Giao thoa văn hóa cổ xưa với sự hiện đại năm 2024

Trong tiếng Nhật, văn hóa cúi chào được gọi là ojigi. Đây là cách người Nhật dùng để thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, hoặc để chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và khi cần nhờ sự giúp đỡ. Cũng như nhiều quốc gia châu Á khác, xã hội Nhật Bản rất trọng thứ bậc, tôn ti trật tự. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong giao tiếp – đầu càng cúi thấp, càng thể hiện được sự tôn trọng, lòng biết ơn hay sự trang trọng của bản thân.

Có tất cả năm cách cúi chào, mỗi cách được sử dụng tùy thuộc vào từng tình huống, độ tuổi, bối cảnh xã hội khác nhau.

Cách chào thứ nhất là gật đầu nhẹ khi chào hỏi bạn bè, những người kém tuổi hay cấp dưới ở nơi làm việc.

Cách thứ hai là eshaku, khi chào đầu sẽ cúi 15 độ, dùng để chào những người có quen biết nhưng không quá thân thiết.

Giao thoa văn hóa cổ xưa với sự hiện đại năm 2024

Thứ ba là keirei, là một cách chào trang trọng thể hiện sự tôn trọng với người lớn tuổi hoặc với sếp, ông chủ của bạn.

Cách chào thứ tư là cúi chào 45 độ, gọi là saikeirei, được sử dụng khi muốn bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc.

Giao thoa văn hóa cổ xưa với sự hiện đại năm 2024

Cuối cùng là dogeza, khi chào sẽ quỳ gối xuống đất, đầu cúi thấp. Dogeza được sử dụng khi gặp một người có địa vị cao hoặc khi một người đã phạm phải sai lầm rất nghiêm trọng và muốn bày tỏ lời xin lỗi. Đôi khi người Nhật cũng cúi chào kiểu dogeza khi muốn xin một đặc ân từ ai đó.

Giao thoa văn hóa cổ xưa với sự hiện đại năm 2024

Thời phong kiến, nếu không cúi đầu hoặc thậm chí cúi đầu không đúng cách trước mặt một samurai hay một lãnh chúa thì sẽ bị kết án tử hình ngay tại chỗ. Ngày nay, những hình phạt như vậy đã không còn tồn tại, nhưng cúi đầu vẫn là một lễ nghi cơ bản trong giao tiếp. Chẳng hạn như khi đi qua đường, người đi bộ, kể cả trẻ em, đều cúi đầu với tài xế để cảm ơn vì đã nhường đường cho họ.

Nghi thức xã giao này cho thấy người Nhật đã hòa trộn một cách vô cùng tinh tế những đức hạnh cổ xưa như sự tôn trọng, lòng thành kính, biết ơn và nét hiện đại của một xã hội phát triển bậc nhất thế giới, để rồi đưa nó thành một loại hình nghệ thuật mang bản sắc đặc trưng của xứ sở hoa anh đào.

Hội an vùng đất ghi dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Đến nơi đây một bước chân có thể đi qua thật nhiều nền văn hóa, ngay cạnh ngôi nhà cổ Việt Nam là hội quán mang đậm dấu ấn Trung Hoa, xa xa là Lai Viễn Kiều phong cách Nhật, ngả bóng cạnh biệt thự của thương nhân Hà Lan.

Giao thoa văn hóa cổ xưa với sự hiện đại năm 2024

\>> Xem thêm : Thăm quan Hội An thu nhỏ

Không chỉ kiến trúc mà du khách còn có thể thấy sự giao thoa thời gian cổ kính rêu phong với hiện đại lộng lẫy. Những bức tường trăm tuổi, những con phố nhỏ xinh xắn, những chiếc đèn lồng lung linh, nhưng lại không hề thiếu những hoạt động giải trí sôi động, hiện đại. Những tất cả sự giao thoa này không lạc lõng mà được kết nối chặt chẽ bằng sự “ kết dính “ mang tên Văn Hóa Hội An.

Giao thoa văn hóa cổ xưa với sự hiện đại năm 2024

Giữa guồng quay náo nhiệt của xã hội mới, Hội An vẫn giữ cho mình cả sự yên tĩnh, cả sự náo nhiệt sôi động. Cuộc sống hàng ngày yên ả, cả thành phố chìm trong không gian tĩnh mịch, thanh bình. Nhưng khi Hội An ngập tràn ánh đèn lồng, thành phố lại trở nên ồn ào, náo nhiệt. vui tươi.

Giao thoa văn hóa cổ xưa với sự hiện đại năm 2024

Trải qua nhiều thăng trầm mang trên mình hàng loạt vết tích của hỗn loạn, chiến tranh, của sự lụi tàn dưới thời Pháp thuộc và của quá trình đô thị hóa ồ ạt thế kỷ 20, nhưng thật may mắn, vẻ đẹp hoài cổ, chậm rãi như một đứa trẻ đang say giấc nồng không ai nỡ đánh thức của Hội An vẫn chưa bị tàn phá. Thậm chí, phố Hoài ngày nay còn trở thành một bảo tàng trên phố, một phòng tranh ngoài trời, thành nơi lưu giữ và bảo tồn rất nhiều kiến trúc truyền thống mà văn hóa Pháp, Nhật, Hoa, Việt… đã để lại đây từ thế kỷ 17. Màu nước xanh ngắt như ngọc lục bảo của biển Cửa Đại càng làm nổi bật lên những khu nhà theo kiến trúc thuộc địa màu trắng.

Giao thoa văn hóa cổ xưa với sự hiện đại năm 2024

Bên cạnh đó Hội An còn có nền văn hóa phi vật thể đa dạng,phong phú. Cuộc sông thường nhật, tập tục văn hóa, tín ngưỡng nghệ thuật dân gian nơi đây vẫn đang được giữ gìn, bảo tồn và phát triển.

Tuy phải mang vác trọng trách với nhiều nền văn hóa Đông - Tây, nhưng Hội An không xáo trộn, chắp vá, mà rất thơ, rất mộc mạc và dung dị. Có lẽ chỉ vì thể mà khi đến Hội An, rất nhiều du khách vừa cảm nhận được sự thân quen những cũng thấy mới mẻ.

Địa chỉ : Cồn hến - 200 Nguyễn Tri Phương (rẽ trái) - Cẩm Nam - Hội An