Lớp vỏ trái đất có độ dày dao dộng từ

Độ richter là gì?

Động đất là những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Những điều chưa biết về động đất

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.

Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.

Lớp vỏ trái đất có độ dày dao dộng từ

Những tòa nhà đổ nát sau một trận động đất.

Nguyên nhân dẫn đến động đất

Nguyên nhân nội sinh

  • Động đất do sụp lở các hang động ngầm dưới mặt đất và động đất do các vụ trượt lở đất đá tự nhiên với khối lượng lớn (loại động đất này thường chỉ làm rung chuyển một vùng hẹp và chiếm khoảng 3% tổng số trận động đất thế giới)
  • Động đất do núi lửa, chủ yếu liên quan với các hoạt động phun nổ của núi lửa (loại động đất này không mạnh lắm –chiếm khoảng 7%).
  • Động đất kiến tạo (chiếm 90%) liên quan với hoạt động của các đứt gãy kiến tạo, đặc biệt là các đứt gãy ở rìa các mảng thạch quyển, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm; liên quan đến hoạt động macma xâm nhập vào vỏ trái đất làm phá vỡ trạng thái cân bằng áp lực có trước của đá vây quanh làm đá phát sinh ứng suất và khi bị đứt vỡ thì xảy ra động đất; liên quan đến sự biến đổi tướng đá từ dạng tinh thể này sang dạng tinh thể khác gây co rút và dãn nở thể tích đá làm biến đổi lớn về thể tích cũng gây ra động đất.

Những tòa nhà đổ nát sau một trận động đất.

Nguyên nhân ngoại sinh: gồm động đất do thiên thạch va chạm vào trái đất.

Nguyên nhân nhân sinh: động đất xảy ra do hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt đặc biệt là các vụ thử hạt nhân, nổ nhân tạo dưới lòng đất hoặc tác động của áp suất cột nước của các hồ chứa nước, hồ thủy điện.

Lớp vỏ trái đất có độ dày dao dộng từ

Cảnh hoang tàn sau động đất tại thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi, Nhật Bản. (Ảnh: AP).

Mức độ nguy hiểm của động đất

Động đất là một nguyên nhân gây ra sóng thần. Khi xảy ra động đất ở trong lòng đại dương, sức địa chấn đẩy khối nước khổng lồ lên cao. Trong khoảng mấy trăm km2 khối nước bị đẩy lên cao rồi rơi xuống, tạo ra những đợt sóng lớn tràn qua các đạI dương rồi đổ bộ vào đất liền. Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu. Do lòng đất bị nứt ra tạo cơ hội cho nhũng dòng magma phun trào. Những hiện tượng này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra những tai họa không lường.

Vì động đất xảy ra rất bất ngờ cũng như tính chất nguy hiểm của nó, trong khi chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn nó, nên cách duy nhất để đối phó là làm sao để giảm đến mức tối đa thiệt hại mà động đất gây nên.

Độ lớn của động đất

Lớp vỏ trái đất có độ dày dao dộng từ

Nhà cửa tan hoang sau động đất.

Độ lớn của động đất M hay còn gọi là độ Richter. Hình dung về độ richter như sau:

  • Từ 1 - 2: Không nhận biết được.Từ 2 - 4: Có thể nhận biết nhưng thường không gây thiệt hại.Từ 4 - 5: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể.Từ 5 - 6: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng nứt.Từ 6 - 7: Nhà cửa bị hư hại nhẹ.Từ 7 - 8: Động đất mạnh phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc lún sụt trên mặt đất.Từ 8 - 9: Nhà cửa đổ nát, nền đất bị lún sâu đến 1m, sụp đổ lớn ở núi kèm theo thay đổi địa hình trên diện rộng.

    Trên 9: Rất hiếm khi xảy ra.

Những trận động đất có M > 7 không xảy ra khắp mọi nơi mà thường tập trung ở những vùng nhất định, gọi là đới hoạt động địa chấn mạnh.

Tác hại của động đất

  • Tác động trực tiếp của các trận động đất là rung cuộn mặt đất, gây ra hiện tượng nứt vỡ, làm sụp đổ các công trình xây dựng, gây sạt lở đất, lở tuyết. Mức độ nghiêm trọng của nó dựa trên cường độ, khoảng cách tính từ chấn tâm, và các điều kiện về địa chất, địa mạo tại nơi bị ảnh hưởng.
  • Động đất cũng thường gây ra hỏa hoạn khi chúng phá hủy các đường dây điện và các đường ống khí.
  • Các trận động đất xảy ra dưới đáy biển có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần (những đợt sóng lớn tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền). Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu...

Trên thế giới đã xảy ra nhiều trận động đất lớn, gây thiệt hại khủng khiếp về người và tài sản. Nhật Bản là một trong những quốc gia thường xuyên xảy ra động đất với các mức độ lớn nhỏ, khác nhau.

Cập nhật: 23/03/2021 Tổng hợp

I. Cấu trúc của Trái Đất

Lớp Lớp nhỏ Độ sâu Thành phần vật chất
1. Lớp vỏ Trái Đất Vỏ đại dương đến 5 km Từ trên xuống có: tầng đá trầm tích, tầng đá badan.
Vỏ lục địa đến 70 km Từ trên xuống có: tầng đá trầm tích, tầng đá granit, tầng đá badan.
2. Lớp Manti Manti trên 15 - 700 km Tầng trên cùng là vật chất ở trạng thái cứng (gọi là thạch quyển). Dưới là lớp mềm, quánh dẻo (là nơi sinh ra các hoạt dộng kiến tạo).
Manti dưới 700 - 2.900 km
3. Nhân Trái Đất Nhân ngoài 2.900 - 5.100 km 50000C; 1,3 - 3,1 triệu atm Vật chất ở trạng thái lỏng.
Nhân trong 5.100- 6.370 km 3,0 - 3,5 triệu atm Vật chất ở trạng thái rắn, thành phần hoá học chủ yếu là Ni, Fe.
Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100 km) được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất, nên người ta thường gộp cả vỏ Trái Đất với phần trên của lớp Manti gọi chung là thạch quyển.

II. Thuyết kiến tạo mảng

- Thuyết kiến tạo mảng cho rằng vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo. - Các mảng kiến tạo lớn: Mảng Thái Bình Dương, mảng Ô-xtrây-li-a - Ấn Độ, mảng Âu - Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực. - Các mảng kiến tạo không chỉ là những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất. mà chúng còn bao gồm cả những bộ phận lớn của đáy đại dương. - Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp Manti. Chúng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này. - Trong khi di chuyển, các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa,...

III. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI


1. Quan sát hình 7.1 (trang 25 - SGK), mô tả cấu trúc của Trái Đất. - Cấu trúc Trái Đất gồm nhiều lớp. a) Lớp vỏ Trái Đất: gồm vỏ đại dương (đến 5 km) và vỏ lục địa (đến 70 km). b) Lớp Manti: gồm Manti trên (lừ 15 đến 700 km) và Manti dưới (từ 700 đến 2.900 km). c) Nhân Trái Đất: gồm nhân ngoài (từ 2.900 đến 5.100 km) và nhân trong (từ 5.100 đến 6.370 km).

2. Quan sát hình 7.2 (trang 26 - SGK), cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.

- Vỏ lục địa phân bố ở các lục địa và một phần dưới mực nước biển; bề dày trung bình: 35 đến 40 km (ở miền núi cao đến 70 - 80 km); cấu tạo gồm ba lớp đá: trầm tích, granit và badan. - Vỏ đại dương phân bố ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển; bề dày trung bình là 5 - 10 km; không có lớp đá granit.

3. Dựa vào hình 7.3 (trang 27 - SGK), cho biết 7 mảng kiến tạo lớn là những mảng nào?

- 7 mảng lớn: Mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Âu - Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực.

4. Quan sát hình 7.4 (trang 28 - SGK), cho biết hai cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo và kết quả của mỗi cách tiếp xúc.

- Tiếp xúc tách giãn: Tạo ra các sóng núi ngầm ở đại dương. - Tiếp xúc dồn ép: Tạo ra các đảo núi lửa, các vực biển sâu.

IV. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI


1. Dựa vào hình 7.1 (trang 25 - SGK) và nội dung trong SGK, lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm).
Lớp Lớp nhỏ Độ dày Đặc điểm
1. Lớp vỏ Trái Đất Vỏ đại dương đến 5 km Từ trên xuống có: tầng đá trầm tích, tầng đá badan.
Vỏ lục địa đến 70 km Từ trên xuống có: tầng đá trầm tích, tầng đá granit, tầng đá badan.
2. Lớp Manti Manti trên 15 - 700 km Tầng trên cùng là vật chất ở trạng thái cứng (gọi là thạch quyển). Dưới là lớp mềm, quánh dẻo (là nơi sinh ra các hoạt dộng kiến tạo).
Manti dưới 700 - 2.900 km
3. Nhân Trái Đất Nhân ngoài 2.900 - 5.100 km 50000C; 1,3 - 3,1 triệu atm Vật chất ở trạng thái lỏng.
Nhân trong 5.100- 6.370 km 3,0 - 3,5 triệu atm Vật chất ở trạng thái rắn, thành phần hoá học chủ yếu là Ni, Fe.

2. Trình bày những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng. - Thuyết kiến tạo mảng cho rằng vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo. - Các mảng kiến tạo lớn: Mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Âu – Á, Mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực. - Các mảng kiến tạo không chỉ là những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất, mà chúng còn bao gồm ca những bộ phận lớn của đáy đại dương. - Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp Manti. Chúng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này. - Trong khi di chuyển, các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa....

V. TRẮC NGHIỆM


1. Từ nhân ra ngoài, cấu tạo bên trong của Trái Đất theo thứ tự có các lớp: A. Nhân, bao Manti, vỏ đại dương, vỏ lục địa. B. Nhân, vỏ lục địa, vỏ dại dương, bao Manti. C. Nhân, bao Manti, vỏ lục địa và vỏ đại dương. D. Nhân, bao Manti, vỏ lục địa, vỏ đại dương.

2. Bộ phận lớp vỏ lục địa của Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá theo thứ tự từ ngoài vào trong là:

A. Trầm tích, badan, granit. B. Granit, trầm tích, badan. C. Badan, trầm tích, granit. D. Trầm tích, granit, badan.

3. Lớp vỏ đại dương khác với lớp vỏ lục địa ở điểm:

A. Có một ít tầng granit. B. Có một ít tầng trầm tích. C. Không có tầng đá trầm tích. D. Không có tầng granit.

4. Đặc điểm nào dưới đây không thuộc bao Manti:

A. Chiếm 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái Đất. B. Thường lộ ra ở dưới đáy đại dương. C. Vật chất ở trạng thái rắn D. Lớp trên được cấu tạo bởi nhiều loại đá khác nhau.

5. Đặc điểm nào sau đây không thuộc mảng kiến tạo:

A. Một bộ phận của lớp vỏ Trái Đất bị tách ra do các đứt gãy. B. Hiện nay đã ngừng dịch chuyển. C. Gồm bộ phận lục địa nổi và cả vùng lớn của đáy đại dương. D. Dịch chuyển được là nhờ hoạt động của các dòng đối lưu vật chất trong lớp Manti trên.

ĐÁP ÁN

1. C   2. D    3. A     4. B    5. B