Đeo tai nghe khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu

Thưa Luật sư, ngày hôm qua khi đang đi xe máy lưu thông trên đoạn đường X ở phường Y tôi có dùng tai nghe để nghe nhạc, và bị cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính.

Vậy, Luật sư cho tôi hỏi, hành vi này của tôi có bị xử phạt vi phạm hành chính không? và cảnh sát giao thông xử phạt tôi có đúng với quy định của Pháp Luật không?

Mong Luật sư tư vấn cho tôi. Cám ơn Luật sư.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông miễn phí, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

- Thứ nhất là hành vi đeo tai nghe khi đi xe máy đang tham gia giao thông đường bộ

Theo căn cứ tại Khoản 3, Điều 30, Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về Người điều khiển trên xe mô tô, xe gắn máy:

Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

c] Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

- Thứ hai là xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.

Như vậy, cảnh sát giao thông có quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này theo quy định tại Điểm h khoản

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b] Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm e, Điểm i Khoản 3; Điểm d, Điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; Khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Như vậy có nghĩa là, theo đó sử dụng tai nghe khi đi xe máy tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đồng thời hành vi đeo tai nghe này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

2. Không có biên bản có lấy được bằng lái không?

Thưa luật sư, Em làm cho một công ty vận tải, ngày 23 tháng 06 năm 201 em có chở quá tải bị cảnh sát giao thông lập biên bản thu giữ bằng lái vì chở quá tải. Ban đầu công ty đảm bảo với em là chở quá tải thì gọi điện về công ty sẽ lo cho hết. Đến khi bị bắt công ty lại đổ lỗi là tại em không xuất trình giấy tờ nên bắt phải đền bù.

Hiện công ty dang giữ biên bản tạm giữ giấy phép lái xe của em. Như vậỵ em muốn lấy bằng lái ra mà không có biên bản thì em có lấy được không? Nếu lấy được thì mất bao nhiêu tiền ?

>> Luật sư tư vấn luật dân sự gọi số:1900.6162

Trả lời:

Căn cứ Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13:

“Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính

1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”

Căn cứ Điều 58 Luật xử vi phạm hành chính năm 2012:

“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính

...

3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

...

Như vậy trong trường hợp này thì khi lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính thì biên bản này được lập thành hai bản và giao cho cá nhân vi phạm hành chính 01 bản và do đó thì mà 01 tờ biên bản trên sẽ được cơ quan có thẩm quyền lưu trữ và bạn tới nộp phạt kèm theo giấy tờ trình bày về việc không có biên bản thì có thể tiến hành nộp phạt và lấy lại bằng lái xe.

3.Đổi bằng lái xe nước ngoài sang bằng lái xe Việt Nam

Thưa luật sư, Cho em xin mẫu form xin cấp đổi giấy phép lái xe [đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài sang giấy phép lái xe Việt Nam]. Và cho em hỏi nộp hồ sơ xin cấp đổi giấy phép này ở đâu ạ? [ Với người Hàn Quốc thì cần phải xin xác nhận của đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam?]

>> Luật sư tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến:1900.6162

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 48/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014 quy định:

“5. Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam thực hiện như sau:

a] Nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

b] Nếu có giấy phép lái xe quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp, còn thời hạn sử dụng thì được lái loại xe quy định đã ghi trong giấy phép lái xe mà không phải đổi sang giấy phép lái xe Việt Nam;

Nội dung giấy phép lái xe quốc tế theo quy định tại Phụ lục 32 của Thông tư này;

c] Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.”

Như vậy, trường hợp bằng lái xe của bạn không phải giấy phép lái xe quốc tế mà là giấy phép quốc gia do Hàn Quốc cấp nên nếu muốn lưu hành tại Việt Nam, bạn phải làm thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.

Hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe quy định tại điều 57, 58 Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT [sửa đổi bằng Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT và Thông tư số 48/2014/TT-BGTVT]:

“Điều 57. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài

1. Hồ sơ do người lái xe lập thành 01 bộ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải [nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài], bao gồm:

a] Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe [đối với người Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư này; đối với người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 30 của Thông tư này];

b] Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao chụp giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh;

c] Bản sao chụp hộ chiếu gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam, bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao chụp thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam đối với người nước ngoài;

Khi đến đổi giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh và phải xuất trình hộ chiếu còn thời hạn, giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam và giấy phép lái xe nước ngoài để đối chiếu.

2. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do cơ quan đổi giấy phép lái xe giao cho người lái xe quản lý là hồ sơ gốc, gồm các tài liệu ghi ở các điểm a, b, c, khoản 1 Điều này và giấy phép lái xe nước ngoài.

Và cho em hỏi nộp hồ sơ xin cấp đổi giấy phép này ở đâu ạ? [ Với người Hàn Quốc thì cần phải xin xác nhận của đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam?]

Hồ sơ do người lái xe lập thành 01 bộ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải [nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài]"

Như vậy bạn dịch bằng lái xe sang tiếng việt phải được bảo chứng tại đaị sứ quán, lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao chụp giấy phép lái xe;

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về ý kiến tư vấn xin hãy liên hệ với tổng đài 1900.6162 để được tư vấn trực tiếp hoặc bạn có thể liên hệ với gmail : Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email

4. Mượn gây tai nạn thì có phải bồi thường không?

Chào luật sư, tôi có một vấn đề cần tư vấn như sau: Tôi cho em họ tôi là A mượn chiếc xe ô tô 4 chỗ để đi ăn cưới ở Hải Phòng. Tôi biết A chưa có thi bằng lái xe nhưng vẫn cho mượn xe. Trên đường đi ăn cưới, chiếc xe ô tô bỗng dưng nổ lốp và va chạm với một chiếc xe máy đang đi trên đường. Tôi muốn hỏi với tư cách là chủ sở hữu xe ô tô thì tôi có phải bồi thường thiệt hại không?

Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Như anh mô tả trong trường hợp trên, chiếc xe ô tô của anh do anh A điều khiển tự dưng bị nổ lốp và va chạm với người đi đường. Sự kiện tai nạn này được hiểu là xảy ra không phải do hành vi của anh A mà do lý do khách quan gây ra. Mức dù không phải lỗi của anh hay anh A nhưng vẫn phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho người bị va chạm. Vấn đề này thuộc trường hợp " Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng".

Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

Theo quy định của Bộ luật dân sự, thì chiếc ô tô 4 chỗ của anh đang lưu thông trên đường được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ. Và anh với tư cách là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải có trách nhiệm vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ.

* Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a] Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b] Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, dù không có lỗi xong anh là chủ sở hữu hay anh A là người sử dụng chiếc xe ô tô đó vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người bị va chạm không có lỗi gì. Trong trường hợp ở đây, cần xác định anh hay anh A có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

5. Nguyên tắc xác định bồi thường thiệt hại .

- Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ.

- Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.

Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sỡ hữu phải bồi thường thiệt hại.

- Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

+ Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.

+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cần chú ý là trong trường hợp pháp luật có quy định khác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.

+ Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật [đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật].

+ Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật [không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật] thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

- Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Mặc dù anh không phải người trực tiếp sử dụng chiếc xe ô tô khi gây tai nạn nhưng do anh mặc dù biết A không có bằng lái xe theo quy định của pháp luật nên việc anh giao nguồn hiểm cao độ cho người khác không đúng theo quy định của pháp luật. Trương hợp này anh là người có lỗi trong việc quản lý nguồn nguy hiểm cao độ. Vì vậy, theo quy định " Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sỡ hữu phải bồi thường thiệt hại" thì anh là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Tóm lại, anh phải chịu trách nhiệm trong việc bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần [ nếu có] cho người lái xe máy đó. Ngoài ra, anh và anh A có thể thỏa thuận với nhau để cùng liên đới chịu trách nhiệm về việc bồi thường thiệt hại cho người lái xe máy bị va chạm đó.

Trên đây là toàn bộ phần tư vấn về vấn đề của anh. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp.

Cho 3 bị phạt bao nhiêu tiền?

Như vậy, về xử phạt vi phạm hành chính theo hình phạt chính của hành vi chở ba khi đi xe máy này của bạn là phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. - Thứ hai là ngoài hình phạt chính, bạn còn bị áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại điểm b, khoản 10 của Điều này như sau: "10.

Không có bảo hiểm xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Nếu người điều khiển xe không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới [bảo hiểm xe máy] còn hiệu lực thì bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng [Điểm a, Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP].

Bạn ạ khi đi xe máy điện có sử dụng tai nghe để nghe nhạc bạn ạ có vi phạm luật giao thông không nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi như: Người đang điều khiển xe sử dụng ô [dù], điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Người đang điều khiển xe mô tô xe gắn máy sử dụng thiết bị âm thanh bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định, ngoại trừ thiết bị trợ thính thì bất kỳ thiết bị âm thanh nào sử dụng khi tham gia giao thông đều bị xử phạt. Mức phạt tiền đối với hành vi đeo tai nghe khi điều khiển xe mô tô từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng và còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Chủ Đề