Hiện tượng ra huyết hồng khi mang thai

Hiện tượng ra huyết hồng khi mang thai

Ra máu hồng khi mang thai là hiện tượng phổ biến và không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Thế nhưng, không nên chủ quan vì nó có thể là dấu hiệu nguy hiểm.

Trong thời kỳ mang thai, mọi dấu hiệu bất thường đều khiến mẹ bầu lo lắng. Tuy nhiên, trước tiên nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra máu hồng khi mang thai. Vì có những nguyên nhân không ảnh hưởng đến sức khỏe và cũng có những nguyên nhân khiến mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Xuyên suốt thai kỳ, có rất nhiều nguyên nhân gây ra máu hồng khi mang thai. Chẳng hạn như ra máu báo thai, mang thai ngoài dạ con, viêm nhiễm vùng kín hoặc do những tác động từ bên ngoài. Cụ thể những nguyên nhân đó là:

1. Ra máu báo thai

Sau khi trứng được thụ tinh, bạn có thể sẽ bị ra một ít máu hồng hồng. Đó là dấu hiệu báo trứng đã thụ tinh thành công. Tùy theo cơ địa, không phải mẹ bầu nào cũng ra máu báo thai.

Máu báo thai có thể có màu hồng nhạt, nâu nhạt hoặc màu đỏ như kinh nguyệt thông thường. Lượng máu ra ít, chỉ đủ ướt đáy quần lót một xíu chứ không ra nhiều như máu kinh.

Thời gian ra máu báo thai ở mỗi người khác nhau. Thời gian ra máu báo thai thường là 7 – 14 ngày. Nhưng cũng có trường hợp máu báo thai xuất hiện sau khi thụ thai từ 8 – 12 ngày. Có người chỉ ra vài giờ nhưng cũng có người ra máu trong vòng 1 – 2 ngày.

2. Ra máu dọa sảy thai

Mẹ bầu bị ra máu trong thời kỳ mang thai có thể là máu dọa sảy thai. Ba tháng đầu khi mang thai là giai đoạn tử cung còn yếu và chưa ổn định nên rất dễ gặp biến cố. Rất nhiều thai phụ bị sảy thai tự nhiên chỉ sau 1 – 2 ngày ra máu. Một vài trường hợp sảy thai còn kèm theo triệu chứng đau bụng dưới.

Với những mẹ bầu đã vượt ba tháng đầu thai kỳ thì hiện tượng ra máu hồng khi mang thai có thể là dấu hiệu của sảy thai, sinh non hoặc nhau thai có vấn đề.

3. Mang thai ngoài tử cung

Đa phần, trứng sau khi thụ tinh sẽ làm tổ bên trong tử cung. Nhưng cũng có một số trường hợp phôi thai bám vào các vùng ngoài tử cung như ống dẫn trứng, cổ tử cung, trong ổ bụng, thậm chí ngoài ổ phúc mạc.

Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm. Khi ngôi thai lớn lên sẽ chèn ép vị trí đậu phôi, gây vỡ hoặc xuất huyết cho mẹ bầu.

Hiện tượng ra huyết hồng khi mang thai
Hình ảnh minh họa thai làm tổ trên ống dẫn trứng

4. Viêm nhiễm vùng kín

Nhiễm trùng vùng kín, bị bệnh lây qua đường tình dục là nguyên nhân phổ biến gây ra máu hồng khi mang thai. Những căn bệnh này gây loét âm đạo hoặc cổ tử cung gây ra tình trạng xuất huyết vùng kín.

Ngoài những nguyên nhân bên trong, các tác động từ bên ngoài là yếu tố nguy cơ khiến mẹ bầu có thể bị ra máu khi mang thai như:

  • Ra máu sau khi quan hệ tình dục
  • Ra máu sau mỗi lần khám thai
  • Polyp cổ tử cung
  • Rối loạn đông máu
  • Vỡ tử cung
  • Ung thư cổ tử cung

Khi nào ra máu hồng khi mang thai là nguy hiểm?

Nếu mẹ bầu bị ra máu khi mang thai kèm đau bụng hoặc các triệu chứng bất thường sau đây thì nên gặp bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời thăm khám và xử lý.

  • Đau bụng dưới hoặc đau xung quanh bụng
  • Sốt cao
  • Chuột rút
  • Ớn lạnh
  • Ra máu cục lớn hoặc bị vón cục
  • Choáng váng hoặc ngất
  • Ra máu quá 2 ngày, máu có màu đỏ tươi

Nhưng nếu ra máu mà không kèm các triệu chứng nêu trên, bạn nên bình tĩnh và không cần lo lắng quá. Nhưng để yên tâm, bạn hãy đi khám để kiểm tra sức khỏe mẹ và bé.

Hiện tượng ra huyết hồng khi mang thai
Ra máu kèm sốt cao trong thai kỳ thì nên đi khám ngay

Phòng ngừa nguy cơ bị ra máu hồng trong thai kỳ

Để phòng ngừa nguy cơ ra máu màu hồng trong thai kỳ (không phải máu báo thai), mẹ bầu nên tuân thủ chế độ ăn uống, tập luyện đều đặn để có một sức khỏe tốt. Đồng thời, có thể chủ động phòng tránh nguy cơ sảy thai sớm hoặc sinh non.

  • Ăn nhiều loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn để cân bằng sinh dưỡng và không tăng cân quá nhanh.
  • Bổ sung nhiều chất xơ như ngũ cốc, bánh mì, rau củ quả,…
  • Uống vitamin tổng hợp. Tuy nhiên, nếu đã bổ sung đủ vitamin từ bữa ăn thì không uống vitamin tổng hợp nữa.
  • Để bổ sung đủ 27mg sắt mỗi ngày, bạn nên ăn ít nhất 3 loại thực phẩm giàu sắt trong ngày.
  • Uống ít nhất 4 cốc sữa trong ngày hoặc các sản phẩm chứa canxi để bổ sung đủ 1000-1300mg canxi cần thiết cho mẹ và bé.
  • Ăn nhiều nguồn có chứa vitamin C để nạp khoảng 70mg vitamin C mỗi ngày như bưởi, cam, mật ong, đu đủ, súp lơ,…
  • Bổ sung vitamin A bằng cách ăn nhiều cà rốt, bí ngô, rau bina, củ cải,…
  • Ăn nhiều lá rau xanh thẫm, các loại họ đậu như đậu đỏ, đậu đen,… để bổ sung đủ 0.4mg axit folic mỗi ngày.
Hiện tượng ra huyết hồng khi mang thai
Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất để phòng ngừa nguy cơ ra máu hồng khi mang thai

Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể hoạt động thể chất như lúc chưa mang bầu nhưng với cường độ nhẹ hơn. Bạn thể thể tập Aerobic, đi bộ, tập yoga,… để ngăn ngừa béo phì, tiểu đường thai kỳ và tăng cường lưu thông máu. Trước hết, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi vận động trong thai kỳ.

Ra máu hồng khi mang thai bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, chưa hẳn đó là tình trạng xấu. Do đó, mẹ bầu nên bình tĩnh và tìm đến cơ sở y tế để kiểm tra cho chắc chắn. Đồng thời, cố gắng duy trì chế độ sống lành mạnh để phòng ngừa nguy cơ ra máu trong thai kỳ nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hiện tượng ra huyết hồng khi mang thai
Hiện tượng ra huyết hồng khi mang thai

Ra máu báo sắp sinh là dấu hiệu rõ nét nhất cho thấy ngày vượt cạn đã cận kề. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ sinh ngay lập tức mà “cuống cuồng” chuẩn bị đi đẻ, thay vào đó, hãy bình tĩnh và quan sát các dấu hiệu sắp sinh khác của cơ thể.

Máu báo sắp sinh hay dân gian còn gọi là ra máu cá, huyết hồng là triệu chứng thường gặp ở giai đoạn cuối của thai kỳ và cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh phổ biến nhất. Nhiều mẹ bầu cho rằng ra máu báo sắp sinh nghĩa là sẽ chuyển dạ ngay lập tức trong vài giờ nên “cuống cuồng” đi đến bệnh viện. Thế nhưng, liệu điều này có đúng? Thực tế là mẹ bầu ra máu cá bao lâu thì sinh?

Ra máu báo sắp sinh là như thế nào?

Ở những ngày cuối của thai kỳ, khi ngày dự sinh cận kề, bạn có thể thấy quần lót xuất hiện vài vệt máu hồng đi kèm với chất nhầy được tiết ra từ âm đạo. Đây là hiện tượng ra máu báo sắp sinh hay ra huyết hồng chuyển dạ.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do cổ tử cung bắt đầu mềm, căng và mở rộng để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ làm vỡ một số mạch máu nhỏ, khiến máu lẫn với dịch nhầy.

Nhiều mẹ bầu thắc mắc ra máu cá với bong nút nhầy cổ tử cung có khác nhau hay không. Thực tế, 2 triệu chứng này là khác nhau nhưng thường diễn ra cùng lúc và đều có liên quan đến sự thay đổi của cổ tử cung.

Tuy nhiên, về bản chất thì nút nhầy cổ tử cung là một chất dịch đặc và dính, có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn không cho vi khuẩn và vi trùng xâm nhập trong thai kỳ.

Ra máu báo bao lâu thì chuyển dạ?

Thực tế, không có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi như ra máu báo bao lâu thì chuyển dạ, ra máu báo bao lâu thì đẻ, ra dịch màu hồng bao lâu thì sinh, ra máu thăm bao lâu thì sinh… Nguyên do là bởi điều này sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ bầu.

Có trường hợp mẹ sẽ chuyển dạ trong vài giờ, vài ngày nhưng cũng có trường hợp phải mất đến 1-2 tuần mẹ mới chuyển dạ. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp sẽ chuyển dạ sinh con sau khi ra máu báo sắp sinh khoảng 1 tuần.

Không phải thấy máu báo sắp sinh là mẹ sẽ sinh ngay lập tức, đặc biệt là những trường hợp ra máu cá nhưng không thấy đau bụng. Tuy nhiên, mẹ cần chuẩn bị tinh thần và chú ý quan sát các dấu hiệu sắp sinh khác vì mẹ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào.

Trong giai đoạn này, nếu chưa chuẩn bị xong giỏ đồ đi sinh thì bạn cũng cần gấp rút hoàn thành việc đó. Bạn hãy cân nhắc thật kỹ đến những vật cần mang theo khi nhập viện, tránh mang thiếu hoặc mang quá nhiều. Trong trường hợp chưa có kinh nghiệm, bạn có thể tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ, gia đình hoặc các mẹ bỉm sữa khác. Đừng quên sắp xếp tất cả đồ đi sinh vào một chiếc túi hoặc vali gọn gàng để bạn dễ dàng tìm thấy khi cần thiết nhé.

Nếu ra máu báo sắp sinh đi kèm với các cơn đau đặc trưng của chuyển dạ như cơn đau xuất hiện 3 phút lần thì cần đi bệnh viện ngay.

Máu báo sắp sinh nhiều hay ít? Máu báo sắp sinh có màu gì?

Đa phần, máu báo sắp sinh thường không ra nhiều. Bạn chỉ ra một lượng máu nhỏ, khoảng 1 – 2 đốm máu đi kèm với dịch nhầy cổ tử cung.

Màu sắc của máu báo sắp sinh cũng rất đa dạng và phần nào có thể phụ thuộc vào việc có đi kèm với việc bong nút nhầy cổ tử cung hay không.

Cụ thể, máu báo sắp sinh có thể có màu hồng nhạt, đỏ, nâu nhạt, nâu sẫm hoặc có dịch màu trắng pha lẫn chút vệt đỏ. Nếu huyết hồng ra cùng lúc với nút nhầy cổ tử cung thì máu có thể lẫn với dịch nhầy, còn nếu xuất hiện riêng lẻ thì máu có thể có màu đỏ tươi.

Không phải ai cũng có dấu hiệu ra máu cá chuyển dạ, có trường hợp hiện tượng này xuất hiện sau khi quá trình chuyển dạ bắt đầu. Do đó, nếu không thấy ra máu hồng mà lại có những dấu hiệu chuyển dạ khác thì mẹ không cần quá lo.

Đối với vấn đề ra máu có phải sắp sinh không? Song song với việc ra máu cá thì bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Đau bụng dưới giống như đau bụng kinh kéo dài khoảng vài giờ hoặc vài ngày
  • Xuất hiện các cơn co thắt thường xuyên và mạnh dần.

Ra huyết hồng sắp sinh: Khi nào cần đi bệnh viện?

Nếu mẹ bầu thấy máu ra nhiều, thấm ướt băng vệ sinh trong 1 – 3 giờ hoặc ra máu gây choáng, ngất, da tái xanh thì cần đi khám ngay bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng nguy hiểm như:

  • Vỡ tử cung
  • Nhau tiền đạo
  • Nhau bong non.

Khi thấy ra máu báo sắp sinh, mẹ cũng chú ý quan sát các dấu hiệu chuyển dạ khác. Nếu có các dấu hiệu sau thì cần đi bệnh viện ngay:

  • Xuất hiện cơn co thắt mỗi 3 phút 1 lần (hoặc 3 lần trong 10 phút). Lúc này cổ tử cung đã mở khoảng 2cm, trung bình sau 8 – 16 giờ bé sẽ chào đời.
  • Đau bụng đi kèm những cơn co thắt liên tiếp và càng tăng, cơn đau không giảm khi thay đổi tư thế.
  • Rò rỉ, vỡ ối: Có chất dịch trong suốt, không có mùi khai chảy từ vùng kín thì cần đi bệnh viện ngay bởi khoảng 80% bà bầu rỉ ối sẽ sinh trong vòng 12 giờ sau đó.

Ra dịch màu hồng bao lâu thì sinh, ra máu báo bao lâu thì sinh không quan trọng bằng việc ra máu báo sắp sinh đi kèm với những dấu hiệu nào. Nếu máu báo sinh không đi kèm với những triệu chứng bất thường kể trên thì bạn cứ bình tĩnh và chú ý theo dõi thêm chứ không cần “cuống cuồng” đến bệnh viện mẹ nhé!

Có thể bạn quan tâm: Buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh để đến bệnh viện kịp thời?

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.