Mẹo chữa gai đâm vào tay

Khi làm các công việc sinh hoạt hàng ngày mà không có găng tay có thể khiến bạn bị dằm đâm vào da thịt. Những mảnh dằm tuy rất nhỏ nhưng sẽ gây cảm giác vô cùng khó chịu và nhức nhói. Mảnh dằm có kích thước rất nhỏ nên việc lấy ra khỏi tay cũng rất khó khăn.

Điều đầu tiên bạn cần làm là làm sạch khu vực nơi bị dằm đâm. Bạn có thể sử dụng xà bông dịu nhẹ và nước ấm để rửa vùng da xung quanh chiếc dằm. Bước này có thể giảm thiểu nguy cơ lây lan vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Không dùng cọ rửa khu vực bị dằm đâm quá mạnh vì hành động này có thể đẩy dằm vào sâu hơn. Sau khi rửa sạch, lau nhẹ nhàng khu vực bị dằm đâm bằng khăn mềm hoặc vải sạch.

Lấy dằm bằng nhíp

Trước khi áp dụng cách lấy dằm đâm vào tay bằng nhíp thì bạn cần khử trùng nhíp bằng cồn y tế. Nếu dằm nằm dưới lớp da, bạn có thể dùng kim đã sát trùng để rạch da và lật lớp da lên. Khi đã thấy đầu dằm, bạn dùng nhíp kẹp dằm ở chỗ gần bề mặt da, rồi nhẹ nhàng rút dằm ra theo chiều dằm đã đâm vào.

Phương pháp sử dụng nhíp để lấy dằm cần thực hiện cẩn thận bởi nếu sơ suất, miếng dằm càng đâm sâu hơn vào da tay. Ảnh: HeathPlus

Lấy dằm bằng băng dính

Những chiếc dằm mỏng manh như gai hoặc sợi thủy tinh có thể lấy ra bằng băng dính. Bạn có thể dùng nhiều loại băng dính khác nhau như băng dính giấy, băng dính vải hoặc băng dính cách điện.

Hãy dán một miếng băng dính lên chiếc dằm và ấn mạnh xuống để băng dính dính vào dằm. Khi thực hiện động tác này cần đảm bảo ấn sao cho chiếc dằm không đi sâu hơn vào da, tránh ấn lên đầu đâm vào của chiếc dằm. Khi chắc chắn là chiếc dằm đã dính vào băng dính, hãy kéo băng dính ra theo chiều mà chiếc dằm đã đâm vào.

Lấy dằm bằng dấm

Cho dấm vào bát, nhúng vùng tay bị dằm đâm vào khoảng 10-15 phút. Cách này giúp dằm được đẩy trồi lên trên da, giúp bạn có thể gắp ra dễ dàng.

Lấy dằm bằng bình thủy tinh

Khi bị dằm đâm phải, việc bạn cần làm là chuẩn bị bình thủy tinh miệng rộng đổ gần đầy nước nóng. Sau đó, hãy ấn mạnh vùng da bị dằm đâm vào miệng bình. Áp suất của hơi nóng trong bình sẽ kéo miếng dằm tuột ra.

Sử dụng bình thuỷ tinh để hút dằm ra là cách thông dụng và hiệu quả. Đồ hoạ: Minh Quang

Nếu dằm đã ở trong da bạn tầm vài ngày và bạn thấy có dấu hiệu bị nhiễm trùng, hãy đi khám ngay để bác sĩ giúp lấy chúng ra. Trong trường hợp như vậy, tốt hơn là bạn không nên cố gắng tự mình loại bỏ ra, vì có thể vết xước sẽ phát triển thành uốn ván. Bác sĩ sẽ loại bỏ một cách an toàn, giúp băng bó vết thương và chữa lành nhiễm trùng.

Gai đâm sưng tấy khiến không ít người khổ sở. Vết gai đâm đôi khi rất nhỏ nhưng nếu không được xử trí đúng cách có thể sẽ gây ra những hệ quả khôn lường do nhiễm trùng. Vậy khi bị gai đâm sưng tấy cần phải xử trí như thế nào? Khi nào cần phải đến bệnh viện? Có thể tự mình xử lý vết thương được không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về chủ đề này nhé.

1. Vì sao phải xử trí nhanh khi bị gai đâm sưng tấy?

Bị gai đâm sưng tấy có đáng lo ngại không? Câu trả lời là có, cho dù là một vết gai đâm sưng nhỏ bạn cũng cần lưu ý đến chứ không nên bỏ qua. Nhiều người bị nhiễm trùng và uốn ván trong tình trạng rất nghiêm trọng dù khởi phát chỉ là một vết thương rất nhỏ trong cuộc sống hàng ngày như trầy xước da, xe đạp vào chân, đứt tay, hóc xương cá, dăm gỗ. … Đa phần là do chúng ta chủ quan, sơ cứu không tốt nên tỷ lệ nhiễm trùng nặng từ vết thương nhỏ này là rất cao. Do đó, cần phải nắm ngay những biện pháp xử lý khi gai đâm sưng tấy.

Đặc biệt khi bị gai đâm vào chân phải làm sao mới lấy ra được vì chân chúng ta luôn phải vận động. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng nhức nhối và khó chịu mỗi khi đứng hoặc di chuyển. Chính vì vậy, cần xử lý và lấy vết gai đâm ra ngay lập tức.

Xử lý khi gai đâm sưng tấy

2. Cách lấy gai đâm, xử lý vết thương nhanh chóng

2.1. Dùng nhíp/kẹp xử lý khi bị gai đâm sưng tấy

Nếu bằng mắt thường có thể nhìn thấy dằm đâm vào tay thì chúng ta có thể dùng nhíp để gắp dằm cũng như là gai đâm vào.

Cách làm: Dùng đèn chiếu sáng hoặc nơi có ánh sáng đủ để nhìn thấy dằm, gai. Dùng nhíp lấy dằm khéo léo, nhẹ nhàng tránh làm dằm không những không lấy ra được mà lại đâm sâu hơn vào trong tay của mình. Bên cạnh đó, khi lấy dằm ra cần dứt khoát để dằm được lấy ra 1 lần mà không bị gãy hay đứt đoạn và dính lại tay hoặc chân.

2.2. Dùng băng keo

Với những loại dằm nằm nông, còn hơi nhô ra ngoài da thì bạn có thể sử dụng băng keo để lấy nó mà không cần tới kẹp hay kim.

Cách làm: Bạn dán băng dính lên khu vực da bị dằm đâm, chà xát cho băng dán dính chặt vào da và miếng dằm. Kéo giựt miếng băng ra và mảnh dằm có thể bị lôi đi theo. Cách này đặc biệt hiệu quả nếu bạn bị nhiều mảnh dằm nhỏ găm vào cùng lúc. Tốt nhất là dùng băng keo y tế vì chúng có độ bám dính chắc, có thể lấy dằm ra khỏi tay một cách dễ dàng.

Dùng băng keo lấy gai đâm

2.3. Dùng khoai tây

Cách dùng khoai tây cũng tương tự như dùng vỏ chuối. Nhưng thời gian ngắn hơn, chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ là bạn đã lấy được miếng dằm ra khỏi tay rồi đấy.

Cách làm: Bạn thái một lát khoai tây nhỏ rồi áp vào vùng da bị dằm đâm, dùng băng gạc cố định lại. Để khoảng 1 giờ, độ ẩm của khoai tây sẽ kích thích miếng dằm bong ra. Đối với mảnh dằm lớn ghim sâu dưới da, bạn có thể băng khoai tây qua đêm.

2.4. Dùng vỏ chuối

Trong vỏ chuối chứa rất nhiều chất, đặc biệt là chất enzyme có tác dụng đẩy dằm và gai đâm vào tay.

Cách làm: Lấy vỏ quả chuối, chà xát phần bên trong của vỏ lên chỗ bị dằm đâm, quấn băng lại để qua đêm, chất enzyme trong chuối sẽ đẩy dằm ra ngoài.

Dùng vỏ chuối xử lý gai đâm

2.5. Dùng baking soda

Bột nở có lẽ chúng ta cũng biết được rất nhiều công dụng từ nó. Giờ bạn có thể vận dụng baking soda vào việc lấy dằm, gai đâm vào tay ra một cách dễ dàng nhé.

Cách làm: Cho một muỗng baking soda vào chén nước nhỏ, ngâm vùng bị dằm vào chén nước, làm 2 lần một ngày. Nhiều dằm sẽ tự ra ngoài sau vài ngày áp dụng cách này.

2.6. Dùng giấm trắng

Bạn đã thử lấy dằm ra khỏi tay bằng giấm trắng bao giờ chưa? Cách làm xử trí khi bị gai đâm sưng tấy này cũng đơn giản mà hiệu quả thì cực tốt đấy.

Cách làm: Bạn cho giấm trắng đổ từ từ vào bát, nhúng vùng bị tổn thương vào giấm khoảng 10-15 phút. Kiểm tra xem miếng dằm đã trồi ra chưa, đôi khi bạn phải chờ đến 30 phút. Nếu dằm vẫn chưa ra, bạn nhúng vùng bị thương vào nước ấm, rồi lại nhúng vào giấm trắng lần nữa.

Dùng giấm trắng

2.7. Dùng bình thủy tinh

Dùng bình thủy tinh cũng là một trong những cách đơn giản bạn có thể thử để lấy dằm ra khỏi tay. Nghe có vẻ lạ lẫm đấy. Nhưng nếu bạn nắm được quy luật cũng như cách áp dụng phương pháp này. Bạn sẽ bất ngờ khi kết quả mà bình thủy tinh mang lại.

Cách làm: Bạn chỉ cần đổ gần đầy nước nóng vào một bình thủy tinh miệng rộng. Ấn mạnh vùng bị dằm đâm vào miệng bình. Hơi nước nóng sẽ từ từ kéo dằm ra. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng được nếu bạn bị dằm đâm vào lòng bàn tay, hoặc những vùng có bề mặt rộng và dằm đâm không quá sâu.

3. Khi nào phải gặp bác sĩ

Sau khi xử lý vết đâm nhỏ vẫn còn đau, nghi ngờ vẫn nằm dưới da không lấy ra được hoặc vùng da xung quanh vết đâm sưng tấy đỏ, bạn cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. Nếu là dằm tre, nứa, gỗ ngâm nước… khi lấy ra không thấy đau nhưng vẫn phải đến cơ sở y tế để được tiêm phòng uốn ván. Đối với các loại mảnh vụn thủy tinh, kim loại, mảnh vụn lớn không được lấy ra… vì nếu không được lấy ra kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng sau này.

Đôi khi bạn không thể tự xử lý tại nhà mà phải nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia

Gai đâm sưng tấy cần phải xử lý ngay. Trên đây là những cách cực kỳ hiệu nghiệm mà bạn nên áp dụng cho mình và những người xung quanh. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết lần sau!

Video liên quan

Chủ Đề