Làm gì khi bị giãn tĩnh mạch khi mang thai

Thời kỳ mang thai của phụ nữ sẽ trở nên khó khăn hơn nếu như mẹ bầu gặp phải chứng giãn tĩnh mạch. Vậy mẹ bầu cần biết thông tin gì về giãn tĩnh mạch khi mang thai, chúng có nguy hiểm không, chúng ta cùng tham khảo bài viết sau đây của POH nhé.

Nguyên nhân và biểu hiện thường gặp của giãn tĩnh mạch

Nguyên nhân của việc giãn tĩnh mạch khi mang thai là do nồng độ hormone tăng cao và làm tĩnh mạch dễ căng lên. Lượng máu tăng lên tạo áp lực cho tĩnh mạch vì thai liên tục phát triển. Bên cạnh đó tử cung to lên theo thời gian, chúng sẽ đè vào tĩnh mạch, lưu thông máu không tốt, nên tĩnh mạch bị tắc nghẽn.

Mời mẹ tham khảo thêm: Hỏi đáp - Giãn tĩnh mạch khi mang thai

Biểu hiện giãn tĩnh mạch ở các mẹ bầu

Biểu hiện giãn tĩnh mạch thường thấy ở phụ nữ mang thai đó là phù cổ chân, cẳng chân, chân sẽ có búi tĩnh mạch giãn bất thường, thậm chí bàn chân sẽ trở nên tê dại đi lại khó khăn.

Theo thống kê thì có tới 20% phụ nữ mang thai đã bị giãn tĩnh mạch ở âm hộ và âm đạo và thông thường chỉ bị một bên.

Số ít và rất hiếm phụ nữ mang thai bị huyết khối tĩnh mạch sâu và bị nhồi máu phổi…

Bị giãn tĩnh mạch khi mang thai có sinh thường được không?

Giãn tĩnh mạch sẽ xuất hiện ở chân và âm hộ ở phụ nữ mang thai. Khi điều trị bệnh phụ nữ sẽ rất khó khăn và phải dùng điều thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất các bà bầu nên phòng ngừa một cách cẩn thận.

Bị giãn tĩnh mạch khi mang thai có sinh thường được không, giãn tĩnh mạch âm đạo có sinh thường được không là câu hỏi thường gặp nhất vì lo lắng bị vỡ tĩnh mạch.

Khi mắc phải tình trạng giãn tĩnh mạch, tùy thuộc vào cân nặng của bé mà bác sĩ sẽ khuyên sinh mổ hay sinh thường. Mẹ nên áp dụng các phương pháp cải thiện khi bị giãn tĩnh mạch.

Mẹ bầu không nên quá lo lắng vì hầu hết hiện tượng giãn tĩnh mạch sẽ giảm hoặc tự khỏi sau khi mang thai. Một số ít sẽ tái phát và cần bác sĩ tư vấn và chữa trị.

Bạn nên nhớ rằng việc phòng bệnh giãn tĩnh mạch rất quan trọng vì việc dùng thuốc sẽ ảnh hưởng tới thai nhi ví dụ sảy thai, sinh non, thậm chí là sinh quái thai…

Bà bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân

Tập luyện hợp lý giúp cải thiện giãn tĩnh mạch ở mẹ bầu

Phần đa tình trạng giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân. Chúng sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu hoặc đau đớn. Bên cạnh đó chúng có cả tính tính di truyền. Những lời khuyên để phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch ở chân đó là.

Không nên ngồi chéo chân khi mang thai, kê cao chân để giảm áp lực dồn máu xuống chi dưới. Nếu nghỉ ngơi, có thể nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực tới các tĩnh mạch chính.

Di chuyển nhiều hơn và tránh ngồi hay đứng quá lâu, nhớ phải đi kèm chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi phù hợp. Tập những bài thể dục phù hợp.

Nếu tĩnh mạch của mẹ bầu trở nên đau đớn, cứng, nóng… hay vùng da xung quanh đỏ thì cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để tránh cho bệnh nặng hơn.

Giãn tĩnh mạch ở vùng kín khi mang thai

Việc giãn tĩnh mạch ở vùng kín khi mang thai sẽ khiến các chị em rất lo lắng vì ảnh hưởng đến quá trình sinh nở. Thậm chí chúng chiếm tới 20% trong tổng số các chị em mang thai bị giãn tĩnh mạch.

Chúng thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ có thai lần 2 trở đi.  Giãn tĩnh mạch môi lớn hay môi bé sẽ gây ra hiện tượng giãn phồng, khối phồng có màu hơi xanh tái. Tất nhiên việc này sẽ khiến người mẹ vô cùng khó chịu.

Giãn tĩnh mạch vùng kín có nguy hiểm không?

Để phòng tránh việc giãn tĩnh mạch ở vùng kín khi mang thai hay giãn tĩnh mạch môi lớn… bạn nên có thói quen gác cao chân khi thư giãn, thực hiện vận động bơi nhẹ nhàng, chườm lạnh phù hợp… Đa phần dãn tĩnh mạch sẽ mất đi sau khi sinh.

Nếu không mang thai mà chị em phụ nữ bị giãn tĩnh mạch âm hộ, hay giãn không mất đi sau khi sinh thì bắt buộc phải đi khám. Bác sĩ có thể điều trị cho bệnh nhân bằng liệu pháp xơ hóa để cho chúng xẹp lại và chỗ giãn sẽ mất đi.

Trên đây là thông tin về bệnh giãn tĩnh mạch khi mang thai và cách phòng tránh. Hi vọng bạn đã được cung cấp thông tin cần tiết. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Trong quá trình mang thai có tới 50% phụ nữ bị phù cổ chân và cẳng chân, khoảng 20-30% bị giãn tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể có các biến chứng như xuất huyết, viêm tĩnh mạch và hình thành huyết khối tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu. Trong khi đó việc điều trị lại rất khó khăn bởi hầu hết các thuốc có chống chỉ định trong thời kỳ mang thai. Do vậy cách tốt nhất là cần hạn chế nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ mang thai.


Hình ảnh minh họa


Các nguyên nhân chủ yếu gây giãn tĩnh mạch bao gồm:
- Hiện tượng giảm trương lực tĩnh mạch: Xảy ra do giảm trương lực co mạch hoặc độ đàn hồi của mạch máu do hormone sinh dục nữ tăng cao trong thời kỳ thai nghén.
- Tăng thể tích máu tới 20-30% trong suốt quá trình mang thai.
- Tăng áp lực tĩnh mạch gấp 2-3 lần do tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới khi nằm ngửa ở thời điểm 3 tháng cuối.
- Các van tĩnh mạch bị hở do tĩnh mạch căng ra và trở nên suy cơ năng. Các van tĩnh mạch bị hở này sẽ trở về bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên một số người vẫn không thể hồi phục và gây ra giãn tĩnh mạch sau sinh.
- Hiện tượng tăng đông sinh lý trong quá trình mang thai. Hiện tượng tăng đông xuất hiện vào cuối tháng thứ 2 và kéo dài suốt thời kỳ mang thai, làm tăng nguy cơ huyết khối trong thai kỳ và khi sinh.

Các biểu hiện của giãn tĩnh mạch trong thai kỳ:
- Có tới 50% phụ nữ mang thai bị phù cổ chân và cẳng chân.
- 20% phụ nữ mang thai bị giãn tĩnh mạch âm hộ và âm đạo [thường chỉ bị một bên].
- 0,14-1% phụ nữ mang thai bị huyết khối tĩnh mạch sâu, chủ yếu gặp ở cuối thời kỳ mang thai và sau sinh. Rất hiếm gặp nhồi máu phổi, tuy nhiên đây là nguyên nhân tử vong thường gặp nhất lúc mang thai.

Phòng ngừa giãn tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai cần:
- Hạn chế đứng hoặc ngồi lâu.
- Tập cử động khớp cổ chân và chuyển trọng lượng đến các ngón chân.
- Kê chân cao 15-20 cm khi nghỉ và lúc ngủ.
- Vận động, đi bộ nhẹ nhàng. Nằm nghiêng sang bên tĩnh mạch không bị giãn.
- Đi tất áp lực ngay khi bị giãn tĩnh mạch và tiếp tục ít nhất 4 tuần sau khi sinh.


Skip to content

Chứng suy tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai là một vấn đề khá phổ biến. Ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng, nhưng một số phương pháp phòng chống không có tác dụng nếu bệnh đã bắt đầu. Nếu bạn biết bạn có nguy cơ bị chứng suy tĩnh mạch, thì trước khi thực hiện các biện pháp phòng ngừa thì bạn nên trao đổi với bác sĩ của bạn. Nguyên nhân khiến các bà mẹ dễ mắc chứng giãn tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai có thể là do áp lực tĩnh mạch tăng lên, thay đổi nội tiết, rối loạn chuyển hóa hay tiền sản giật. Các yếu tố khác liên quan đến chứng suy tĩnh mạch như: tiền sử gia đình, mắc chứng giãn tĩnh mạch và mao mạch reticula trước khi mang thai, tăng cân quá nhanh trong thai kỳ…

7 phương pháp dưới đây giúp phòng ngừa chứng giãn tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai.

1. Nói “Không” với giày cao gót

Để tránh bị giãn tĩnh mạch khi mang thai bạn không nên gây sức ép cho đôi chân của mình. Khi mang thai, trọng lượng cơ thể bạn tăng lên bởi vì ngoài trọng lượng của bạn còn bao gồm cả em bé. Do đó, sức nặng đè lên cột sống và đôi chân cũng tăng. Điều đầu tiên bạn nên làm là từ bỏ đôi giày cao gót. Khi đi dạo hay đi bộ, bạn hãy lựa chọn đôi giày khiến đôi chân được thoải mái, dễ chịu.

2. Quần áo co giãn tốt
Để phòng chống chứng giãn tĩnh mạch, bạn nên lựa chọn loại trang phục có độ co giãn tốt, đặc biệt là quần. Bởi vì quần đàn hồi tốt sẽ hỗ trợ vùng bụng và làm giảm áp lực lên tử cung. Đôi vớ cũng cần được chú ý vì sự co giãn tốt sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng, giảm nguy cơ suy tĩnh mạch. Tốt nhất là nên dùng vớ bầu y khoa với độ co giãn và mức áp lực được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ tối ưu trong việc phòng chống suy giãn tĩnh mạch, sưng phù chân cho mẹ và tăng cường sự trao đổi chất, đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.

3. Thường xuyên thay đổi tư thế

Để tránh làm cho các tĩnh mạch chân bị căng thẳng hay sưng quá nhiều, bạn nên thay đổi tư thế cho đôi chân thường xuyên. Khi ngồi, bạn nên đặt một cái gối để ngồi cho êm, cứ khoảng 15 – 20 phút thì thay đổi tư thế để cải thiện lưu lượng máu. Mỗi khi ở tư thế nằm ngang, bạn đặt một cái gối hoặc đệm nhỏ dưới chân để nâng chúng lên độ cao ngang với đầu. Điều này là cần thiết giúp kích thích lưu lượng máu đến các chi.

4. Tư thế ngủ đúng

Đối với công tác phòng chống giãn tĩnh mạch, thì tư thế ngủ đúng là quan trọng và chính xác. Khi mang thai, nằm nghiêng là tư thế tốt và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Đặt một chiếc gối nhỏ bên dưới bụng cũng giúp cho bụng được nâng đỡ, khiến bạn dễ chịu hơn.

Hãy nhớ rằng từ sau tuần thứ 30 của thai kỳ bạn không nên nằm ngửa nữa. Bởi vì các tĩnh mạch vùng bụng khi đó đã bị kéo giãn và nén lại, sẽ làm tăng lưu lượng máu ở chân. Đây cũng là lý do khiến các mẹ bầu hay bị phù chân nhiều hơn ở những tháng cuối thai kỳ.

5. Tập thể dục Những bài tập đơn giản vào buổi sáng và trước khi đi ngủ cũng hiệu quả trong công tác phòng chống giãn tĩnh mạch. Chẳng hạn như động tác nâng cao chân của bạn và giữ chúng cho đến khi bạn cảm thấy mệt mỏi sẽ giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Nếu trước khi mang thai, bạn tích cực tham gia thể thao thì trong suốt 9 tháng thai kỳ bạn cũng không nên ngừng mọi vận động thể chất, bởi vì nó có thể gây ra một số thay đổi không mong muốn trong cơ thể bạn.

6. Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Để ngăn ngừa giãn tĩnh mạch khi mang thai, điều quan trọng bạn kiểm soát được trọng lượng cơ thể mình. Bạn không nên quan niệm “Ăn cho hai người” bởi vì trọng lượng dư thừa có thể kích hoạt sự phát triển của chứng giãn tĩnh mạch. Để tránh bị táo bón trong thai kỳ, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc, bánh mì, cháo…

7. Massage

Mát-xa cơ thể nhẹ nhàng cũng giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai. Các động tác nên thực hiện chậm nhưng nhịp nhàng, thoải mái, cọ xát mà không có áp lực. Xoa bóp không nên kéo dài hơn 45 phút. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các loại tinh dầu, kem dưỡng để tăng cảm giác thư giãn, dễ chịu khi mát xa.

Trong công tác phòng chống chứng suy tĩnh mạch thì điều quan trọng là kiên nhẫn. Bạn cũng không nên quá lo lắng bởi vì những biện pháp trên không chỉ giúp ngăn ngừa suy tĩnh mạch mà còn giúp nâng cao sức khỏe thể chất của thai phụ và thai nhi.

Nguồn: afamily.vn
Biên tập: T.V

Video liên quan

Chủ Đề