Đầu ở hạ vị là gì

Đau vùng hạ vị là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể. Triệu chứng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp chúng ta có phương pháp điều trị hiệu quả, giảm triệu chứng đau vùng hạ vị.

Đau vùng hạ vị là tình trạng đau xảy ra ở vùng dưới rốn, mức độ đau có thể khác nhau tùy vào nguyên gây bệnh. Các cơn đau có thể xuất phát từ vùng hạ vị và lan sang các vị trí khác của cơ thể như hông, lưng…

Đau vùng hạ vị là tình trạng đau xảy ra ở vùng dưới rốn, mức độ đau có thể khác nhau tùy vào nguyên gây bệnh.

1. Đau hạ vị do nguyên nhân gì?

Đau vùng hạ vị không phải là bệnh mà chỉ là một biểu hiện của bệnh lý nào đó trong cơ thể.  Đau hạ vị có thể là do:

  • Rối loạn tiêu hóa: Vùng bụng dưới đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn. Người bệnh sẽ cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, phân bị táo…
  • Mắc bệnh viêm ruột thừa: Đây là tình trạng ruột thừa bị tắc nghẽn do sỏi thận, dị vật đẫn đến viêm, sưng và nhiễm trùng ruột thừa. Cơn đau hạ vị do viêm ruột thừa lúc đầu âm ỉ nhưng về sau rất dữ dội. Bệnh còn kèm theo một số biểu hiện như buồn nôn, chán ăn, sốt, táo bón…
  • Do viêm đại tràng: Viêm đại tràng là tình trạng viêm, loét xảy ra ở vùng ruột già của cơ thể. Các cơn đau bụng do viêm đại tràng gây ra thường xuất phát từ vùng hố chậu và lan đến vùng giữa bụng dưới rốn. Bệnh kèm theo một số biểu hiện như tiêu chảy, phân có chất nhầy…

Đau hạ vị do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, nguy hiểm nhất là ung thư đại tràng

  • Nhiễm trùng đường tiểu: Đây là tình trạng các vi khuẩn đi vào lỗ tiểu và gây viêm. Nhiễm trùng đường tiểu là một nhóm bao gồm một số bệnh lý như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận,… Ngoài triệu chứng đau hạ vị, bệnh còn có biểu hiện như người lạnh, sốt cao, buồn nôn…
  • Ung thư đại tràng: Đây là bệnh lý ác tính nguy hiểm nhất có biểu hiện đau ở vùng bụng. Các cơn đau do ung thư đại tràng gây ra có thể bắt đầu từ bụng trên và lan xuống vùng bụng dưới rốn và các vị trí khác của cơ thể. Bệnh kèm theo một loạt các biểu hiện như chướng bụng, đầy hơi, đại tiện ra máu, sút cân không rõ nguyên nhân…

Ngoài ra nếu nữ giới bị đau vùng hạ vị còn có thể là do mắc một số bệnh như:

  • U nang buồng trứng: Đây là tình trạng các túi dịch xuất hiện buồng trứng. Bệnh gây ra những cơn đau ở vùng thắt lưng, vùng đùi và lan rộng ra các vị trí khác, trong đó có vùng bụng dưới rốn. Ngoài ra, bệnh còn có biểu hiện như chướng bụng, kinh nguyệt thất thường, buồn nôn…

Ở nữ giới, đau hạ vị có thể là do u nang buồng trứng hoặc các bệnh lý phụ khoa khác

  • U xơ cổ tử cung: Đây là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều khối xơ trong cổ tử cung. Bệnh có một số biểu hiện như đau lưng, đau bụng, mắc tiểu thường xuyên….
  • Mang thai ngoài tử cung: Tình trạng mang thai ngoài tử cung cũng gây ra các con đau vùng bụng dưới kèm theo các triệu chứng khác như xuất huyết âm đạo, mệt mỏi…

2. Cách điều trị đau vùng hạ vị

Tùy vào loại bệnh gây đau vùng hạ vị và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày nhằm hồi phục nhanh chóng tình trạng sức khỏe.

Để giảm dần triệu chứng đau hạ vị và loại bỏ sớm bệnh ra khỏi cơ thể, người bệnh cần chú ý đi khám ngay khi có dấu hiệu này. Việc thăm khám đúng lúc sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán sớm bệnh, điều trị kịp thời, hiệu quả cao.

Thai ngôi đầu được cho là thai ngôi thuận, dấu hiệu mẹ có thể sinh thường. Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp bắt buộc phải sinh mổ do ảnh hưởng nhiều yếu tố.

Thai ngôi đầu là gì? Bạn biết không ngôi thai quyết định mẹ sẽ sinh thường hay sinh mổ đấy. Ngôi thai thai đầu hay còn gọi là ngôi thuận chiếm hơn 95%, ngôi ngược khoảng 4%, ngôi ngang dưới 1%. Trong đó, 40% ngôi ngược là thai non tháng.

Theo thống kê, 95% các mẹ mang thai đều có thai ngôi đầu

Thai ngôi đầu là đáng mừng hay đáng lo? Khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ ba, ngôi thai đầu được xem là ngôi thai thuận lợi thuận nhất cho việc sinh tự nhiên. Thai nhi ở vị trí này luôn về âm hộ của mẹ, mông thai nhi hướng về ngực mẹ, tư thế giúp bé dễ dàng chui ra.

Trong những lần khám thai định kỳ, bác sẽ dễ dàng đánh giá được liệu phần đầu có chui ra dễ dàng hay không, từ đó quyết định sớm nên sinh thường hay sinh mổ. Sinh thường hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng thai nhi, khung xương chậu của mẹ…

Các loại thai ngôi đầu

Tùy theo tương quan giữa đầu và thân thai nhi, các chuyên gia phân biệt thai ngôi đầu:

  • Ngôi chỏm: Là lúc thai nhi cúi đầu nhiều nhất xuống phía âm hộ của mẹ.
  • Ngôi trán: Thai nghi gơi ngửa đầu, trục của thai nhi với trục của mẹ. Khi khám cho mẹ bác sĩ chỉ sờ được thóp trước.
  • Ngôi thóp trước: Đầu em bé ngửa lưng chừng, sờ được từ mũi đến miệng, không sờ được cằm.
  • Ngôi mặt: Thai nhi ngửa đầu nhiều nhất, mặt là điểm thấp nhất sẽ ra ngoài trước tiên. Bác sĩ chỉ sờ được cằm khi khám.

Khi nào nhận biết được ngôi thai?

Để biết được có phải thai ngôi đầu hay không? Bạn có thể làm việc này bằng cách khám ngoài và sờ nắn bụng, sau đó xác định lại kết quả thông qua việc thăm khám âm đạo và siêu âm thai. Tư thế xoay đầu xuống dưới: Có thể biết điều này vào tháng thứ 7 của thai kỳ.

Từ tuần 28, bác sĩ có thể cho mẹ biết ngôi thai thuận hay ngược

Nếu thai thuận, bụng sẽ có hình ôvan, kéo từ trên xuống dưới, từ đầu xương sườn cho đến xương mu. Ở phần trên tử cung, bác sĩ sẽ thấy được mông thai nhi [to và mềm], ở phần dưới tử cung là đầu [tròn và cứng], hai bên sườn là lưng và tay chân của bé.

Ngôi thai đầu hạ vị là gì?

Ngôi thai này có nghĩa là em bé đã xoay đầu xuống phía hạ vị, thành ngôi thai thuận hoặc gọi là ngôi đầu – có thể theo dõi để sanh ngả cô bé khi vào chuyển dạ. Đây là dấu hiệu tốt.

Thai ngôi đầu thế trái là gì?

Thế trái hay thế phải là do tương quan giữa điểm mốc của ngôi với bên phải hoặc bên trái khung chậu người mẹ.

Các tư thế của thai nhi trong bụng mẹ theo từng giai đoạn thai kỳ

  • 3 tháng đầu thai kỳ: Nước ối nhiều, tử cung rộng nên thai nhi có thể nằm xoay chuyển theo các hướng khác nhau.
  • 3 tháng giữa: Lúc này, cổ tử cung bắt đầu to ra, đáy tử cung rộng phù hợp với thai lúc này có phần đầu to hơn mông nên thai thường ở tư thế ngược.
  • 3 tháng cuối: Thai uốn cong lưng, hai đùi và cẳng chân gấp lại cùng với khối mông khiến phần dưới trở nên to hơn phần đầu, vì thế thai quay đầu xuống dưới để mông quay lên phía đáy tử cung.

Ngôi thai ngược là gì?

Ngôi thai ngược hay còn gọi là ngôi mông, thai nhi có tư thế ngược với ngôi thai đầu. Ngôi thai gây khó sinh, do tình trạng thai nhi nằm vắt ngang qua tử cung với phần lưng hoặc vai quay xuống dưới cổ tử cung. Nếu là ngôi ngang thì không thể sinh thường theo ngả âm đạo, bắt buộc phải mổ lấy thai.

Với thai dưới 28 tuần chưa xác định được ngôi thai, gọi là ngôi bất thường. Sau 28 tuần, thai lớn dần, theo trọng lực và sự bình chỉnh của thai, đầu thai nhi xoay dần xuống dưới về phía khung chậu. Thai 32 tuần ngôi đầu, bạn đã kiểm tra chưa? Nếu chưa thì tiến hành ngay để biết bạn nhé!

Có nhiều lý do khác nhau khiến ngôi thai bất thường. Có thể bắt đầu từ những bất thường của cơ thể mẹ, của thai hoặc phần phụ của thai. Cụ thể:

  • Do hình dạng tử cung, xương chậu của mẹ bất thường
  • Mẹ bị nhau tiền đạo, u xơ tử cung, khối u tử cung chèn ép làm em bé không xoay đầu
  • Thai nhi bị dị tật như có khối u, đầu to, bụng to
  • Thai to quá cũng khó xoay đầu hoặc nhỏ quá thai không đủ sức để bình chỉnh tư thế.
  • Dây rốn quá ngắn, quá dài hoặc quấn cổ, vị trí nhau bám không bình thường…

Khám thai định kỳ thường xuyên mẹ có thể biết được thai ngôi đầu hay thai bất thường và nguyên nhân bắt đầu từ đâu. Điều quan trọng là tuân thủ những chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề