Mặt trời mọc đằng đông, lặn đằng Tây vì trái đất quay quanh trục Bắc Nam từ Tây sang Đông

Hay nhất

Buổi sáng thức dậy, nhìn về phía đông, bạn sẽ thấy ông mặt trời đỏ ối từ từ mọc lên. Thế mà có người dám bảo rằng mặt trời không mọc ở phía đông! Không lẽ lại có chuyện như vậy?

Trước đây, người ta nghĩ trái đất phẳng, bầu trời tròn úp lên. Buổi sáng người ta thấy rõ ràng là mặt trời mọc lên ở phía đông, và lặn xuống phía tây vào buổi tối. Mắt người ta quen nhìn thấy thế, nên cũng quen miệng nói vậy thôi. Thực ra, trái đất hình cầu, quay quanh trục của nó, vì vậy mới có hiện tượng ngày và đêm. Phần trái đất hướng về phía mặt trời là ngày, phần bị che khuất là đêm.

Khi trái đất quay, góc nghiêng giữa mặt trời và mặt đất cũng lớn dần lên, vì vậy ta có cảm tưởng mặt trời "mọc" từ thấp lên cao. Cũng bởi vì trái đất quay về hướng đông, nên ta cũng thấy mặt trời "mọc" lên từ hướng đông. Đúng ra, chúng ta phải nói "trái đất quay về hướng đông, hướng về phía mặt trời". Nhưng nói vậy có lẽ dài dòng quá, nên người ta vẫn bảo "mặt trời mọc ở đằng đông". Tất nhiên, nói vậy là sai khoa học.


A.

Một vật đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật mốc luôn có giá trị không đổi.

B.

Mặt trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đẳng Tây vì trái đất quay quanh trục Bắc – Nam từ Tây sang Đông.

C.

Khi xe đạp chạy trên đường thẳng, người đứng trên đường thấy đầu van xe vẽ thành một đường tròn.

D.

Đối với đầu mũi kim đồng hồ thì trục của nó là đứng yên.

   Mỗi buổi sáng Mặt trời từ phía đông mọc lên, mỗi chiều tối lại từ phía tây lặn xuống. Đó là hiện tượng thiên nhiên mà con người rất quen thuộc từ xưa đến nay.Thế mà có người dám bảo rằng mặt trời không mọc ở phía đông! Không lẽ lại có chuyện như vậy?

Vì sao Mặt trời bao giờ cũng mọc từ phía Đông? Thời xa xưa, con người cho rằng Trái đất là trung tâm của Vũ trụ, Mặt trăng, Mặt trời, các vì sao trên trời đều quay xung quanh Trái đất, mỗi buổi sáng từ phía Đông vòng đến, chiều tối lại vòng đi mất từ phía tây. Từ thế kỷ thứ XVI,  sao khi nhà thiên văn vĩ đại Copernicus nêu ra thuyết Nhật tâm, con người mới có được nhận thức chính xác đối với vấn đề Mặt trời mọc đằng đông lặn đằng tây.

Thì ra hiện tượng Mặt trời mọc đằng đông lặn đằng tây là do chuyển động tự quay của Trái đất gây nên. Trái đất có hai loại chuyển động chính: quay xung quanh Mặt trời và tự quay quanh trục của chính mình. Trục đó đi qua tâm của Trái đất và cắt bề mặt Trái đất ở hai điểm nam và bắc cực.

Trong khi quay xung quanh Mặt trời, Trái đất không ngừng tự quanh. Hướng tự quay của Trái đất bao giờ cũng là từ tây sang đông. Thế nhưng, con người trên Trái đất không hề cảm thấy nó đang quay. Ngược lại, con người lại nhìn thấy hầu như tất các thiên  thể trong bầu trời đều quay từ đông sang tây (tức là ngược lại hướng tự quay của Trái đất). Trái đất tự quay được một vòng, các tinh cầu trên trời hầu như cũng đều quay xung quanh Trái đất một vòng theo hướng ngược lại. Đương nhiên Mặt trời cũng không ở ngoài tình trạng đó, vì vậy, hiện tượng Mặt trời lặn đằng đông mọc đằng tây được gọi là “chuyển động biểu kiến một ngày” của Mặt trời. Chỉ cần chuyển động của Trái đất không xảy ra sự biến đổi nào cả thì hiện tượng Mặt trời mọc đằng đông sẽ mãi tiếp tục như vậy.

Nhưng, nếu bạn quan sát hiện tượng Mặt trời mọc đằng đông lặn đằng tây một cách kỹ hơn, bạn sẽ phát hiện trên thực tế trong một năm chỉ có hai ngày: Xuân phân và Thu phân là Mặt trời mọc đúng vào hướng đông, lặn đúng vào hướng tây. Còn trong tuyệt đại bộ phận các ngày khác, Mặt trời không phải mọc đúng ở hướng đông, cũng không phải lặn đúng ở hướng tây. Mùa hè, Mặt trời mọc từ phái đông bắc lặn xuống  phía tây bắc; mùa đông nó mọc từ phía đông nam, lặn xuống phía tây nam. Trong hai mùa xuân và thu, hướng Mặt trời mọc và lặn mới tương đối gần với chính đông và chính tây.

Hiện tượng này lại do nguyên nhân gì tạo thành đây?

Giả dụ như trục tự quay của Trái đất thắng gốc với mặt phẳng quỹ đạo mà Trái đất quay quanh Mặt trời, thế thì hàng ngày Mặt trời sẽ mọc đúng vào hướng đông, lặn đúng vào hướng tây. Nhưng, trên thực tế trục tự quay của Trái đất tạo thành một góc 66o34’ mặt phẳng quỹ đạo mà Trái đất quay quanh Mặt trời, có nghĩa là: Trái đất “nghiên mình” quay quanh Mặt trời. Như vậy, hướng mọc và hướng lặn của Mặt trời mỗi ngày đều có sự biến đổi nho nhỏ. Mùa hè, bán cầu bắc của Trái đất ngả về hướng Mặt trời, cho nên hướng Mặt trời mọc lệch về phía bắc; mùa đông, bán cầu nam của Trái đất ngả về hướng Mặt trời, cho nên hướng Mặt trời mọc lệch về phía nam. Mùa xuân và mùa thu vừa đúng ở vào giữa hai mùa đông và mùa hè, cho nên hướng Mặt trời mọc vừa không lệch bắc rõ rệt, cũng không lệch nam rõ rệt. Tuy nhiên, trong đó cũng chỉ có hai ngày, xuân phân và thu phân, thì Mặt trời mới đúng là từ hướng chính đông mọc lên

Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Trong hiện tượng này:

A. Mặt Trời chuyển động, còn Trái Đất đứng yên.

 

B. Mặt Trời đứng yên, còn Trái Đất chuyển động.

C. Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động.

D. Mặt Trời và Trái Đất đều đứng yên.

Mặt Trời mọc đằng đông, lặn đằng Tây. Trong hiện tượng này:

A. Mặt Trời chuyển động so với Trái Đất

B. Mặt Trời đứng yên so với Trái Đất

C. Mặt Trời và Trải Đất đều đứng yên

D. Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động

Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật làm mốc là vật nào dưới đây?

A. Mặt Trời  

B. Một ngôi sao  

C. Mặt Trăng 

D. Trái Đất

Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật nào sau đây không phải là vật mốc?

A. Trái Đất 

B. Quả núi 

C. Mặt Trăng 

D. Bờ sông