Hành tính nào là biểu tượng của cộng đồng lgbt năm 2024

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về LGBTQ là gì. Tuy nhiên, tất cả những điều đó cũng chỉ chung quy lại một định nghĩa như sau:

LGBTQ là các chữ cái viết tắt của Lesbian (đồng tính luyến ái nữ), Gay (đồng tính luyến ái nam), Bisexual (song tính luyến ái), Transgender (chuyển giới) và Queer (có xu hướng tính dục và bản dạng giới khác biệt, hoặc không nhận định mình theo bất kỳ nhãn nào) hoặc Questioning (đang trong giai đoạn tìm hiểu bản thân).

LGBTQ thể hiện sự đa dạng của các nền văn hoá nhân loại dựa trên xu hướng tình dục (sexual orientation), bản dạng giới (gender identity), thể hiện giới (gender expression) và thiên hướng tình dục (sexual attraction).

Xu hướng tình dục có các nhóm phổ biến: Dị tính luyến ái (heterosexual), đồng tính luyến ái (homosexual), song tính luyến ái (bisexual), toàn tính luyến ái (pansexual), vô tính luyến ái (asexual)...

Theo bản dạng giới có thể có: Nam, nữ, phi nhị nguyên giới, linh hoạt giới, vô giới... và người có bản dạng giới trái với giới tính sinh học (biological sex) của mình là người chuyển giới, ngược lại người người có bản dạng giới phù hợp với giới tính sinh học là người hợp giới.

Đối với từ Q trong LGBTQ sẽ được hiểu như sau:

Q trong LGBTQ tức là Queer. Nghĩa đen của nó là “kỳ quặc, lạ thường, khác người”, Queer là từ chỉ người có biểu hiện khác với những tiêu chuẩn, quy tắc, lề thói chung của xã hội.

Queer có thể là nam hoặc nữ, lưỡng tính hoặc vô tính, có thiên hướng đồng tính, hành vi quan hệ đồng tính hoặc không.

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Hành tính nào là biểu tượng của cộng đồng lgbt năm 2024

LGBTQ là gì? Q trong LGBTQ là gì? Ngày chống kỳ thị LGBT là ngày nào? (Hình từ Internet)

Ngày chống kỳ thị LGBT là ngày nào?

Trước khi được Liên Hợp Quốc công nhận, trong một thời gian dài ở Đức, ngày 17/5 được xem là Gay Day.

Mãi cho đến ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần.

Ngày 17/5/2014, với nỗ lực không ngừng của 24000 cá nhân và các tổ chức về LGBT lớn như:

- Hiệp hội đồng tính nữ và đồng tính nữ quốc tế ILGA.

- Ủy ban Nhân quyền Đồng tính và Đồng tính Quốc tế (IGLHRC).

- Hội nghị Thế giới của những người Do Thái LGBT và Liên minh Đồng tính nữ châu Phi...

Ngày 17/5/2014 mới chính thức trở thành ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính, dị tính và chuyển giới (LGBT) - IDAHOBIT (International Day Against Homophobia, Biphobia, Interphobia & Transphobia) được Liên Hợp Quốc thông qua (gọi ngắn gọn là ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT).

Ngày Quốc tế chống kì thị LGBT đã được chính thức công nhận tại nhiều nước như Canada, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Anh, Mexico, Costa Rica, Croatia, Hà Lan, Pháp, Luxembourg, Venezuela và Liên minh châu Âu EU... Ủy ban IDAHOBIT được hình thành ở nhiều nước để tổ chức các hoạt động hưởng ứng sự kiện này.

Mục đích chính của ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT là nhằm giúp nâng cao nhận thức của xã hội về nạn bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT trên phạm vi toàn cầu, từ đó thay đổi cách nhìn của xã hội và tác động đến các nhà hoạch định chính sách.

Trong ngày 17/5/2014, có rất nhiều hoạt động hưởng ứng đa dạng, phù hợp với văn hóa của từng quốc gia như: Diễu hành cờ lục sắc (lá cờ biểu tượng của cộng đồng LGBT+), tuần hành và lễ hội, liên hoan nghệ thuật, hội thảo hay các cuộc thi tài năng với tinh thần sôi động và vui vẻ.

Một số hoạt động tiêu biểu có thể kể đến như cuộc diễu hành đường phố khổng lồ vinh danh ngày 17/5/2014 trong suốt 3 năm qua do con gái của Chủ tịch Cuba Raul Castro dẫn đầu tại Cuba, Mariela Castro, lễ hội âm nhạc "Love Music Hate Homophobia", Global Rainbow Flashmob...

Tại Việt Nam, trong ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT nói riêng và "tháng Tự hào LGBT" nói chung, cũng có rất nhiều hoạt động bổ ích được cộng đồng LGBT+ Việt Nam tổ chức, ví dụ như diễu hành VietPride, các hội thảo về LGBT... với sự ủng hộ của nhiều nhãn hàng và các tổ chức xã hội trong và ngoài nước.

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Xúc phạm người LGBT thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:

Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
d) Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;
đ) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”;
e) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không có đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định;
g) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về nguồn nhân lực theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;.
...

Như vậy, theo quy định trên thì người có hành vi trêu ghẹo, xúc phạm người LGBT thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Đồng thời, buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm trêu ghẹo người LGBT trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).