Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Trong khi mua máy tính, bạn muốn tìm hiểu máy tính, cấu hình máy tính liệu có mạnh hoặc có thể phục vụ cho công việc của bạn hay không? Trong bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu được cách kiểm tra cấu hình máy tính mạnh hay yếu. Giúp bạn tự tin lựa chọn những máy tính phù hợp với công việc mình. Ngoài ra, giúp bạn tìm hiểu về các chức năng cấu tạo máy tính nhiều hơn. Hãy tìm hiểu hết bài viết này nhé!

NỘI DUNG

Xem video hướng dẫn

Phần 1:  Xem cấu hình máy không dùng phần mềm

Trước tiên, bạn sẽ tìm vào biểu tượng This PC trên máy tính, nhấn chuột phải và chọn Properties.

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Hiển thị ra giao diện Setting, tại đây, bạn sẽ để ý những phần sau:

 

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

  • Về CPU, bạn xem mục Processor(Bộ xử lý): như hình trên với bộ xử lý core i7- 1165G7(Bộ xử lý core i7 được sử dụng cho dòng máy tính phân khúc cao, và được xếp vào nhóm của bộ xử lý mạnh nhất. Chip Core i7 được trang bị công nghệ Turbo boot giúp xử lý thông tin một cách nhanh chóng), tốc độ xử lý là 2.8GHz.
  • Về dung lượng RAM: 8GB
  • Để kiểm tra hệ điều hành, bạn xem ở phần System type: như hình trên là hệ điều hành 64-bit.
  • Để xem tên phiên bản Windows, bạn coi ở mục Edition: 

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

  • Ở mục Version, chỉ Win 10 của bạn đang cập nhật bản bao nhiêu.

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Vừa rồi bạn vừa xem những thông số cơ bản. Tuy nhiên vẫn chưa đủ, giờ mình sẽ kiểm tra xem card đồ họa trên máy tính như thế nào bằng cách bạn vào biểu tượng Start trên máy tính, gõ RUN hoặc bạn trên màn hình máy tính bạn gõ tổ hợp phím Win + R.

Hiển thị ra bảng Run, trong ô Open, bạn gõ: "Dxdiag"

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Và nhấn Ok, nếu hiển thị thông báo bạn chọn vào Yes để tiếp tục.

Hiển thị cho bạn bảng DirectX Diagnostic Tool, ở mục System hiển thị cho bạn các thông số y như trên mình đã kiểm tra. Bạn sẽ sang mục Display để kiểm tra card đồ họa.

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Trong phần Device, bạn có thể xem được:

  • Tên card đồ họa trong Name.
  • Dung lượng VRAM của card ở trong Display Memory.

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Trong trường hợp bạn có 2 card đồ họa, thì trong bảng sẽ hiển thị Display 1, display 2.

Lưu ý: Nếu máy tính bạn có mỗi card Intel thì máy văn phòng chỉ dùng tác vụ đồ họa nhẹ hoặc chỉ chơi được với những game nhẹ. Vì vậy, nếu bạn nào muốn máy tính thiết kế đồ họa mạnh, chơi game khỏe thì bạn nên mua card rời: Nvidia, AMD. Đồng thời, bạn sẽ coi dung lượng card cao không trong Display Memory nhé!

Vừa rồi bạn đã tìm hiểu các thông số cơ bản về một máy tính. Nhưng đó cũng chưa đủ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về máy tính. Để xem thêm mời bạn qua phần 2 bên dưới.

Phần 2:  Xem cấu hình máy tính chi tiết với CPU

Đầu tiên, bạn sẽ truy cập vào trang Cpuid.com, chọn mục SoftWare và chọn vào Windows.

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Tiếp theo, bạn lướt chuột xuống dưới, kích thuộc chọn vào Zip - English download.

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Hiển thị ra giao diện Download, bạn sẽ kích chuột chọn vào Download now để tải file xuống.

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Và chờ ít phút để file tải về máy nhé!

Sâu khi file tải về máy tính rồi, bạn sẽ giải nén bằng cách nhấn chuột phải vào file nén và chọn vào Extract to "cpu-z_2.01-en".

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Tiếp theo, bạn chọn vào thư mục đã giải nén, chọn vào phiên bản Windows trên máy tính của bạn. Ví dụ, máy mình 64 bit, mình sẽ click chuột vào cpuz_x64.

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Hiển thị cho bạn bảng CPU-Z. Bạn sẽ để ý các thông số quan trọng như sau:

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Trong mục CPU:

  • Ở ô Name: Tên CPU trên máy tính của bạn.
  • Ô Max TDP: Lượng điện tiêu thụ (càng cao càng tốn).
  • Ô Technology: Công nghệ in bảng mạch (càng nhỏ càng đỡ tốn điện).
  • Ở phần Clocks (Core #0): tốc độ CPU.
  • Ở phần Cache: Bộ nhớ cache của CPU (càng cao càng tốt). Ở ô Level 3: chỉ số càng lớn thì máy của bạn chạy càng nhanh.
  • Ở ô Cores: Số lõi xử lý và ô Threads: Số luồng xử lý. Nếu máy bạn có số lõi và số luồng càng cao thì máy tính chạy càng nhanh.

Trong mục Mainboard: Bảng mạch lắp ráp vào máy tính.

  • Ô Manufacturer: Hãng sản xuất main.
  • Ô Model: Số hiệu của main.

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Trong mục Memory: Bộ nhớ

  • Ô Type: Loại RAM đang dùng.
  • Ô Size: Tổng dung lượng RAM.

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Để nâng cấp RAM, bạn vào mục SPD. 

  • Ô Slot #1: Máy của bạn còn bao nhiêu chỗ trống để lắp thêm RAM vào. Ví dụ ở máy tính mình hiển thị có 2 Slot thì mình có thể lắp thêm 2 thanh RAM.

Và khi bạn chọn vào thành RAM cần nâng cấp thì ở ô bên cạnh sẽ hiển thị tên RAM mà bạn sẽ phải mua để nâng cấp và loại RAM cụ thể máy tính dùng.

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Lưu ý: Đặc biệt hơn khi mua RAM, bạn cần để ý phải cùng một tốc độ xử lý ở ô Max Bandwidth: Số hiệu của RAM. Như hình dưới thì Số hiệu RAM là DDR4 và tốc độ RAM tương ứng cần mua là 1600 MHz.

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Tiếp theo, thông số cần để ý là lượng điện tiêu thụ của RAM, bạn sẽ xem ở ô Voltage và phải mua đúng lượng điện tiêu thụ như đã ghi thì mới lắp được máy của mình. Ví dụ của mình là 1.20V.

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Sang mục Graphics: Card đồ họa, bạn có thể xem được tên Card và loại bộ nhớ của Card.

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Trên đây là những thông số bạn cần xem ở CPU-z. Tuy nhiên, còn dung lượng ổ cứng thì sao? Mời bạn xem tiếp phần 3 bên dưới.

Phần 3: Cách xem ổ cứng loại gì, dung lượng bao nhiêu?

Có 2 loại ổ cứng phổ biến HDD và SSD. Tuy nhiên, nếu máy bạn dùng ổ SSD thì máy tính bạn sẽ chạy nhanh hơn rất là nhiều. Để kiểm tra, bạn sẽ vào mục Start trên máy tính và nhấn chuột phải => chọn vào Task Manager.

Hiển thị ra bảng quản lý Task Manager. Tiếp theo, bạn chọn vào mục Performance.

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Trong mục này, bạn sẽ để ý ở phần Disk 0 (C:D): Phía dưới sẽ hiển thị loại ổ cứng. Ví dụ ở máy tính là ổ C và D là SSD. Đồng thời khi bạn chọn vào Disk 0 thì hiển thị bên dưới dung lượng ổ đĩa trong mục Capacity.

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Ngoài ra ở phía trên, hiển thị cho bạn tên ổ cứng mà máy tính bạn có.

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Phần 4: Đánh giá máy tính qua cấu hình

Trong phần này, mình sẽ hướng dẫn bạn xem máy tính của bạn mạnh hay yếu thông qua cấu hình bằng cách bước làm như sau:

Bước 1: Bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng Start và chọn vào Task Manager.

Bước 2: Chọn vào mục Performance. Hiển thị rất nhiều thông số.

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Để đánh giá máy tính mạnh hay yếu cần nhiều thông số như: CPU, RAM, ổ đĩa, Card đồ họa,..

CPU: Bạn để ý tốc độ xử lý CPU (GHz): Máy tính nào có số GHz càng lớn thì máy tính chạy càng nhanh. Máy yếu sẽ rơi vào khoảng từ dưới 2 GHz nhé!

Lưu ý: Có trường hợp máy tính dưới 2 GHz không hề yếu vì còn dựa vào Cores: Số lõi xử lý và Logical processor: số luồng xử lý. Máy nào có số lõi và số luồng xử lý càng cao thì những máy đó mạnh hơn. 

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Thường nếu máy yếu sẽ có số lõi là 2 hoặc ít hơn.

Ngoài ra, bạn cần để ý bộ nhớ đệm cache trong máy. Bộ nhớ đệm càng cao thì CPU chạy càng mạnh. Những máy yếu sẽ có bộ nhớ đệm 3MB hoặc ít hơn.

RAM: Bộ nhớ RAM càng nhiều thì đỡ lag hơn và đi kèm là loại bộ nhớ RAM càng mới thì càng nhanh ví dụ có các bộ nhớ RAM mới như: DDR4 < DDR5 < DDR6.

Thường máy yếu sẽ dùng loại là 4GB RAM hoặc ít hơn và loại bộ nhớ là dạng DDR3.

Ngoài ra, tốc độ RAM cũng ảnh hưởng tới tốc độ nhanh của máy. Bạn sẽ xem thông số ở Speed. Tốc độ RAM càng lớn thì máy chạy càng nhanh.

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Ổ cứng: Bạn sẽ vào phần Disk 0 (D:E)

Máy có ổ SSD thì máy đó sẽ chạy nhanh hơn nhiều. Đồng thời, cài win ở ổ SSD thì tốc độ mở máy chạy chương trình và sử dụng các phần mềm trong các ổ C, D rất nhanh. Có thể nhanh hơn gấp 4 đến 5 lần khi bạn sử dụng ổ HDD mà thôi.

Làm sao để biết máy tính mạnh hay yếu?

Card đồ họa: Dành cho những bạn muốn chơi game, muốn thiết kế Design đồ họa. 

Trên những máy yếu thì hiển thị mỗi card Intel (Card tích hợp ở CPU). Và các loại Card tích hợp như CPU như: Intel, Vega thì chỉ làm văn phòng hoặc chơi game nhẹ.