Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học Quốc gia

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đang thực sự phát triển nhờ hệ thống giao thông, đường xá ở nước ta ngày càng mở rộng. Chính vì vậy mà nhân lực ngành này đang thiếu hụt một lượng lớn, tiềm năng và nhu cầu việc làm của ngành liên quan tới Logistics và quản lý chuỗi cung ứng luôn ở mức cao.

Hãy cùng mình đi tìm hiểu về một số thông tin quan trọng của ngành Logistics nhé.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng [Logistics and Supply Chain Management] là ngành học nghiên cứu và đào tạo về dịch vụ vận chuyển trong sản xuất và kinh doanh. Các hoạt động này là các bước từ lên kế hoạch, sử dụng và kiểm soát luồng vận chuyển hàng hóa, kiểm soát nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, từ sản xuất tới tiêu thụ.

Có thể nói, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng chính là một hệ thống toàn diện, người quản lý hệ thống này cần có một chiến lược phù hợp để phân phối các sản phẩm được sản xuất trong nước tới khách hàng nội địa và trên toàn cầu một cách nhanh và đạt hiệu quả cao.

Chương trình học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trang bị cho người học những kiến thức chuyên sâu về hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý chuỗi cung ứng quốc tế, logistics căn bản, kinh doanh logistics, thương mại doanh nghiệp hệ thống thông tin quản lý trong logistics, nghiệp vụ hải quan, nghiệp vụ giao nhận và vận tải hàng hóa quốc tế, quản trị vận hành logistics, luật hàng hải quốc tế…

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Logistics và các ngành có liên quan để các bạn thoải mái hơn trong việc lựa chọn.

Các trường tuyển sinh ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng năm 2022 và điểm chuẩn như sau:

Điểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng năm 2021 dao động từ 14.0 tới 28.3 điểm [thang điểm 30].

Các khối thi ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Mỗi trường sẽ có những tổ hợp xét tuyển riêng, thường là 4 khối/ngành. Dưới đây là những tổ hợp xét tuyển các bạn có thể sử dụng để xét vào ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng kèm theo số lượng trường xét theo khối đó nhé.

Các khối xét tuyển ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm:

  • Khối A00 [Toán, Lý, Hóa]
  • Khối A01 [Toán, Lý, Anh]
  • Khối C00 [Văn, Sử, Địa]
  • Khối C01 [Văn, Toán, Lý]
  • Khối D01 [Văn, Toán, Anh]
  • Khối D07 [Toán, Hóa, Anh]
  • Khối D90 [Toán, Anh, KHTN]

Chương trình đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Mời các bạn tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành học này của trường Đại học Kinh tế quốc dân nhé.

Sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của trường Đại học Kinh tế quốc dân sẽ được đào tạo theo những môn học sau:

I. KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG
A. Học phần chung
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin 1, 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngoại ngữ
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng và an ninh
B. Các học phần của trường
Toán cho các nhà kinh tế
Pháp luật đại cương
Kinh tế vi mô 1
Kinh tế vĩ mô 1
C. Học phần của ngành
Quản trị kinh doanh 1
Thống kê trong kinh tế và kinh doanh
Hệ thống thông tin quản lý
Marketing căn bản
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
A. Kiến thức cơ sở ngành
Hội nhập kinh tế quốc tế
Nguyên lý kế toán
Quản trị chuỗi cung ứng quốc tế
Quản trị logistics căn bản
Kinh doanh thương mại
B. Kiến thức ngành [44]
Học phần bắt buộc
Kinh doanh Logistics [3]
Thương mại doanh nghiệp [3]
Hệ thống thông tin quản lý trong Logistics [3]
Quản trị kinh doanh Thương mại quốc tế [3]
Nghiệp vụ giao nhận và vận tải hàng hóa quốc tế [3]
Giao dịch và đàm phán kinh doanh [3]
Kinh doanh quốc tế [3]
Thương mại điện tử [3]
Nghiệp vụ hải quan [3]
Đề án ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng [2]
Học phần tự chọn
Quản trị dự trữ [3]
Marketing công nghệ số [3]
Định mức kinh tế kỹ thuật [3]
Quản trị vận hành Logistics [3]
Quản trị nhân lực [3]
Luật Hàng hải Quốc tế [3]
Luật Thương mại [3]
Phương pháp nghiên cứu kinh tế – xã hội [3]
C. Kiến thức chuyên sâu [18]
Logistics trong doanh nghiệp [3]
Quản trị vận tải đa phương thức [3]
Quản trị doanh nghiệp Logistics [3]
E – Logistics [3]
Cơ sở hạ tầng Logistics [3]
Kinh doanh dịch vụ quốc tế [3]
Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu [3]
Thanh toán và tín dụng thương mại quốc tế [3]
Thương phẩm học hàng hóa [3]
Kế toán quản trị [3]
D. Chuyên đề thực tập [10]

Cơ hội việc làm và mức lương sau tốt nghiệp

Thông thường các bạn sinh viên ra trường sẽ có thể xin học và thử việc với một công việc cơ bản cùng mức lương không cao lắm, chỉ khoảng 6-8 triệu. Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó học tập tích lũy kiến thức cùng với đi thực tập từ sớm để tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc thì mình chắc chắn với các bạn rằng công việc sau khi ra trường cùng mức lương khởi điểm sẽ rất tốt, khoảng 15 – 20 triệu/tháng là chuyện bình thường. Bởi lẽ các công ty hiện nay yêu cầu kinh nghiệm làm việc là chính chứ thực chất không quá coi trọng bằng cấp như các cơ quan nhà nước hay như các công ty trước đây.

Các công việc ngành Logistics mà bạn có thể tham khảo như:

*Nhân viên khai báo hải quan: Mức lương: ~ 20 triệu/tháng. Các công việc cụ thể:

  • Thực hiện giải quyết các vấn đề hải quan phát sinh
  • Kiểm tra việc mở tờ khai trên hệ thống
  • Làm thủ tục liên quan tới việc thông quan hàng hóa như khai báo và nộp thuế xuất nhập khẩu, thủ tục xin hoàn thuế, miễn giảm thuế, xin giấy phép hạn ngạch, kiểm tra chất định và kiểm định hàng hóa
  • Thực hiện các thủ tục nhập hàng, định mức tới khi xuất hàng theo phương thức gia công, sản xuất, xuất khẩu.
  • Thực hiện thủ tục thanh koản và báo cáo quyết toán
  • Hướng dẫn khách hàng và làm việc trực tiếp với họ về những vấn đề liên quan tới khai báo hải quan
  • Làm việc trực tiếp với cơ quan hải quan khi cần
  • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các chi cục hải quan và cơ quan ban ngành liên quan tới xuất – nhập khẩu.

*Nhân viên kinh doanh cho công ty vận tải [Logistics Sales]: Mức lương: 5 – 15 triệu/tháng. Công việc cụ thể:

  • Tiếp cận và khai thác, phát triển lượng khách hàng có nhu cầu về vận tải giao nhận, hàng hóa xuất nhập khẩu
  • Chăm sóc khách hàng cũ
  • Khai thác đại lý để phát triển các lô hàng nhập FOB và EXW
  • Thực hiện báo cáo khi cấp trên có yêu cầu

*Nhân viên chứng từ Logistics tại các công ty vận chuyển. Mức lương: 7 – 10 triệu/tháng. Công việc cụ thể:

  • Nhận Booking từ khách
  • Liên hệ hãng tàu để lấy lệnh cấp container rỗng
  • Fax lệnh cấp container cho khách
  • Theo dõi và yêu cầu khách hàng đóng hàng và hạ bãi đúng thời gian quy định
  • Yêu cầu khách hàng khi đóng hàng vào container xong phải báo chi tiết
  • Đánh HBL nháp Fax cho khách kiểm tra và confirm sau khi nhận chi tiết lô hàng từ khách
  • Gửi chi tiết lô hàng và tên đại lý cho hãng tàu đánh MBL. Khi nhận MBL phải kiểm tra kỹ về tên tàu, số chuyến, số cont/seal, tên đại lý…
  • Đến hãng tàu nhận MBL với MBL gốc thường chỉ cần MBL Surrender  nên chỉ nận MBL bằng FAX
  • Giao HBL  gốc cho khách hàng và  thu tiền
  • Lưu file cần thiết

Và một số công việc khác như

  • Nhân viên thông quan [Customs Clearance Staff]
  • Trưởng bộ phận phân phối [mức lương 15 – 25tr/tháng]
  • Nhân viên Logistics [lương 8 – 12 triệu]
  • ….

Không có nhiều thứ để đánh giá về ngành học này. Để xét về mặt bằng chung thì ngành học có mức lương cao hơn mặt bằng chung. Nếu như các bạn yêu thích ngành này ngay từ đầu rồi thì quất ngay thôi nhé. Còn nếu bạn chỉ đang muốn tìm hiểu thì có thể xem đây là một lựa chọn sáng giá.

Trên đây là một số thông tin quan trọng về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng mà mình nắm được. Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ phần nào hữu ích để các bạn có thể lựa chọn cho mình một ngành học phù hợp và cùng nó phát triển trong tương lai.

Video liên quan

Chủ Đề