Đau lưng kinh nguyệt và mang thai

Đối với một số phụ nữ, thời kỳ kinh nguyệt sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến cơ thể của như đau bụng dưới, đau lưng khiến cho chị em cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Vậy vì sao bạn bị đau lưng khi có kinh nguyệt? Hãy tìm hiểu đáp án cho tình trạng đó qua bài viết sau.

1. Vì sao bạn bị đau lưng khi có kinh nguyệt - nguyên nhân khách quan

Trên thực tế, hiện tượng đau lưng của phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt được có thể được gây ra bởi nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có một số liên quan đến những bệnh lý phụ khoa mà người phụ nữ gặp phải, như:

Hội chứng tiền kinh nguyệt [PMS]

Đây là hội chứng mà hầu hết các chị em sẽ gặp phải mỗi khi kỳ kinh nguyệt đến. Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể xuất hiện trong một tuần trước kỳ kinh và kết thúc khi kỳ kinh đến, bao gồm những triệu chứng thường gặp như:

Các cơn đau tức ngực có thể xuất hiện khi phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt

  • Xuất hiện những cơn đau tức ngực.

  • Đầy hơi, táo bón hoặc có hiện tượng tiêu chảy.

  • Tình trạng chuột rút ở vùng bụng.

  • Đau đầu.

  • Tâm trạng, cảm xúc của chị em không được ổn định.

Trong thời kỳ kinh nguyệt, một số phụ nữ, tình trạng viêm nhiễm tăng cao gây nên hiện tượng đau thắt lưng dữ dội. Một cuộc nghiên cứu đã được thực hiện bởi các chuyên gia đã chỉ ra rằng dấu hiệu viêm nhiễm xảy ra cao hơn ở một số chị em là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ bị chuột rút vùng bụng và đau thắt lưng cao hơn những chị em bình thường.

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt [PMDD]

Đây là một tình trạng nghiêm trọng của hội chứng PMS, những triệu chứng rối loạn này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của chị em. Bạn có thể nhận diện hiện tượng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt thông qua những triệu chứng phổ biến như:

  • Nổi mụn trứng cá, xuất hiện dị ứng hoặc các chứng viêm nhiễm khác.

  • Tâm sinh lý thay đổi thất thường, có cảm cảm xúc tiêu cực như lo lắng, trầm cảm,... hoặc có những biến đổi tâm lý nghiêm trọng.

  • Xuất hiện những tình trạng bất thường về thần kinh như chóng mặt, tim đập nhanh,...

  • Xuất hiện những triệu chứng liên quan đến tiêu hóa như buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy,...

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt gây ra hiện tượng tâm sinh lý bất ổn

Cũng giống như hội chứng PMS, các chị em mắc phải rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt có thể xảy ra tình trạng đau thắt lưng một cách nghiêm trọng nếu như có sự gia tăng của viêm nhiễm. Ở một số trường hợp, đau thắt lưng là di chứng của các triệu chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt như nôn mửa, tiêu chảy hoặc áp lực vùng chậu.

Đau bụng kinh

Đây là một dấu hiệu đặc trưng của phụ nữ khi bước vào kỳ kinh nguyệt. Khi tình trạng này xảy ra, tử cung của phụ nữ sẽ gia tăng sự co bóp so với bình thường. Chính điều này có thể gây ra hiện tượng chuột rút dữ dội ở các chị em, sau đó khiến cho cơ thể bị suy nhược.

Chị em khi bị mắc chứng đau bụng kinh thì có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau vùng bụng dưới.

  • Các cơn đau dữ dội lan xuống phần chân.

  • Đau thắt vùng dưới thắt lưng.

  • Buồn nôn, nôn ói hoặc tiêu chảy.

  • Nhức đầu, chóng mặt.

Chứng đau bụng kinh có thể là đáp án cho câu hỏi “vì sao bạn bị đau lưng khi có kinh nguyệt”

Trong thời kỳ xảy ra kinh nguyệt, các mô trong niêm mạc tử cung bị bong tróc bởi sự co bóp với tần suất cao của tử cung. Khi đó, nội tiết tố Prostaglandin đóng vai trò như một loại hormone của cơ thể và kích thích tử cung hoạt động, co bóp nhiều hơn.

Khi nội tiết tố Prostaglandin có sự thay đổi thất thường hoặc dư thừa sẽ khiến chị em thường rơi vào trạng thái mệt mỏi và khó chịu. Trong đó, việc dư thừa Prostaglandin có thể gây ra những cơn co thắt mạnh ảnh hưởng đến phần lưng của chị em. Những cơn đau đó thường chỉ ở mức nhẹ, âm ỉ nhưng ở một số trường hợp, những cơn đau lại trở nên dữ dội và có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của họ.

Lạc nội mạc tử cung

Đây là một bệnh lý phụ khoa khác gây ra ảnh hưởng lớn đến chị em khi đến kỳ kinh. Lạc nội mạc tử cung tiêu biểu cho sự di chuyển sai lệch của niêm mạc tử cung, chúng dịch chuyển đi ra các cơ quan khác trong tiểu khung.

Bệnh lý này có thể khiến cơ thể gặp phải một số vấn đề như:

  • Chức năng của các cơ quan bị rối loạn.

  • Vùng bụng đau dữ dội.

  • Xuất hiện sẹo.

Lạc nội mạc tử cung có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưng khi có kinh nguyệt ở phụ nữ

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh lý phụ khoa này là:

  • Xuất hiện cảm giác đau vùng chậu ngoài kỳ kinh nguyệt.

  • Vùng chậu xuất hiện tình trạng đau mãn tính, nhất là trong và sau quá trình quan hệ tình dục.

  • Kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn so với bình thường.

  • Tình trạng đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng, trong đó gồm có cả đau vùng lưng dưới.

Tình trạng đau lưng do bệnh lý lạc nội mạc tử cung so với hội chứng PMS và PMDD có sự không tương đồng. Những cơn đau do lớp nội mạc tử đi lạc ra ngoài tử cung là những cơn đau xoáy mạnh và khó có thể khống chế bằng các phương pháp thông thường như massage hoặc nắn chỉnh xương. Khi gặp phải bệnh lý này, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thời điều trị tránh bệnh trở nặng.

U xơ tử cung

Những khối u xơ tử cung cũng là có thể là nguyên nhân gây hiện tượng đau lưng khi có kinh nguyệt và những cơn đau dữ dội khác.

Trên thực tế, những khối u đó có thể tự tiêu biến mà không cần có sự can thiệp y tế, bao gồm các khối u xơ gây ra ảnh hưởng lớn đối với cơ thể. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chỉ định thực hiện phương pháp phẫu thuật cắt bỏ đối với một số trường hợp.

2. Nguyên nhân chủ quan trả lời vì sao bạn bị đau lưng khi có kinh nguyệt

Ngoài những yếu tố khách quan đến từ các bệnh lý phụ khoa, thì chứng đau lưng khi có kinh cũng có thể gây nên bởi:

Lạm dụng quá nhiều chất kích thích trước kỳ kinh nguyệt có thể là nguyên nhân gây đau lưng khi có kinh

  • Trước kỳ kinh nguyệt, chị em sử dụng chất kích thích như: cà phê, rượu bia,... quá nhiều.

  • Sử dụng nhiều muối trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

  • Trong kỳ hành kinh, chị em hoạt động thể lực quá sức.

  • Chị em có chế độ sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi không khoa học.

Những yếu tố trên có thể khiến nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ bị thay đổi thất thường, gây nên những triệu chứng đau nhức hoặc rối loạn trong kỳ kinh. Bởi vậy, để cơ thể thoát khỏi tình trạng mệt mỏi và khó chịu trong những ngày hành kinh, chị em hãy giữ cho mình lối sống và sinh hoạt lành mạnh, ăn uống và nghỉ ngơi một cách điều độ.

Trên đây là những nguyên dân dẫn đến tình trạng đau lưng trong kỳ kinh nguyệt. Hy vọng rằng bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi vì sao bạn bị đau lưng khi có kinh nguyệt. Tuy đây có thể chỉ là một biểu hiện thường gặp khi bạn bước vào giai đoạn này nhưng cũng không nên chủ quan.

Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì hãy đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Hoặc có thể tham khảo Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC của chúng tôi để được hưởng dịch vụ y tế tốt nhất. Hotline 1900565656.

Hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra một số triệu chứng gần giống với những triệu chứng của thời kỳ đầu mang thai. Do đó, một số phụ nữ gặp khó khăn trong việc xác định xem mình có thai hay sắp bắt đầu hành kinh. Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt ở nhiều tính chất. Các triệu chứng này cũng có thể khác nhau ở mỗi người. Nhưng thường bao gồm căng tức ở ngực, cơn co thắt ở bụng và thay đổi tâm trạng.

Hội chứng tiền kinh nguyệt [Premenstrual syndrome] là một nhóm các triệu chứng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, các triệu chứng này xảy ra trước kỳ kinh nguyệt một đến hai tuần. Chúng thường dừng lại bạn bắt đầu hành kinh.

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt có thể rất giống với lúc thời kỳ đầu mang thai. Nhưng một số trường hợp dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt vẫn có thể nhận ra và thay đổi theo từng đối tượng.

Phân biệt các triệu chứng tiền kinh nguyệt với dấu hiệu mang thai

Đau vú

Những thay đổi ở vú là một triệu chứng phổ biến của cả hội chứng tiền kinh nguyệt và giai đoạn đầu mang thai. Những thay đổi có thể bao gồm: Đau, căng tức, sưng to hoặc nhạy cảm khi chạm vào vú. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này khác nhau ở mỗi người.

Tuy nhiên, ở những người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt, các triệu chứng liên quan đến vú thường nổi bật nhất ngay trước lúc hành kinh. Bạn có thể cảm thấy mô vú gồ ghề và dày đặc hơn. Ngoài ra, còn có căng tức ngực và đau âm ỉ. Cơn đau thường cải thiện trong kỳ kinh nguyệt. Hoặc ngay sau khi kết thúc kinh nguyệt, lúc nồng độ hormone progesterone của bạn giảm xuống. 

Trong thời kỳ đầu mang thai, ngực có thể mềm khi chạm vào. Ngoài ra, hai bên vú có thể tăng kích thước. Vùng mô xung quanh núm vú có thể đau. Các triệu chứng về vú khi mang thai bắt đầu từ 1 hoặc 2 tuần sau khi thụ thai. Và có thể kéo dài cho đến khi sinh con.

Thay đổi đặc điểm của vú giữa tiền kinh nguyệt và mang thai

Ra huyết âm đạo

Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào? Bạn có thể theo dõi và nhận ra sự khác biệt liên quan đến vấn đề ra huyết âm đạo.

Đối với một số phụ nữ, một trong những dấu hiệu mang thai đầu tiên là chảy máu âm đạo ít hoặc vệt đốm. Máu thường có màu hồng hoặc nâu sẫm. Điều này thường xảy ra từ 10 đến 14 ngày sau khi thụ thai. Tình trạng này thường chỉ kéo dài trong một hoặc hai ngày. Vì vậy nó sẽ ngắn hơn so với chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Nhiều trường hợp không bị chảy máu khi mang thai.

Hội chứng tiền kinh nguyệt thường không gây chảy máu từng vệt đốm. Mặc dù kinh nguyệt có thể rất ít vào ngày đầu tiên. Thông thường, hành kinh kéo dài trong 4 hoặc 5 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt gây mất máu đáng kể hơn so với thai kỳ.

Mệt mỏi

Hormone progesterone tăng lên trong máu khi sắp có kinh nguyệt góp phần gây ra cảm giác mệt mỏi. Triệu chứng thường biến mất khi kỳ kinh bắt đầu. Đối với phụ nữ bị kinh nguyệt ra nhiều, tình trạng mệt mỏi quá độ có thể kéo dài trong suốt kỳ kinh. Đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Tập thể dục có thể giúp bạn cải thiện giấc ngủ và giảm mệt mỏi.

Mệt mỏi cũng là một triệu chứng phổ biến của thời kỳ đầu mang thai. Và thường kéo dài trong suốt 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Một số phụ nữ cảm thấy mệt mỏi trong suốt 9 tháng. Khó ngủ và tiểu đêm thường xuyên có thể khiến tình trạng mệt mỏi khi mang thai trở nên trầm trọng hơn. Để giúp cơ thể giải quyết tình trạng này, hãy cố gắng ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi nhiều hơn.

Ngủ đủ giấc cải thiện triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt

Thay đổi tâm trạng

Cảm thấy cáu kỉnh, lo lắng, buồn bã, hoặc tức giận, thường gặp ở cả giai đoạn đầu mang thai và những ngày trước khi có kinh.

Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt ở đặc điểm nếu tâm trạng thay đổi kéo dài và kèm theo trễ kinh, điều này có thể cho thấy có thai. Các triệu chứng tiền kinh nguyệt thường biến mất khi bạn bắt đầu có kinh nguyệt.

Đáng quan tâm khi cảm giác buồn dai dẳng có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Nếu tâm trạng lo lắng hoặc buồn bã kéo dài trong hơn 2 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ sớm.

Buồn nôn

Trong khi khó chịu nhẹ về tiêu hóa có thể xảy ra ngay trước kỳ kinh nguyệt, buồn nôn và nôn không phải là triệu chứng điển hình của tiền kinh nguyệt.

Tuy nhiên, ốm nghén là những triệu chứng phổ biến của thời gian đầu mang thai. Buồn nôn ảnh hưởng đến 80 phần trăm của phụ nữ mang thai. Những cơn buồn nôn thường bắt đầu một tháng sau khi bạn mang thai.

Nôn có thể có hoặc không kèm theo buồn nôn. Thông thường, các triệu chứng này giảm dần khi bạn mang thai được 4 đến 6 tháng. Ốm nghén có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều bị ốm nghén.

Ốm nghén là dấu hiệu mang thai sớm cần chú ý

Thèm ăn và chán ghét thức ăn

Tăng cảm giác thèm ăn và thèm ăn là các triệu chứng phổ biến của thai kỳ. Nhưng chúng cũng có thể xảy ra với hội chứng tiền kinh nguyệt. Vậy dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt liên quan đến tình trạng này là gì?

Nhiều phụ nữ trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tăng cảm giác thèm ăn. Đặc biết đối với thức ăn ngọt hoặc béo. Hoặc các bữa ăn giàu carbohydrate. Những thay đổi trong hormone estrogen và progesterone có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn ngay trước kỳ kinh.

Một số phụ nữ mang thai thèm ăn những đồ không phải thực phẩm. Chẳng hạn như đất đá hoặc cát. Đây được gọi là hội chứng Pica. Ngoài ra còn gọi là chứng ăn bậy. Hội chứng Pica là được xem như một rối loạn ăn uống. Bất cứ ai nghi ngờ mắc phải rối loạn Pica nên tìm gặp  bác sĩ để được tư vấn.

Bạn có thể thèm một vài món ăn đặc biệt. Nhưng không thích hoặc khó chịu khi nhìn hoặc ngửi thấy mùi của vài món ăn nào đó. Mặc dù có thể bạn đã từng rất thích trước khi có thai. Dấu hiệu không thích thực phẩm ít phổ biến hơn ở những trường hợp tiền kinh nguyệt.

Co thắt vùng bụng 

Cơn co thắt ở bụng có thể xuất hiện ở cả hội chứng tiền kinh nguyệt và thai kỳ. Cơn co thắt ở bụng trong thời kỳ đầu mang thai tương tự như đau bụng kinh. Nhưng chúng có thể xảy ra ở phần hông bên trái. Những cơn co thắt này có thể kéo dài từ nhiều tuần đến nhiều tháng trong thai kỳ.

Cơn co thắt ở bụng khi mang thai và tiền kinh nguyệt có khác nhau không?

Cách tốt nhất để phân biệt hội chứng tiền kinh nguyệt và có thai là gì?

Khi có những triệu chứng trên, điều quan trọng là phải biết nguyên nhân vì sao chúng xuất hiện. Nếu bạn đang mang thai, phát hiện càng sớm, bạn sẽ nhận được sự chăm sóc và theo dõi phù hợp.

Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào? Cách tốt nhất để biết sự khác biệt giữa các triệu chứng của tiền kinh nguyệt và giai đoạn đầu mang thai là thử thai. Trễ kinh là một trong những dấu hiệu mang thai rõ ràng nhất. Trong trường hợp nghi ngờ mang thai, bạn nên dùng que thử thai tại nhà.

Nếu kết quả là dương tính, hãy hẹn gặp bác sĩ để xác nhận tình trạng mang thai và lên kế hoạch cho thời gian sắp tới. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, nhưng vẫn không có kinh nguyệt trong vòng 1 hoặc 2 tuần kể từ ngày phải có kinh nguyệt, bạn cũng nên đến bệnh viện kiểm tra.

Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt làm sao nhận biết? Mặc dù có nhiều triệu chứng tiền kinh nguyệt tương tự như thai kỳ, nhưng đặc điểm của những dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt. Bằng cách đơn giản thử thai tại nhà, bạn có thể xác định nguyên nhân của những dấu hiệu này từ rất sớm. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường, điều quan trọng là bạn nên nhận được sự tư vấn từ bác sĩ để có hướng xử trí thích hợp.

Video liên quan

Chủ Đề