Hạn chế của phương pháp giáo dục

Ưu, nhược điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH ở Tiểu học nói riêng là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng tất yếu trong cải cách PPDH ở mỗi nhà trường.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.

Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức(tự chiếm lĩnh kiến thức) với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.

Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng KT vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.

Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng CNTT trong dạy học.

2. Thuận lợi, khó khăn khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

2.1 Thuận lợi

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh mang đến những thuận lợi sau đây:

  • Linh hoạt cho tất cả các đối tượng học sinh, bất kể nền tảng kiến ​​thức hoặc trình độ hiểu biết
  • Loại bỏ sự bất bình đẳng trong quá trình học tập, học sinh nắm chắc “chất lượng kiến thức”
  • Học sinh được chuẩn bị các kỹ năng cần thiết để thành công khi trưởng thành
  • Học sinh học các kĩ năng để học tập tốt hơn và chịu trách nhiệm về quá trình học tập của mình
  • Học sinh được khuyến khích để phát triển mọi mặt, phát hiện và phát triển thế mạnh của bản thân
  • Học sinh được thỏa sức sáng tạo, từ đó khai thác hết những tiềm lực của học sinh
  • Kéo gần mối quan hệ cô - trò, thầy - trò

2.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh còn gặp phải những khó khăn sau:

  • Khó khăn trong cách tiếp cận vấn đề:

Hiện nay ở nhiều trường thuộc nhiều cấp học, đội ngũ thầy, cô giáo lớn tuổi chiếm tỷ lệ tương đối cao. Ở họ, ý thức đổi mới chưa nhiều bởi vì xưa nay cách dạy truyền thống theo hướng truyền thụ kiến thức vẫn mang lại hiệu quả tích cực, học sinh vẫn hứng thú và làm bài đạt điểm cao. Việc nhận thức như vậy không chỉ ảnh hưởng đến các thầy, cô mà còn gián tiếp gây ra tác động đối với các thầy, cô khác mà còn đối với cả học sinh.

Ở nhiều thầy, cô giáo bậc phổ thông do ảnh hưởng cách đào tạo trước đây ở các trường đại học đó là phương pháp lấy người thầy làm trung tâm, học sinh là người nhận kiến thức thụ động, áp đặt. Vì thế, để nhanh chóng thay đổi họ theo chiều hướng mới cần có thời gian nhất định.

  • Công tác đổi mới phương pháp ở nhiều trường học còn thiếu sự giám sát, nhắc nhở từ các cấp lãnh đạo

Nhiều giáo viên chỉ thực hiện đổi mới theo hình thức, mang tính chất đối phó. Ðiều này chỉ được khắc phục khi có giáo viên dự giờ, thao giảng hoặc tham gia các hội thi.

  • Nhiều cán bộ quản lý, giáo viên còn mơ hồ, lúng túng, không hiểu những phương pháp dạy học hiện đại, phát triển năng lực học sinh.
  • Nhiều trường, nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa thì cơ sở vật chất để đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp dạy học cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Tuy việc đổi mới phương pháp là do con người, nhưng cũng cần có thêm những điều kiện để hỗ trợ thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.
  • Hiện cả nước nói chung và ngành giáo dục nói riêng đang chung tay vào cải cách thủ tục hành chính, tinh gọn hồ sơ sổ sách. Tuy nhiên, thực tế ở nhiều trường, nhiều cấp học thì việc hoàn thành hồ sơ sổ sách là gánh nặng đối với giáo viên. Ở đây còn chưa nói đến chất lượng của các loại hồ sơ, nhiều loại chỉ làm cho có hình thức và mang tính chất đối phó nên cũng gây áp lực đến giáo viên.
  • Chương trình học ở các cấp tuy có giảm tải, nhưng vẫn còn "khá nặng" đối với nhiều giáo viên và học sinh
  • Bên cạnh đó, trong nhiều môn học, việc phải "lồng ghép" quá nhiều nội dung như môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, giáo dục pháp luật... trở thành gánh nặng và tác động không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học.

Đang cập nhập ... 15:11:00 0 Bình luận

Nói đến phương pháp giáo dục Montessori, không chắc tất cả chúng ta đều nắm rõ về phương pháp này. Hiện nay phương pháp giáo dục mầm non Montessori này, được các giáo viên sử dụng cho các em rất hiệu quả.

Không chỉ ở lớp học mà phương pháp này còn thực hiện rất hiệu quả ở nhà, qua sự hỗ trợ của cha mẹ. Nhưng phương thức giáo dục này lại có mức học phí khá cao so với thu nhập người Việt, vậy nên chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ xem phương thức giáo dục này là gì? nó diễn ra theo quá trình như thế nào và có mang lại hiệu quả như mong đợi không nhé.

Hạn chế của phương pháp giáo dục

Phương pháp giáo dục Montessori là gì?

Được ra đời từ đầu thế kỷ XX, do Maria Montessori một nhà giáo dục (1870 – 1952) sáng lập và đã được hơn 5.000 trường học ở Mỹ, Canada, Ấn Độ… áp dụng thành công trong hơn 100 năm qua.

Ở phương pháp giáo dục này rất coi trọng sự phát triển tự nhiên, những nỗ lực, tiềm năng của trẻ bằng những đồ chơi thông minh được thiết kế đặc biệt và một môi trường thân thiện, cởi mở với các giáo viên có trình độ chuyên sâu cao.

Đặc điểm nổi trội của phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách trẻ.

Nguyên lý thực hiện của phương pháp giáo dục Montessori.

Trẻ tự lập, khám phá những điều hứng thú trong quá trình tự tìm tòi học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên mầm non Montessori nhưng người lớn không can thiệp quá sâu, không áp đặt bé. Từ đó thì bé có thể tiếp thu cái mới một cách từ từ và có ý thức.

Trẻ học tập và thu được kinh nghiệp qua đồ chơi gỗ, đồ chơi thông minh và qua những trẻ khác

Đồ dùng học tập được thiết kế đặc biệt giúp trẻ phát triển mọi mặt trong tự nhiên và cuộc sống

Chương trình giáo dục được phát triển dựa trên khả năng tiếp thu và lĩnh hội của trẻ

Hạn chế của phương pháp giáo dục

Đặc biệt khác với những phương pháp giáo dục thông thường chúng ta đã và đang thực hiện đó chính là học tập theo phương pháp Montessori không có hệ thống thi đua mà kết quả học tập của các bé dựa trên sự ghi chép, theo dõi hàng ngày của giáo viên dựa trên tiêu chuẩn : hành vi, thái độ, nhận thức quan trọng nhất là trẻ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc khi được đến trường và tự thấy mình trưởng thành trong cuộc sống.

Ưu điểm của phương pháp giáo dục Montessori

Với một phương châm giáo dục hiện đại “Học trẻ để dạy trẻ tốt hơn” thì phương pháp giáo dục mầm non Montessori đã chứng minh cho các bậc phụ huynh và mọi ngừoi thấy rằng đây là một phương thức Ưu Việt và rất tiềm năng.

Giúp trẻ hình thành khả năng tự lập, khả năng xã hội từ rất sớm

Trẻ có khả năng suy nghĩ, hành xử độc lập

Hạn chế của phương pháp giáo dục

Trẻ được học như chơi nhưng chơi mà học những kỹ năng và kiến thức tự nhiên, xã hội, địa lý thậm chí là công việc cá nhân hàng ngày

Trẻ được giáo dục về tính nhân văn rất sớm nên hình thành được tính cách hiền hòa, nhân ái, tự chủ.

Dù Montessori được ca ngợi về hiệu quả giáo dục và khơi gợi tiềm năng phát triển ở trẻ hiệu quả, giúp trẻ có những kĩ năng tự lập từ nhỏ và giúp trẻ phát triển sớm, cũng như đạt được khả năng toàn diện về trí lực và tinh thần.. tuy nhiên phương pháp giáo dục nào cũng sẽ tồn tại những ưu điểm và nhược điểm riêng, và Montessori cũng vậy.

Dưới đây là những nhược điểm của phương pháp giáo dục Montessori mà cha mẹ có thể tham khảo để cân nhắc lựa chọn cho con đồng thời hiểu và khắc phục được các nhược điểm này :

Nhược điểm của phương pháp giáo dục trẻ Montessori

Các giáo cụ của phương pháp monterssori có giá thành khá cao: So với thu nhập bình quân. Và hơn hết để chuẩn bị cho các kĩ năng của Montessori luôn có tiêu chuẩn chất lượng cao do vậy mà mức giá của các tài liệu này không hề nhỏ. Thêm nữa một lớp học Montessori còn cần rất nhiều đồ chơi , học cụ tài liệu đầy đủ với thiết kế riêng, chỉ để đảm bảo kỹ thuật của phương pháp.

Độc lập không phải lúc nào cũng giúp ích: Khả năng hoạt động độc lập, không cần đến sự giúp đỡ của mọi người không phải lúc nào cũng có ích, đặc biệt khi trẻ bắt đầu học lên các bậc lớn hơn như bậc đại học và ra trường đi làm.

Thiết kế lớp học tự doTrẻ em có xu hướng thích thói quen và cấu trúc. Ngay cả các rào cản vật lý của bàn học xếp hàng liên tiếp có thể là một sự thoải mái đối với một số học sinh.

Hệ thống phân cấp của các lớp học truyền thống cho phép ít tự do hơn, nhưng nó đảm bảo một môi trường lớp học trật tự và an toàn.Từ những vấn đề trên có thể thấy trường học Montessori, là một mô hình học tập và phát triển tuyệt vời. Nhưng không phải hoàn hảo và còn tồn tại những nhược điểm đáng lưu ý.


Vì vậy Trường mầm non montessori Chu Văn An tại Hà Đông luôn luôn chú trọng về giáo viên, cần có những giải pháp tốt hơn để duy trì hiệu quả của phương pháp Montessori một cách ưu việt nhất.