Hành vi không an toàn là gì năm 2024

Hỏi: Các hành vi nào bị cấm trong an toàn lao động, vệ sinh lao động? Trả lời: Điều 146 BLLĐ năm 2012 quy định các hành vi bị cấm trong an toàn lao động, vệ sinh lao động bao gồm: 1. Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật. 2. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Ban CSP, CĐXDVN

Luật An toàn vệ sinh lao động đã được Quốc hội khóa 13 thông qua chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2016. Tuy nhiên sau hơn 1 năm thực thi, tình trạng chồng chéo, trùng lắp các quy định về ATVSLĐ trong các văn bản pháp luật như Luật Hóa chất, Luật Khoáng sản, Luật Công đoàn, và không ít doanh nghiệp vì nhiều lý do chưa chấp hành theo đúng quy định của pháp Luật, nên tình trạng mất an toàn lao động và tai nạn lao động vẫn xảy ra. Để tìm hiểu về vấn đề này, nhóm phóng viên Kinh doanh và Pháp Luật đã có cuộc trao đổi với Ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An Toàn Lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Câu hỏi 1: Vâng thưa Ông, Ông có đánh giá như thế nào về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hiện nay khi mà Luật an toàn vệ sinh lao động đã có hiệu lực hơn 1 năm nay? Trả lời: Trước khi có Luật ATVSLĐ, trước đây từ 10-12 năm thì các văn bản quy định về ATVSLD ít, các quy định về lỗi và hành vi không rõ ràng, thì chúng ta chưa có cơ hội để phát hiện các doanh nghiệp vi phạm như thế nào. Sau khi Luật ATCSLD ra đời, đồng thời với đó là 4 Nghị định và hơn 20 thông tư có hiệu lực. Trong các văn bản này quy định rất rõ các hành vi nào là vi phạm ATVSLD, và có chế tài của từng hành vi vi phạm bị xử lý. Qua thống kê của năm 2016 đa số các chỉ tiêu về tai nạn đều tăng môtj chút ở trong đơn vị có quan hệ lao động. Và khu vực ngoài quan hệ lao động thì lần đầu tiên trong 6 tháng cuối năm 2016 có hơn 600 vụ và hơn 200 người chết. ^ tháng năm 2017 chúng tôi thống kê trong khu vực quan hệ lao động, tất cả các chỉ tiêu như số vụ, số người bị tại nạn và bệnh nghề nghiệp , số người bị thương, số người chết đều giảm. Đây là tín hiệu đáng mừng, và trong khu vực ngoài quan hệ lao động cũng có 96 người chết. Thì tôi cho rằng Luật đã bắt đầu phát huy tác dụng. Nếu chúng ta đẩy mạnh cái này lên thì từng bước chúng ta sẽ ngăn chặn được và hạn chế được tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Câu hỏi 2: Luật ATVSLĐ 2015 đã mở rộng chế độ chính sách đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Vậy Ông có thể phân tích rõ hơn những lợi ích của người lao động khi doanh nghiệp và người lao động thực thi pháp luật An toàn vệ sinh lao động? Trả lời: Luật ATLĐ có quy định ở điều 55 và 56. Ở điều 55 có quy định chuyển đổi nghề nghiệp cho người bj tai nạn lao động khi quay lại làm việc nhưng không còn khả năng lao động tại công việc cũ thì phải đào tạo chuyển đổi cho họ. ĐIều 56 quy định các biện pháp phòng ngừa tai nạn rủi ro cho người lao động. Thì từ quy định này Luật cho phép trích không quá 10% tổng thu quỹ bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp mà do doanh nghiệp đóng trong quỹ hiện nay để làm công tác phòng ngừa. Công tác phòng ngừa tập trung rất nhiều vào công tác phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống tai nạn lao động, và đặc biệt là công tác huấn luyện ATVSLD. Bên cạnh đó, Chính phủ đang giao cho chúng tôi xây dựng Nghị định bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tự nguyện cho đối tượng lao động không có quan hệ lao động. Thì hiện đang là bước cuối cùng, Bộ Lao động đang trình Chính phủ. Nếu NĐ được ban hành thì Nhà nước sẽ hỗ trợ từ 20-30% để người lao động tự do tham gia bảo hiểm lao động tự nguyện.

Câu hỏi 3: Có nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện có tình trạng chồng chéo, trùng lắp các quy định về ATVSLĐ trong các văn bản pháp luật như Luật Hóa chất, Luật Khoáng sản, Luật Công đoàn.. nên doanh nghiệp khó thực thi. Vậy theo Ông làm thế nào để hạn chế sự chồng chéo, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp? Trả lời: Để giải quyết được cái chồng chéo này thì trong Luật ATVSLD, đặc biệt là chức năng phân định quản lý Nhà nước đối với máy móc về an toàn VSLD. Trước đây việc này bị chồng chéo giữa các Bộ , nhưng vừa rồi trong quá trình tham mưu để ban hành Luật, đặc biệt ở NĐ 44 , chúng tôi đã phân định ra các máy móc thiết bị mà từng Bộ quản lý. Ví dụ Bộ Lao động quản lý 10 loại máy móc thiết bị, Bộ công thương 12 loại, Bộ giao thông vận tải là 3 loại. Tất cả những loại đó đều dc liệt kê trên danh mục. Bộ y tế, Bộ GTVT, Công An. Tất cả 9 bộ đều được phân định ra. Tuy rằng khi phân định này là tránh chồng chéo trong quản lý thì lại gây phức tạp cho doanh nghiệp . Có doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nhiều phải xin đến 7, 8 giấy phép. Cái này chúng tôi đã báo cáo với Thủ tướng rồi. Nhưng tới đây phải xem xét để có cải cách vừa không chồng chéo, vừa đỡ khó khăn cho doanh nghiệp

1. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không thực hiện các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến người, tài sản, môi trường; buộc người lao động phải làm việc hoặc không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ hoặc buộc người lao động tiếp tục làm việc khi các nguy cơ đó chưa được khắc phục. 2. Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định của pháp luật; truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 3. Sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không được kiểm định hoặc kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, hết hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường. 4. Gian lận trong các hoạt động kiểm định, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động, người sử dụng lao động. 5. Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân biệt đối xử vì lý do người lao động từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình; phân biệt đối xử vì lý do đã thực hiện công việc, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh viên, người làm công tác y tế. 6. Sử dụng lao động hoặc làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động khi chưa được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Thế nào là hành vi mất an toàn?

Theo đó, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là hư hỏng của máy, thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường.

Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 có bao nhiêu hành vi bị cấm đối với người sử dụng lao động?

Điều 12 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định 7 hành vi bị cấm trong an toàn vệ sinh lao động, cụ thể: Về TNLĐ, BNN, cấm người sử dụng lao động: che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về TNLĐ, BNN; không thực hiện các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; buộc người lao động phải làm việc ...

An toàn lao động là gì?

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

Khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn lao động người lao động phải làm gì?

Khi xảy ra tai nạn lao động, hoặc xuất hiện tình huống gây mất an toàn, vệ sinh lao động, người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải nhanh chóng báo cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết để xử lý kịp thời.