Dự toán mẫu tường chắn sử dụng công nghệ mse năm 2024

Thế giới phát triển dân số ngày càng tăng nhu cầu ở, làm việc và nghỉ ngơi ngày càng tăng do đó quỹ đất sử dụng ngày càng hạn hẹp, việc tận dụng triệt để diện tích đất vào các mục đích xây dựng là rất cấp thiết. Đối với các công trình có địa hình không bằng phẳng trong quá trình xây dựng phải san nền giật cấp nhiều lần; hay các công trình có diện tích đất hạn hẹp nhưng muốn tạo cảnh quan đáp ứng nhu cầu của người sử dụng;…. Mỗi lần thay đổi cao độ thông thường chúng ta sử dụng giải pháp dùng taluy đất, kè đá hoặc tường chắn bê tông…. Mỗi giải pháp có một yêu cầu khác nhau về kết cấu và diện tích đất chiếm chỗ.

Với giải pháp taluy đất hay dùng cho trường hợp chênh cao nhỏ và quỹ đất nhiều, giá thành tương đối rẻ nhưng để đảm bảo độ ổn định mái dốc taluy phải nhỏ, càng thoải càng tốt do đó tốn rất nhiều quỹ đất, mặc dù vậy độ ổn định của taluy đất không bền nên phải gia cố theo thời gian. Trường hợp sử dụng kè đá hoặc tường chắn bê tông thường dùng trong các trường hợp độ chênh cao lớn, giá thành tốn kém vì kích thước của kè rất lớn, hình thức màu sắc đơn điệu, đôi khi gây hiệu ứng nặng nề hay cục mịch không phù hợp với các công trình yêu cầu cao về mặt cảnh quan như các khu nghỉ dưỡng, khách sạn trụ sở công ty,….

Có một giải pháp mới từ ứng dụng lưới địa kỹ thuật trong xây dựng công trình giúp chúng ta giải quyết bài toán kè mái dốc, tường chắn, kè sông hồ… đó là Tường chắn đất có cốt. Đặc biệt ứng dụng này giải quyết được bài toán với taluy có chiều cao lớn, đảm bảo độ ổn định cao, sau khi thi công xong phần diện tích thi công kè có thể sử dụng vào các mục đích trồng cây xanh cảnh quan, đường giao thông, tạo cảnh quan…

Tường chắn đất có cốt ( Mechanically Stabilized Earth -MSE Wall) là một hệ kết cấu tổ hợp của các lớp đất đắp được đầm nén chặt và các lớp cốt gia cường , được cố định vào kết cấu mặt tường.

Dự toán mẫu tường chắn sử dụng công nghệ mse năm 2024

Sự ổn định của hệ đến từ sự tương tác giữa đất đắp và cốt gia cường, ma sát giữa chúng giúp cải thiện khả năng chịu kéo của khối đất.

Cấu Tạo, Phân Loại

  • Cấu tạo:

Đây là cấu tạo cơ bản của một hệ tường chắn có cốt dùng để đắp đường đầu cầu

Nhìn chung, đối với mỗi ứng dụng khác nhau thì cấu tạo hệ sẽ khác nhau đôi chút, nhưng có 3 thành phần chính quan trọng nhất và có trong mọi trường hợp: - Mặt tường (Facing): có thể là tấm panel, khối beton đúc sẵn, vải địa kỹ thuật,… - Dải cốt gia cường (Reinforcement): có thể là vải địa kỹ thuật, lưới địa kỹ thuật hoặc lưới thép,.. - Khối đất đắp chọn lọc (Selected Backfill): Nhìn chung là vật liệu cường độ tốt và thoát nước tốt như cát, cát pha lẫn sỏi sạn,.. Ví dụ dưới đây là một hệ khác thể hiện 3D, là tường chắn đất. Ở đây tấm mặt tường có dạng khối beton đúc sẵn, cốt gia cường

Dự toán mẫu tường chắn sử dụng công nghệ mse năm 2024

Còn dưới đây là bản vẽ mặt cắt ngang của một dự án tường chắn mặt panel, có cốt với cấu tạo tương đối điển hình của đường dẫn đầu cầu.

TÓM TẮT: Nội dung bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu và tính toán thời gian phục vụ của tường chắn đất có cốt (MSE) bằng thép trên phần mềm tự lập MSE-T. Để xây dựng phần mềm, nhóm tác giả sử dụng cơ sở dữ liệu ăn mòn tường MSE do Viện Nghiên cứu Đường ô tô và Đường cao tốc Pháp (SETRA), Trường Quốc gia Cầu đường Pháp thu thập. Chương trình MSE-T được thiết lập trên Visual Studio sử dụng ngôn ngữ lập trình C#. Ứng dụng MSE-T tính toán thời gian phục vụ cho tường MSE của tường chắn đầu cầu Trịnh Tùng thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tích hợp kết quả tính và mô phỏng các kịch bản ăn mòn cốt thép trong tường bằng phần mềm FLAC 2D để tính ứng suất - biến dạng, chuyển vị của tường tại các thời điểm cần trích xuất.

TỪ KHÓA: Tường chắn có cốt, cơ sở dữ liệu ăn mòn, phần mềm MSE-T, mô hình số, kịch bản ăn mòn, phân tích thành phần chính (PCA), phương pháp đáp ứng bề mặt.

Abstract: This article presents the results of the study and calculate time to evaluate the service life of the mechanically stabilized earth wall (MSE) use steel reinforcements on MSE-T software. To build the software, the authors used the corrosion database collected at the French Research Institute of Motoways and Highways (SETRA) and Ecole Nationale des Ponts et Chaussées (ENPC); Visual Studio program with C # programming language used. MSE-T software is appllied to estimation of the service life for the retaining wall of Trinh Tung Bridge belonging to the Noi Bai - Lao Cai Highway; integrate calculation results and simulate the corrosion of steel reinforcement in the wall with FLAC 2D software to calculate the stress - strain, displacement of the wall at the time to extract.

Keywords: Mechanically stabilized earth wall, corrosion database, MSE-T software, numerical modeling, corrosion scenario, principal component analysis (PCA), Response surface method (RSM).