Đuyra là hợp kim nhẹ và bền được dùng để chế tạo máy bay, ô tô tàu vũ trụ thành phần của hợp kim gồm

1.1. Khái niệm

Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một số kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.

Ví dụ:

+ Thép là hợp kim của Fe với C và một số nguyên tố khác.

+ Đuyra là hợp kim của nhôm với đồng, mangan, magie, silic.

1.2. Tính chất

Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần các đơn chất tham gia cấu tạo mạng tinh thể hợp kim.

 Ví dụ:

+ Hợp kim không bị ăn mòn: Fe-Cr-Ni (thép inoc),…

+ Hợp kim siêu cứng: W-Co, Co-Cr-W-Fe,…

+ Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: Sn-Pb (thiếc hàn, tnc = 2100C,…

+ Hợp kim nhẹ, cứng và bền: Al-Si, Al-Cu-Mn-Mg.

1.3. Ứng dụng

– Những hợp kim nhẹ,bền chịu được nhiệt độ cao và áp suất cao dùng để chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay, ô tô,…

– Những hợp kim có tính bền hoá học và cơ học cao dùng để chế tạo các thiết bị trong ngành dầu mỏ và công nghiệp hoá chất.

– Những hợp kim không gỉ dùng để chế tạo các dụng cụ y tế, dụng cụ làm bếp,…

– Hợp kim của vàng với Ag, Cu (vàng tây) đẹp và cứng dùng để chế tạo đồ trang sức và trước đây ở một số nước còn dùng để đúc tiền.

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Nhận định đúng, sai

Bài 1: Cho các phát biểu sau

a. Độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại nguyên chất.

b. Hợp kim thường dẫn nhiệt và dẫn điện tốt hơn kim loại nguyên chất.

c. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại nguyên chất.

d. Liên kết trong đa số tinh thể hợp kim vẫn là liên kết kim loại.

Phát biểu trên Đúng hay Sai?

Hướng dẫn giải

Ý a, c, d Đúng.

Ý b Sai vì Kim loại nguyên chất thì có độ dẫn nhiệt, dẫn điện tốt hơn so với hợp kim của chúng.

2.2. Dạng 2: Phân biệt các hợp kim

Có 3 hợp kim Cu-Ag ; Cu-Al ; Cu-Zn. Chỉ dùng một dung dịch axit thông dụng và một dung dịch bazơ thông dụng nào để phân biệt được 3 hợp kim trên?

Hướng dẫn giải

Cu – Ag (1), cu – Al (2), Cu – Zn (3)

dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 (loãng) 

Từ (2) và (3) suy ra 

\( \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {Al \rightharpoonup A{l^{3 + }} + {H_2}}\\ {Zn \rightharpoonup Z{n^{2 + }} + {H_2}}

\end{array}} \right.\)

Loại phần không tan trong (2), (3) : Cu

\(Al^{3+}: \overset{dd \ NH_3}{\rightarrow} Al(OH)_3 \downarrow\)

\(Zn^{2+}: \overset{dd \ NH_3}{\rightarrow} Zn(OH)_2 \downarrow\rightarrow [Zn(NH_3)_4)](OH)_2\)

D: dung dịch H2SO4(loãng) và dung dịch NH3

Chú ý: nhận biết Zn2+, Al3+ dùng dung dịch NH3.

2.3. Dạng 3: Xác định phần trăm kim loại trong hợp kim

Hòa tan 3 gam một hợp kim Cu – Ag trong dung dịch HNO3 tạo ra được 7,34 gam  hỗn hợp hai muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Vậy thành phần phần trăm của Cu trong hơp kim là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Bảo toàn nguyên tố Cu, Ag

Ta có hệ phương trình: 

\(\begin{array}{*{20}{l}} {\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {64{\rm{x}} + 108y = 3}\\ {188{\rm{x}} + 170y = 7,34} \end{array}} \right.}\\ { \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x = 0,03}\\ {y = 0,01} \end{array}} \right.}

\end{array}\)

%Cu = 64%

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Để xác định hàm lượng C trong một mẫu hợp kim Fe-C, người ta đem nung m gam hợp kim này trong không khí. Sau phản ứng hoàn toàn, chất rắn thu được có khối lượng tăng 28,89% so với lượng chất rắn ban đầu

a) Xác định công thức hoá học của loại hợp kim?

b) Tính hàm lượng % của C trong hợp kim?

Câu 2: Một hợp kim có chứa 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al. Cho hợp kim vào 200ml dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 sau khi phản ứng kết thúc được dung dịch Y và 8,12 gam chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho chất rắn Z tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,672 lít H2 (ở đktc). Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 là?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Liên kết hoá học chủ yếu trong họp kim là

A. liên kết kim loại và liên kết cộng hoá trị.

B. liên kết cộng hoá trị và liên kết ion.

C. liên kết ion và tương tác yếu giữa các phân tử (tương tác Van der Waals).

D. tương tác yếu giữa các phân tử (tương tác Van der Waals) và liên kết kim loại.

Câu 2: Cho các tính chất sau:

(1) Tính chất vật lí

(2) Tính chất hoá học

(3) Tính chất cơ học

Hợp kim và các kim loại thành phần tạo hợp kim đỏ có tính chất nào tương tự?

A. (1)    

B. (2) và (3)    

C. (2)    

D. (1) và (3)

Câu 3: Có các phát biểu sau:

(1) Hợp kim thép (Fe-C) ít bị ăn mòn hơn sắt.

(2) Hợp kim Al-Cu-Mn-Mg nhẹ và cứng, dùng trong chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ.

(3) Hợp kim vàng tây (Au-Ag-Cu) cứng hơn vàng nguyên chất.

(4) Hợp kim Bi-Pb-Sn có nhiệt độ nóng chảy rất cao.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1    

B. 2.    

C.3.    

D. 4.

Câu 4: Một mẫu kim loại thủy ngân có lẫn tạp chất kẽm, thiếc, chì. Để làm sạch các tạp chất này có thể cho mẫu thủy ngân trên tác dụng với lượng dư của dung dịch nào sau đây ?

A. Hg(NO3)2    

B. Zn(NO3)2    

C. Sn(NO3)2    

D. Pb(NO3)2

Câu 5: Có 3 mẫu họp kim gồm Ag-Cu, Cu-Al và Fe-Cr-Mn. Dùng dung dịch nào sau đây có thể phân biệt được 3 hợp kim trên ?

A. HNO3    

B. HCl

C. AgNO3    

D. H2SO4đặc, nóng

4. Kết luận

Qua bài học các em sẽ được biết một số khái niệm về Hợp kim và nghiên cứu về cấu tạo cũng như tính chất và ứng dụng của chúng.

GIÁO ÁN HÓA HỌC 12BÀI 19: HỢP KIMI. MỤC TIÊU:A. Chuẩn kiến thức và kỹ năngKiến thứcBiết được: Khái niệm hợp kim, tính chất (dẫn nhiệt, dẫn điện, nhiệt độ nóngchảy...), ứng dụng của một số hợp kim (thép không gỉ, đuyara).Kĩ năng- Sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng bằng hợp kim dựa vào những đặc tínhcủa chúng.- Xác định % kim loại trong hợp kim.B. Trọng tâm− Khái niệm và ứng dụng của hợp kimII. CHUẨN BỊ: GV sưu tầm một số hợp kim như gang, thép, đuyra cho HS quansát.III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm.IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện.2. Kiểm tra bài cũ: Hãy sắp xếp theo chiều giảm tính khử và chiều tăng tính oxihoá của các nguyên tử và ion trong hai trường hợp sau đây:Fe, Fe2+, Fe3+, Zn, Zn2+, Cu, Cu2+, H, H+, Ag, Ag+3. Bài mới:HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒNỘI DUNG KIẾN THỨCI – KHÁI NIỆM: Hợp kim là vật liệu kimHoạt động 1loại có chứa một số kim loại cơ bản và một HS nghiên cứu SGK để biết khái niệm về số kim loại hoặc phi kim khác.Thí dụ:GIÁO ÁN HÓA HỌC 12hợp kim.- Thép là hợp kim của Fe với C và một sốnguyên tố khac.- Đuyra là hợp kim của nhôm với đồng,mangan, magie, silic.Hoạt động 2II – TÍNH CHẤT Hs trả lời các câu hỏi sau:Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành- Vì sao hợp kim dẫn điện và nhiệt kém các phần các đơn chất tham gia cấu tạo mạngtinh thể hợp kim.kim loại thành phần ?- Vì sao các hợp kim cứng hơn các kim loại  Tính chất hoá học: Tương tự tính chất củathành phần ?các đơn chất tham gia vào hợp kim.- Vì sao hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp Thí dụ: Hợp kim Cu-Znhơn các kim loại thành phần ?- Tác dụng với dung dịch NaOH: Chỉ có Znphản ứngZn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2- Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng:Cả 2 đều phản ứngCu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2OZn + 2H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + 2H2O Tính chất vật lí, tính chất cơ học: Khácnhiều so với tính chất của các đơn chất.Thí dụ:- Hợp kim không bị ăn mòn: Fe-Cr-Ni (thépinoc),…- Hợp kim siêu cứng: W-Co, Co-Cr-W-Fe,…- Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: SnPb (thiếc hàn, tnc = 2100C,…- Hợp kim nhẹ, cứng và bền: Al-Si, Al-CuMn-Mg.Hoạt động 3 HS nghiên cứu SGK và tìm những thí dụthực tế về ứng dụng của hợp kim. GV bổ sung thêm một số ứng dụng kháccủa các hợp kim.III – ỨNG DỤNG- Những hợp kim nhẹ,bền chịu được nhiệtđộ cao và áp suất cao dùng để chế tạo tênlửa, tàu vũ trụ, máy bay, ô tô,…- Những hợp kim có tính bền hoá học và cơhọc cao dùng để chế tạo các thiết bị trongngành dầu mỏ và công nghiệp hoá chất.- Những hợp kim không gỉ dùng để chế tạocác dụng cụ y tế, dụng cụ làm bếp,…GIÁO ÁN HÓA HỌC 12- Hợp kim của vàng với Ag, Cu (vàng tây)đẹp và cứng dùng để chế tạo đồ trang sức vàtrước đây ở một số nước còn dùng để đúctiền.V. THÔNG TIN BỔ SUNG1. Về thành phần của một số hợp kim- Thép không gỉ (gồm Fe, C, Cr, Ni).- Đuyra là hợp kim của nhôm (gồm 8% - 12%Cu), cứng hơn vàng, dùng để đúctiền, làm đồ trang sức, ngòi bút máy,…- Hợp kim Pb-Sn (gồm 80%Pb và 20%Sn) cứng hơn Pb nhiều, dùng đúc chữ in.- Hợp kim của Hg gọi là hỗn hống.- Đồng thau (gồm Cu và Zn).- Đồng thiếc (gồm Cu, Zn và Sn).- Đồng bạch (gồm Cu; 20-30%Ni và lượng nhỏ sắt và mangan)2. Về ứng dụng của hợp kim- Có nhứng hợp kim trơ với axit, bazơ và các hoá chất khác dùng chế tạo các máymóc, thiết bị dùng trong nhà máy sản xuất hoá chất.- Có hợp kim chịu nhiệt cao, chịu ma sát mạnh dùng làm ống xả trong động cơphản lực.- Có hợp kim có nhiệt độ nóng chảy rất thấp dùng để chế tạo dàn ống chữa cháytự động. Trong các kho hàng hoá, khi có cháy, nhiệt độ tăng làm hợp kim nóngchảy và nước phun qua những lỗ được hàn bằng hợp kim này.VI. DẶN DÒ1. Bài tập về nhà: 1 → 4 trang 91 (SGK).2. Xem trước bài ĐIỀU CHẾ KIM LOẠIGIÁO ÁN HÓA HỌC 12* Kinh nghiệm:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………