp miễn phí nhé.

Đau bụng thai kỳ là tình trạng thường gặp ở nhiều bà bầu. Thông thường, các cơn đau bụng là vô hại nhưng cũng có trường hợp, nó cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe, mẹ bầu không được chủ quan.

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng. Trong đó có thể kể đến một vài nguyên nhân chính dưới đây.

Xảy ra khi trứng được thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng. Các triệu chứng của nó thường đến sớm, khoảng tuần thứ 4 – thời điểm bạn vừa biết mình mang bầu.

Nên đi khám nếu bạn có những biểu hiện: bụng hoặc xương chậu đau nhói, âm đạo ra máu (có màu đỏ hoặc nâu, ra liên tục hoặc cách quãng), các cơn đau trầm trọng hơn khi bạn di chuyển hoặc ho… Nếu không được can thiệp kịp thời, thai lạc vị hay mang thai ngoài tử cung có khả năng bị vỡ, đe dọa đến sức khỏe thai phụ.

Sảy thai tự nhiên xảy ra phổ biến trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ. Âm đạo ra máu là dấu hiệu cảnh báo sớm, tiếp theo là tình trạng đau bụng kéo dài trong vài giờ đồng hồ hoặc vài ngày. 

Thai phụ có thể bị ra máu nặng hoặc nhẹ, tùy trường hợp. Cơn đau bụng xuất hiện bất ngờ lên hoặc liên tục, từ trung bình đến đau nhói và cảm giác đau lan xuống vùng lưng dưới và xương chậu.

Đau lưng, đau bụng dưới khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng trong thai kỳ

Nên đi khám sớm nếu thai phụ xuất hiện những dấu hiệu sau trong quý II hoặc quý III:

  • Gia tăng dịch tiết âm đạo hoặc thay đổi dịch (dịch trở nên đặc hoặc có lẫn máu…);
  • Âm đạo ra máu nhỏ giọt hoặc như ngày cuối của kỳ kinh;
  • Đau bụng, xuất hiện những cơn co cơ kéo dài hơn một giờ đồng hồ, dù không kèm theo đau;
  • Tăng áp lực lên khung xương chậu;
  • Đau lưng dưới, nhất là bạn chưa từng bị đau lưng bao giờ.

Xem thêm: Thai sản trọn gói

Là tình trạng nguy hiểm trong thai kỳ với nhiều biểu hiện đa dạng:

  • Nhau thai bị đứt có khả năng gây ra máu đột ngột và dễ dàng khi quan sát.
  • Một số trường hợp khác, ra máu không phải là triệu chứng đầu tiên; thay vào đó, thai phụ sẽ bị vỡ nước ối trước khi có dấu hiệu ra máu.

Ngoài ra, còn xuất hiện những triệu chứng chung là: tử cung mềm, cơn co cơ thường xuyên và không dứt, giảm hoạt động của thai. Thai phụ nên đi khám sớm nếu phải đối mặt với những biểu hiện kể trên.

Có thể gây rối loạn mạch máu, ảnh hưởng đến những cơ quan trong cơ thể như thận, gan và nhau thai. Sau tuần thứ 20, thai phụ có khả năng mắc tiền sản giật nếu có huyết áp cao, protein trong nước tiểu; sưng phù ở mặt, quanh mắt, sưng nhẹ ở tay và đột nhiên phù ở chân và mắt cá chân. Nếu mắc tiền sản giật nặng, thai phụ sẽ bị đau căng bụng trên, đau đầu trầm trọng, thị giác thay đổi, buồn nôn và nôn.

Đau lưng, đau bụng dưới khi mang thai

Tiền sản giật có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai: nhiễm khuẩn bàng quang, đau và nóng rát khi tiểu; đau bụng dưới và khó chịu ở xương chậu; tiểu nhiều và tiểu không kiểm soát; nước tiểu có mùi chua, vẩn đục như đám mây và có thể lẫn với máu có thể là nguyên nhân gây đau bụng thai kỳ ở bà bầu.

Nếu đi khám nếu thai phụ có các biểu hiện kể trên vì nếu không, nhiễm trùng đường tiểu có khả năng dẫn tới nhiễm trùng bàng quang, ảnh hưởng đến thận và gây sinh non.

Triệu chứng khi thận đã bị nhiễm khuẩn: sốt cao, ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi; đau ở lưng dưới hoặc một bên xương sườn (có khi là cả hai bên); nôn và buồn nôn, nước tiểu có lẫn máu.

Bên cạnh những nguyên nhân nguy hiểm kể trên, có một vài nguyên nhân gây đau bụng thai kỳ gồm:

Gây nên tình trạng khó chịu, đau bụng trong một thời điểm nhất định của thai kỳ. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn hoặc do thai nhi lớn lên, gây sức ép lên dạ dày và ruột, khiến hệ tiêu hóa bị yếu đi.

Dẫn tới đau ở một hoặc cả hai bên bụng dưới, ở háng và thường xuất hiện trong quý II của thai kỳ. Thời kỳ này, các dây chằng bị giãn ra do phải nâng đỡ trọng lượng mỗi ngày mỗi to của thai nhi.

Cơn đau khởi phát khi thai phụ đột ngột thay đổi vị trí như lúc trở dậy khỏi giường, đứng lên từ một chiếc ghế hoặc khi ho hay lúc bước ra khỏi bồn tắm. 

Ngoài ra, cơn đau cũng xuất hiện sau một ngay hoạt động nhiều, sau khi đi dạo hoặc tham gia các bài thể dục. Nên đi khám nếu cơn đau còn tái diễn ngay cả khi bạn đã tìm cách nghỉ ngơi.

Còn được gọi là cơn chuyển dạ giả. Đến tuần thứ 37 (hoặc trước đó), các cơn co này có thể xuất hiện thường xuyên, liên tục và gây đau bụng. Nên đi khám nếu cơn co kèm theo đau lưng dưới; cơn co kéo dài hơn một giờ đồng hồ dù nó không gây đau hoặc bất kỳ dấu hiệu nào nghi là chuyển dạ sớm.

Dù là nguyên nhân nào thì những cơ đau bụng cũng đều ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ bầu. Mẹ không được chủ quan vì nó có thể nguy hiểm đến thai nhi. Khi cảm thấy đau bụng, tốt nhất mẹ nên đi khám ngay để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phương pháp khắc phục hiệu quả, bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con./.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/