Giảng viên, trường Đại học Cảnh sát nhân dân

Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo tại Đại hội. Tới dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các cơ quan khối Nội chính, đại diện chính quyền, Công an Quận Bắc Từ Liêm và thành phố Hà Nội, đại diện lãnh đạo các nhà trường trong CAND, lãnh đạo Học viện qua các thời kỳ, các đồng chí chuyên viên cao cấp và 171 đại biểu đại diện cho hơn 4.000 đảng viên thuộc Đảng bộ Học viện.

Giảng viên, trường Đại học Cảnh sát nhân dân

Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Đảng bộ Học viện đã quán triệt nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt công tác của nhà trường, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu do Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI đã đề ra, nhiều lĩnh vực vượt chỉ tiêu kế hoạch, tạo những điểm nhấn rất quan trọng trong hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành của nhà trường.

Bám sát các quan điểm, chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, Đảng bộ Học viện đã tập trung lãnh đạo đổi mới phương thức quản lý giáo dục theo hướng chủ động đẩy mạnh xây dựng mô hình “Học viện Cảnh sát nhân dân điện tử”, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giáo dục và tổ chức đào tạo đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo của Học viện thích ứng với bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; Nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành các văn bản quy định về công tác giáo dục, đào tạo phù hợp với chủ trương, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của Nhà nước và thực tiễn công tác giáo dục, đào tạo trong các trường CAND.

Trong nhiệm kỳ, Học viện đã tập trung xây dựng hệ thống ngành và chuyên ngành đào tạo theo hướng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; chú ý đào tạo các chuyên ngành đặc thù đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lượng CAND trong tình hình mới; Tổ chức điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo theo hướng tăng cường thời lượng giảng dạy pháp luật, nghiệp vụ trong tất cả các chương trình đào tạo trình độ đại học; đổi mới hoạt động thực tập nghề nghiệp, áp dụng mô hình “lý thuyết - thực hành”; “gắn lý luận với thực tiễn” trong đào tạo các môn nghiệp vụ chuyên ngành; phương pháp đào tạo chú trọng gợi mở, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên.

Học viện CSND là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trong lực lượng CAND hoàn thành công tác đánh giá ngoài, đạt hầu hết các tiêu chí đánh giá; Tổ chức xây dựng, nghiệm thu ngân hàng câu hỏi, đề thi kết thúc học phần, thi tuyển sinh, tốt nghiệp dành cho các hệ học; lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên; thường xuyên thanh tra, kiểm tra các hoạt động dạy - học đối với các lớp, hệ học bảo đảm nghiêm túc, kỷ cương, nền nếp.

Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, Học viện đã triển khai 312 đề tài NCKH và sáng kiến cải tiến, trong đó có 04 đề tài cấp Nhà nước; 76 đề tài cấp Bộ; 226 đề tài cấp cơ sở. Với sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Học viện CSND cùng với các nhà khoa học trong lực lượng CAND đã hoàn thành biên soạn bộ sách “Khoa học Công an nhân dân Việt Nam” (gồm 8 tập) và 05 bộ từ điển Công an Anh - Việt; Nga - Việt; Trung - Việt; Pháp - Việt; Việt - Lào... Nhiều đề tài nghiên cứu của cán bộ, giáo viên Học viện có giá trị thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.

Phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên cũng được quan tâm, phát triển rộng khắp và đạt những kết quả tích cực. Từ năm 2015 đến nay, Học viện có 720 công trình tham gia các cuộc thi sinh viên NCKH của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an, trong đó có 447 công trình đạt giải cấp Học viện; 11 công trình đạt giải cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có 01 giải Nhất. Trong các cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên Cảnh sát các nước Châu Á, Đội tuyển Học viện CSND đều tham gia và đạt giải cao nhiều năm liền.

Tất cả những yếu tố trên đã tác động tích cực đến hoạt động học tập, rèn luyện của học viên. Kết quả đào tạo sinh viên tốt nghiệp ra trường hàng năm đạt 98,16%, trong đó có 48,44% đạt loại khá, 5,8% đạt loại giỏi, xuất sắc.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng Đảng và công tác kiểm tra, giám sát cũng được củng cố và tăng cường. Các đoàn thể quần chúng có nhiều hoạt động thiết thực, gắn với nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Đồng thời, chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng bộ, tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương, của Đảng ủy Công an Trung ương, các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và các cuộc vận động, phong trào thi đua của Bộ…

Nhìn chung, nhiệm kỳ XVI đã tạo nhiều điểm nhấn và dấu ấn quan trọng trên chặng đường phát triển của Học viện, cụ thể: 1) Lần đầu tiên trong một nhiệm kỳ Học viện có nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước được thực hiện thành công; có nhiều sinh viên đạt giải cao trong các cuộc thi trong nước và khu vực châu Á; 2) Chương trình đào tạo đã được kiểm định, đổi mới, sát với thực tiễn, tập trung vào những vấn đề xã hội đang rất quan tâm, như: Vấn đề nhân quyền trong điều tra vụ án hình sự, đào tạo điều tra viên, Công an xã…; 3) Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên phát triển và có bước tiến rất cơ bản, vững chắc; 4) Học viện CSND trở thành trung tâm tổ chức các sự kiện giáo dục, khoa học, chính trị lớn của Bộ Công an; 5) Việc áp dụng công nghệ số trong quản trị đại học được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả quan trọng; 6) Học viện có cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập tốt nhất trong hệ thống các trường CAND; 7) Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tình nghĩa, từ thiện được đẩy mạnh và có nhiều thành công trong việc xây dựng hình ảnh đẹp về người cán bộ, chiến sĩ CAND trong lòng Nhân dân…

Ngoài việc ghi nhận những thành tích đã đạt được trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, đại hội đã nghiêm túc kiểm điểm những hạn chế, thiếu sót trong công tác chỉ đạo các mặt công tác của Đảng ủy, nêu rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan, rút ra bài học kinh nghiệm từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ Học viện trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 với mục tiêu:  

- Lãnh đạo xây dựng, phát triển Học viện CSND trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm, đạt chuẩn quốc gia, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu của lực lượng CAND ngang tầm với một số trường đại học chất lượng cao ở Việt Nam, các trường đào tạo Cảnh sát có uy tín của các nước trong khu vực và quốc tế.

- Xây dựng Đảng bộ mẫu mực toàn diện trên các mặt: Chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và văn hóa; đổi mới mạnh mẽ cơ chế, phương pháp lãnh đạo của Đảng bộ theo hướng chủ động, khoa học, thiết thực, hiệu quả; phát huy mạnh mẽ vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, tăng cường đoàn kết, xây dựng Đảng bộ thật sự “Trong sạch vững mạnh”, là hạt nhân lãnh đạo Học viện CSND, tạo các bước đột phá trong các lĩnh vực công tác, nhất là các lĩnh vực công tác lớn, trọng tâm của nhà trường.

Đồng tình với phương châm của Đảng bộ Nhà trường đã đề ra “Đoàn kết - Trách nhiệm - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”, cũng như Chủ đề của Đại hội là “Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Đảng bộ Học viện CSND thật sự trong sạch, vững mạnh và mẫu mực toàn diện; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, xây dựng Học viện CSND trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm, đạt chuẩn quốc gia, trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên ngành về bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội cấp quốc gia, tiệm cận quốc tế”, đồng chí Thứ trưởng yêu cầu, Học viện cần nhận thức “đúng - trúng - đầy đủ” về bối cảnh, những nguy cơ, thách thức đặt ra trong tình hình mới. Cùng với đó, chú trọng hơn nữa trong công tác đào tạo cán bộ, giảng viên bám sát yêu cầu thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; Tiếp tục chú trọng rèn tư duy sáng tạo, kỹ năng phân tích tình huống, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, có khả năng làm việc độc lập và đưa ra quyết định cho học viên; Coi trọng công tác quản lý, công tác xây dựng đảng; Phát triển “Học viện CSND thông minh” thúc đẩy đổi mới công tác quản trị đại học trong Học viện.

Đồng chí Thứ trưởng tin tưởng, với sự đoàn kết nhất trí một lòng và quyết tâm chính trị cao, Học viện CSND sẽ lựa chọn được các đồng chí có đủ năng lực, trách nhiệm, uy tín vào Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới. Trên cơ sở đó, thực hiện thắng lợi các yêu cầu của Đại hội đề ra, góp phần xây dựng lực lượng CAND ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Giảng viên, trường Đại học Cảnh sát nhân dân

Thay mặt Đoàn Chủ tịch, Thiếu tướng, GS.TS Trần Minh Hưởng, Giám đốc Học viện khẳng định sẽ tiếp thu, lĩnh hội các ý kiến chỉ đạo, góp ý đầy tâm huyết của Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an. Đảng ủy Học viện sẽ nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên, học viên Nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, xây dựng Đảng bộ Học viện CSND vững mạnh toàn diện, đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo của lực lượng CAND.

Giảng viên, trường Đại học Cảnh sát nhân dân

Tại Đại hội, các đại biểu đã tiến hành bầu Ban chấp hành Đảng bộ Học viện khóa mới, nhiệm kỳ 2020 - 2025; bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII.

Nguồn: www.hvcsnd.edu.vn; KTV: Cao Hùng

Học viện Cảnh sát nhân dân là trường đào tạo hàng đầu của Công an nhân dân Việt Nam, đào tạo những sĩ quan cảnh sát có trình độ đại học và sau đại học cho lực lượng cảnh sát.

Học viện Cảnh sát nhân dân
Giảng viên, trường Đại học Cảnh sát nhân dân
Địa chỉ

Phường Cổ Nhuế 2
Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

,

Hà Nội

,

Việt Nam

Thông tin
LoạiĐại học, sau đại học
Thành lập15 tháng 5, 1968
Giám đốcTrung tướng GS-TS. Trần Minh Hưởng
Số Sinh viên~10,000
Websitewww.hvcsnd.edu.vn

Học viện Cảnh sát là trường trọng điểm, đầu ngành của Lực lượng Công an nhân dân (cùng với Học viện An ninh nhân dân), mục tiêu đến năm 2018 Học viện trở thành trường trọng điểm Quốc gia.

Mục lục

  • 1 Lược sử
  • 2 Nhiệm vụ
  • 3 Tổ chức Học viện
    • 3.1 Các phòng, ban chức năng
    • 3.2 Các bộ môn
    • 3.3 Các Trung tâm nghiên cứu và thực hành
  • 4 Loại hình Đào tạo
    • 4.1 Hệ Cử nhân
    • 4.2 Hệ sau đại học
  • 5 Nội dung Đào tạo
    • 5.1 Hệ cử nhân
    • 5.2 Hệ cao học
  • 6 Thành tích
  • 7 Lãnh đạo hiện nay
  • 8 Lãnh đạo Học viện qua các nhiệm kỳ
  • 9 Các Giáo sư và Học viên nổi bật
  • 10 Chú thích
  • 11 Liên kết ngoài

Lược sửSửa đổi

Tiền thân của Học viện Cảnh sát nhân dân là khoa Cảnh sát của trường Công an Trung ương.

Ngày 15 tháng 5 năm 1968, Bộ Công an ra Quyết định 514/CA/QĐ "Tách phân hiệu Cảnh sát nhân dân ra khỏi trường Công an Trung ương, thành lập trường riêng, có nhiệm vụ đào tạo bậc trung học cho lực lượng Cảnh sát nhân dân", chính thức thành lập Trường Cảnh sát nhân dân. Về sau, ngày này được lấy làm ngày truyền thống của Học viện Cảnh sát nhân dân.

Trường lấy mật hiệu là T18, trường sở ban đầu tại thôn Phong Vân, Ba Vì, Hà Tây, với 153 cán bộ giáo viên, công nhân viên và 1.789 học viên của 20 lớp học (trong đó có 6 lớp sơ học), đào tạo các hạ sĩ quan Cảnh sát.

Ngày 27 tháng 11 năm 1976, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 231/CP "Công nhận Trường sĩ quan Cảnh sát nhân dân của Bộ Nội vụ thuộc hệ thống giáo dục Đại học quốc gia". Trường đổi tên thành trường Đại học Cảnh sát nhân dân và bắt đầu đào tạo sĩ quan Cảnh sát bậc đại học.

Ngày 15 tháng 5 năm 1992, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định 998/QĐ/SĐH, giao nhiệm vụ cho trường Đại học Cảnh sát nhân dân đào tạo hệ Cao học (chuyên ngành Điều tra tội phạm). Ngày 24 tháng 5 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 315/TTg giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học cho trường Đại học Cảnh sát.

Ngày 15 tháng 11 năm 2001, Quyết định 969/2001/BCA(X13) của Bộ trưởng Bộ Công an nâng cấp từ trường Đại học Cảnh sát nhân dân lên Học viện Cảnh sát nhân dân.

10/1962-12/1965. Khoa Cảnh Sát Nhân Dân (Khoa Nghiệp Vụ II)

30/12/1965-1968. Phân Hiệu Trường Cảnh Sát Nhân Dân

15/5/1968-1976. Trường Cảnh Sát Nhân Dân

27/11/1976-2001. Trường Đại Học Cảnh Sát Nhân Dân

15/11/2001. Học viện Cảnh Sát Nhân Dân

2003. Phân hiệu của Học viện ở phía Nam chính thức tách thành 1 trường riêng là Đại học Cảnh sát nhân dân[1]

Nhiệm vụSửa đổi

  1. Đào tạo sĩ quan cảnh sát với trình độ đại học và sau đại học. Tạo cán bộ nguồn cho lực lượng Công an nhân dân Việt Nam;
  2. Nghiên cứu các đề tài khoa học về phòng chống tội phạm cấp Quốc gia; Quản lý nhà nước về An Ninh Trật tự, Luật Hình sự, Hoạt động Tư pháp điều tra.
  3. Hợp tác đào tạo quốc tế với các trường cảnh sát nước ngoài.

Tổ chức Học việnSửa đổi

Các phòng, ban chức năngSửa đổi

  • Phòng Quản lý đào tạo
  • Văn phòng Học viện
  • Phòng Tổ chức cán bộ
  • Phòng Công tác Đảng, công tác chính trị và công tác quần chúng
  • Phòng Hậu cần
  • Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo
  • Phòng Quản lý đào tạo hệ Vừa làm vừa học
  • Khoa Sau đại học và Bồi dưỡng nâng cao
  • Phòng Quản lý học viên
  • Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học
  • Phòng Quản lý nhà ăn
  • Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
  • Tạp chí Cảnh sát nhân dân
  • Phòng Hợp tác quốc tế
  • Phòng Tài chính
  • Phòng Y tế

Các bộ mônSửa đổi

  • Bộ môn Mác - Lênin, Khoa học Xã hội và nhân Văn
  • Bộ môn Tâm lý
  • Bộ môn Nghiệp vụ cơ bản
  • Bộ môn Quân sự - Võ thuật - Thể dục thể thao
  • Bộ môn Toán - Tin

Các Trung tâm nghiên cứu và thực hànhSửa đổi

  • Viện Khoa học Cảnh sát
  • Trung tâm Thông tin khoa học và tư liệu giáo khoa
  • Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe
  • Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học
  • Trung tâm Nghiên cứu An toàn giao thông
  • Trung tâm Huấn luyện và Thực hành nghiệp vụ
  • Trung tâm Bồi dưỡng chức danh và giáo viên
  • Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm
  • Trung tâm Lưu trữ và thư viện
  • Trung tâm Nghiên cứu phát triển lý luận Cảnh sát

Loại hình Đào tạoSửa đổi

Đào tạo cho Bộ Công an: Trường có 2 bậc đào tạo gồm đại học và sau đại học, đào tạo đại học có 3 hệ chính quy, liên thông và tại chức

Đào tạo dân sự: Trường bắt đầu được Bộ Công an, Bộ Giáo dục đào tạo cho phép tuyển sinh dân sự từ năm 2014.

Hệ Cử nhânSửa đổi

Đào tạo đại học Chính quy kéo dài 4 năm. Có các khoa:

  • Khoa Cảnh sát kinh tế
  • Khoa Cảnh sát giao thông
  • Khoa Quản lý hành chính về TTXH
  • Khoa Nghiệp vụ Trinh sát hình sự
  • Khoa Nghiệp vụ Cảnh sát điều tra
  • Khoa Kỹ thuật hình sự
  • Khoa Nghiệp vụ Giáo dục cải tạo phạm nhân
  • Khoa Cảnh sát ma túy
  • Khoa Cảnh sát vũ trang
  • Khoa Ngoại ngữ
  • Khoa Cảnh sát Môi trường
  • Khoa luật
  • Khoa Cảnh sát đường thủy (mới mở thêm trong năm học 2014-2015)

Đào tạo đại học Liên thông kéo dài 3 năm. Có các chuyên ngành:

  • Chuyên ngành Quản lý hành chính
  • Chuyên ngành Cảnh sát điều tra
  • Chuyên ngành Cảnh sát trại giam

Đào tại đại học Tại chức gồm 3 chuyên ngành như chuyên tu. Bắt đầu từ năm học 2009 - 2010, Học viện đào tạo 4 ngành: Quản lý hành chính, Điều tra trinh sát cảnh sát, Điều tra hình sự, Cảnh sát trại giam.

Đào tạo dân sự bắt đầu từ 2014 với chuyên ngành Luật: Để vào học hệ dân sự các thí sinh đã sơ tuyển dự thi vào các trường Công an nhưng không đỗ và có nguyện vọng học tại trường. Dừng tuyển sinh hệ dân sự từ năm 2018.

Hệ sau đại họcSửa đổi

Đào tạo sau đại học gồm 2 bậc tiến sĩ và thạc sĩ

Nội dung Đào tạoSửa đổi

Hệ cử nhânSửa đổi

Cũng giống như các trường Đại học khác, Học viện cảnh sát đào tạo theo chương trình chung của Bộ Giáo dục Đào tạo và chương trình riêng của Bộ Công an kéo dài trong 05 năm. Học viên ăn ở nội trú tập trung trong doanh trại. Có chế độ nghỉ phép theo Quy định của Bộ Công an.

Học viên sẽ học 5 kỹ năng:

  • Lý luận chính trị: Các môn Triết học Mác-Lenin, Các môn Khoa học xã hội như Tâm Lý, Tôn Giáo...
  • Ngoại ngữ và tin học;
  • Các môn Luật: Chú trọng Luật Hình sự và Luật Tố tụng Hình sự.
  • Kỹ năng chiến đấu, chiến thuật: Võ thuật, Bắn Súng, Bơi lội, Thể chất, Chiến thuật...
  • Các môn nghiệp vụ cảnh sát: Điều tra, giao thông, hành chính, trại giam...

Theo tiến trình đổi mới trong năm học 2013 - 2014 sẽ đào tạo theo tín chỉ và rút ngắn thời gian đào tạo xuống 4 năm.

Hệ cao họcSửa đổi

Thành tíchSửa đổi

  • Huân chương Hồ Chí Minh (2003)
  • Huân chương Độc lập hạng Nhất (1998)
  • Huân chương Quân công hạng Nhất (2008)
  • 2 Huân chương Quân công hạng Nhì (1985, 1996)
  • Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2012, 2018)
  • Huân chương Lao động hạng Nhất (nước CHDCND Lào tặng).
  • 2 Huân chương bảo vệ tổ quốc hạng Nhất (2013, 2020)[2]

Ngoài ra, có 10 tập thể được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất, nhì, ba; 06 tập thể được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba.

Lãnh đạo hiện naySửa đổi

  • Giám đốc: Trung tướng GS.TS Trần Minh Hưởng
  • Phó Giám đốc: Thiếu tướng GS.TS Nguyễn Đắc Hoan
  • Phó Giám đốc: Đại tá PGS.TS Trần Quang Huyên
  • Phó Giám đốc: Đại tá PGS.TS Trần Hồng Quang
  • Phó Giám đốc: Đại tá TS. Nguyễn Đăng Sáu

Lãnh đạo Học viện qua các nhiệm kỳSửa đổi

  • Thượng tá. Lê Quân (5/1968-1974)
  • Đại tá. Trần Đức Trường (1974-1984)
  • Đại tá. Phạm Minh (1984-1992)
  • Thiếu tướng-NGND.GS.TS. Nguyễn Duy Hùng (1992-6/2005)
  • Thiếu tướng.ThS. Nguyễn Trung Thành (6/2005-5/2009) - Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục xây dựng lực lượng
  • Trung tướng.GS.TS Nguyễn Xuân Yêm (5/2009-6/2018)
  • Trung tướng.GS.TS Trần Minh Hưởng (10/2018-nay)

Các Giáo sư và Học viên nổi bậtSửa đổi

  • Trung tướng Cao Ngọc Oánh - Khóa D1
  • Trung tướng Đỗ Kim Tuyến - Khóa D1
  • Trung tướng Đồng Đại Lộc - Khóa D1
  • Thượng tướng Phạm Quý Ngọ - Khóa D2
  • Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Khóa D11
  • Đại tướng Trần Đại Quang - Khoá D1
  • Thượng tướng Nguyễn Văn Thành - Khóa D1

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Đại học Cảnh sát nhân dân”.
  2. ^ Học viện CSND nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Vietnam+, 14 tháng 10 năm 2013

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Website chính thức của Học viện Cảnh sát nhân dân.