Hay phân tích công việc của quản trị kênh phân phối

Quản trị kênh phân phối [Distribution Management]đề cập đến quá trình giám sát vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất đến điểm bán hàng


I. Khái niệm

Quản trị kênh phân phối [Distribution Management] đề cập đến quá trình giám sát vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất đến điểm bán hàng.

Đây là một thuật ngữ bao quát, đề cập đến nhiều hoạt động và qui trình như đóng gói, tồn kho, lưu kho, chuỗi cung ứng và hậu cần.

Quản trị kênh phân phối là một phần quan trọng trong chu kì kinh doanh của các nhà phân phối và bán buôn.


Biên lợi nhuận [Profit margin] của các doanh nghiệp phụ thuộc vào việc họ có thể vận chuyển hàng hóa nhanh như thế nào. Bởi họ bán được càng nhiều thì càng kiếm được nhiều tiền.

Có được một hệ thống quản trị kênh phân phối thành công cũng rất quan trọng để các doanh nghiệp có thể vừa duy trì tính cạnh tranh và vừa làm cho khách hàng hài lòng.

II. Đặc điểm của Quản trị kênh phân phối

Quản trị kênh phân phối rất quan trọng đối với sự thành công về tài chính và tuổi thọ của công ty.

Thực hiện quản trị kênh phân phối thành công đòi hỏi phải quản lí hiệu quả toàn bộ quá trình phân phối.

Một công ty càng lớn, hoặc số lượng điểm cung ứng của một công ty càng lớn thì càng cần phải dựa vào tự động hóa để quản lí hiệu quả qui trình phân phối.

Quản trị kênh phân phối hiện đại không đơn thuần bao gồm là chỉ chuyển sản phẩm từ điểm A sang điểm B. Nó liên quan đến việc thu thập và chia sẻ các thông tin liên quan được sử dụng để xác định cơ hội quan trọng cho sự tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.


Hầu hết các công ty tiến bộ ngày nay sử dụng lực lượng phân phối của họ để có được thông tin thị trường, điều rất quan trọng trong việc đánh giá vị thế cạnh tranh của họ.

Về cơ bản có hai loại phân phối: phân phối bán hàng [sales distribution] và phân phối hậu cần [logistics].

Phân phối bao gồm các chức năng đa dạng như dịch vụ khách hàng, vận chuyển, lưu kho, kiểm soát hàng tồn kho, vận hành đội xe tải tư nhân, đóng gói, tiếp nhận, xử lí nguyên liệu, cùng với nhà máy, kho, lập kế hoạch vị trí cửa hàng và tích hợp thông tin.

Mục tiêu của quản trị kênh phân phối là đạt được hiệu quả cuối cùng trong việc cung cấp nguyên liệu thô, từng bộ phận hay sản phẩm hoàn chỉnh đến đúng địa chỉ và thời gian chính xác.

Kế hoạch phân phối hậu cần phải hiệu chỉnh phù hợp với chiến lược kênh phân phối tổng thể.

III. Ưu điểm của chiến lược Quản trị kênh phân phối

Bên cạnh việc làm cho lợi nhuận tăng, có nhiều lí do mà một công ty muốn sử dụng chiến lược quản trị kênh phân phối.

Đầu tiên, chiến lược quản trị kênh phân phối giữ cho mọi thứ có tổ chức. Nếu không có hệ thống quản lí phù hợp, các nhà bán lẻ sẽ bị buộc phải lưu kho hàng hóa tại địa điểm của họ, nhưng nếu người bán không gian lưu trữ thích hợp thì sẽ gặp rắc rối lớn hơn.

Hệ thống quản trị kênh phân phối cũng làm cho mọi thứ dễ dàng hơn cho người tiêu dùng. Nó cho phép họ đến một địa điểm nhưng lại tiếp cận được nhiều sản phẩm khác nhau. Nếu hệ thống phân phối không tồn tại, người tiêu dùng sẽ phải đến nhiều địa điểm chỉ để có được thứ họ cần.

Có hệ thống quản trị kênh phân phối phù hợp cũng giúp giảm bớt khả năng xảy ra lỗi trong quá trình giao hàng, cũng như thời gian giao hàng.

IV. Quản trị kênh phân phối có chức năng tiếp thị

Ý tưởng quản trị kênh phân phối như là một chức năng tiếp thị đó là việc quản trị kênh phân phối xảy ra trong một hệ sinh thái cũng liên quan đến việc xem xét các yếu tố sau:

- Sản phẩm [Product]: Không phải lúc nào cũng là một đối tượng hữu hình, sản phẩm cũng có thể đề cập đến một ý tưởng, âm nhạc hoặc thông tin.

- Giá [Price]: Điều này đề cập đến giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ cho cả người bán và người mua, có thể liên quan đến cả các yếu tố hữu hình và vô hình, chẳng hạn như giá niêm yết, giảm giá, tài trợ và phản hồi của khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

- Xúc tiến [Promotion]: Người bán giao tiếp với khách hàng để thông báo, thuyết phục và/ hoặc gợi nhớ người mua và những người mua tiềm năng về hàng hóa, dịch vụ, hình ảnh, ý tưởng và tác động của nó đối với xã hội.

- Sự sắp đặt [Placement]: Điều này đề cập đến qui trình đảm bảo sự có sẵn, khả năng tiếp cận và khả năng hiển thị của sản phẩm cho khách hàng trong các kênh phân phối mục tiêu hoặc địa điểm họ muốn mua.

Quản trị kênh phân phối hiệu quả liên quan đến việc bán sản phẩm trong khi vẫn đảm bảo đủ số lượng hàng dự trữ trong các kênh phân phối, quản lí nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu của các chương trình xúc tiến.

Đồng thời cũng liên quan đến việc đảm bảo chuỗi cung ứng đủ hiệu quả, chi phí phân phối đủ thấp để cho phép sản phẩm được bán đúng giá, hỗ trợ chiến lược tiếp thị và giúp tối đa hóa lợi nhuận công ty.

Nguồn: Investopedia

Có thể bạn quan tâm:

10 Tháng Bảy, 2017

Kênh phân phối là kênh trung gian gồm một nhóm các tổ chức hoặc cá nhân cùng tham gia vào quá trình đưa sản phẩm từ nơi cung ứng [nhà sản xuất] tới nơi có nhu cầu [người tiêu dùng].

Quản trị kênh phân phối là gì?

Quản trị kênh phân phối là quá trình tiến hành hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động của từng khâu, từng bộ phận vận hành trong kênh phân phối. Qua đó, người thực hiện dễ dàng điều chỉnh việc sử dụng các nguồn lực nhằm đạt sự thành công trong mục tiêu đề ra.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, quản trị kênh phân phối [hay quản lý kênh phân phối] là một phần quan trọng. Bên cạnh việc điều tiết thực hiện quy chuẩn chức năng phân phối sản phẩm, quản lý kênh phân phối còn phải làm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Người quản lý kênh phân phối thông qua việc nắm bắt tình hình thông tin thị trường và nhu cầu thực tiễn từ khách hàng, từ đó lên thông tin báo cáo quản trị để chủ doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh chính sách kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp.

Thực hiện Quản lý kênh phân phối hiệu quả

Hiện nay, nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt. Các kênh phân phối có vai trò như chất xúc tác, tạo dòng chảy sản phẩm từ người sản xuất tới người mua cuối cùng. Những tổ chức, cá nhân tham gia vào kênh phân phối được gọi chung là thành viên của kênh; các thành viên nằm giữa nhóm nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng đều gọi chung là các trung gian phân phối.

Việc thiết lập một kênh phân phối thành công chính là bước khởi đầu tốt đẹp trong quá trình tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau bước thiết lập [xây dựng] hệ thống kênh phân phối, vấn đề quan trọng nhất chính là “quản lý” kênh phân phối hiệu quả. 

Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ quản lý kênh chủ chốt, am hiểu sản phẩm –  thị trường, nhạy bén trong việc đưa ra quyết định để giúp kênh hoạt động hiệu quả. Dưới đây là hai bước quan trọng nhất để quản lý kênh phân phối hiệu quả:

  • Khuyến khích các thành viên của kênh: Nhà sản xuất và thành viên kênh có mối quan hệ hai chiều. Mối quan hệ đó càng mật thiết thì càng nhanh chóng đạt được mục tiêu chung của cả hệ thống. Muốn vậy, nhà sản xuất cần thường xuyên tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của các trung gian để có hướng giải quyết phù hợp.
  • Đánh giá hoạt động của thành viên kênh: Việc đánh giá hoạt động của các thành viên kênh là rất quan trọng, mang tính thời kỳ và là sự xem xét tổng hợp. Từ việc đánh giá, nhà quản lý sẽ biết được thành viên nào hoạt động có hiệu quả để có kế hoạch đầu tư; ngược lại, thành viên nào làm việc kém hiệu quả kịp thời loại bỏ. Qua đây, tạo nên cấu trúc kênh tốt nhất đáp ứng được với sự đòi hỏi của thị trường.

Cùng với sự phát triển không ngừng của hệ thống CNTT, các nhà quản trị kênh phân phối ngày càng nhận được sự hỗ trợ tốt hơn trong công việc của mình bởi sự ra đời của những phần mềm ưu việt. Phần mềm kế toán BRAVO là tiêu biểu trong số đó. Với kinh nghiệm gần 18 năm xây dựng và phát triển, phần mềm BRAVO đã được tin dùng bởi gần 3000 doanh nghiệp là các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong cả nước, hỗ trợ các kế toán viên, nhà quản trị thao tác dễ dàng, có được báo cáo kịp thời, nâng cao hiệu quả trong công việc.

>>> Xem thêm:

Quản trị hệ thống kênh phân phối bán lẻ trong doanh nghiệp 

Video liên quan

Chủ Đề