Một trong những nội dung cải cách Về kinh tế trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì

Nêu nội dung và ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868?

Đề bài

Nêu nội dung và ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị 1868.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

* Nội dung:

Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực:

- Về kinh tế:

+ Thống nhất tiền tệ

+ Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến

+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… phục vụ giao thông liên lạc.

- Về chính trị - xã hội:Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.

- Về giáo dục:

+ Chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng dạy khoa học - kĩ thuật.

+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

- Về quân sự:

+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây.

+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.

* Ý nghĩa:

- Cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

- Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản.

Loigiaihay.com

  • Một trong những nội dung cải cách Về kinh tế trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì

    Nêu những sự kiện chứng tỏ vào thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc?

    Giải bài tập 2 trang 69 SGK Lịch sử 8

  • Một trong những nội dung cải cách Về kinh tế trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì

    Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản vào đầu thế kỉ XX?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 69 SGK Lịch sử 8

  • Một trong những nội dung cải cách Về kinh tế trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì

    Dựa vào lược đồ, trình bày sự mở rộng thuộc địa của đế quốc Nhật?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 69 SGK Lịch sử 8

  • Một trong những nội dung cải cách Về kinh tế trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì

    Vì sao kinh tế Nhật Bản từ cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 69 SGK Lịch sử 8

  • Một trong những nội dung cải cách Về kinh tế trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì

    Trình bày nội dung và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 67 SGK Lịch sử 8

  • Một trong những nội dung cải cách Về kinh tế trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì

    Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?

    - Muốn chiếm nước ta, biến nước ta thành thuộc địa của chúng

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 1 (có đáp án): Nhật Bản (phần 2)

Trình bày nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị

Chi tiết Chuyên mục: Bài 1: Nhật Bản

Cuối năm 867 đầu năm 1868, chế độ Mạc phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ toàn diện – Cuộc Duy tân Minh Trị với nội dung cơ bản:

- Chính trị: xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản ; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến.

- Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống.

- Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.

- Về giáo dục : thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.

→ Cuộc Duy tân Minh Trị đã làm thay đổi bộ mặt quốc gia Nhật Bản, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường TBCN. Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản.

(Nguồn: trang 6 sgk Lịch Sử 11:)

Mục lục

  • 1 Trước cải cách
    • 1.1 Kinh tế
    • 1.2 Xã hội
    • 1.3 Chính trị
    • 1.4 Đối ngoại
    • 1.5 Hậu quả
  • 2 Bối cảnh
  • 3 Các cải cách
  • 4 Các lãnh đạo
  • 5 Ý nghĩa
  • 6 Những hạn chế
  • 7 Xem thêm
  • 8 Chú thích
  • 9 Tham khảo
  • 10 Liên kết ngoài

Trước cải cáchSửa đổi

Đến giữa thế kỷ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tokugawa lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt từ kinh tế, xã hội đến chính trị.

Kinh tếSửa đổi

  • Nông nghiệp: Đến giữa thế kỷ 19, Nhật Bản vẫn là một nước nông nghiệp duy trì cách sản xuất lạc hậu dựa trên nền tảng phong kiến. Dân làm ruộng phải chịu tô thuế nặng cộng với nạn mất mùa đẩy nông dân Nhật vào cảnh đói kém, bần cùng.
  • Công nghiệp: Trong khi nông nghiệp gặp nhiều khó khăn thì thương nghiệp ở Nhật lại bùng phát với lợi điểm hải cảng lớn, nhà buôn phát giàu nhanh chóng. Đó là cơ sở cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản.

Xã hộiSửa đổi

Về mặt xã hội, Nhật Bản lúc bấy giờ vẫn duy trì chế độ đẳng cấp với quyền bính do các đại danh (daimyo) và võ sĩ Samurai nắm cả. Tuy nhiên vào thời kỳ này tình hình quốc nội đã yên, chiến tranh kết thúc nên địa vị của Samurai đã không còn như trước. Một số phải chuyển sang làm ruộng, làm thợ hay đi buôn. Trong khi đó tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu lên nhưng không có quyền lực về chính trị, lại bị đánh thuế nặng nên tạo ra mối xung khắc giữa tầng lớp thương nhân và giai cấp thống trị ngày càng lớn. Nông dân Nhật thì bị áp lực của cả hai phía, giới quý tộc và thương nhân.

Chính trịSửa đổi

Nền phong kiến Nhật Bản đúng ra là do vua Nhật (Thiên hoàng) quyết định nhưng trong thực tế thì do Mạc phủ Tokugawa thao túng từ đầu thế kỷ XVII đã hơn 250 năm. Phe bảo hoàng tôn quân lấy điều đó làm bất bình nên khơi ra phong trào lật đổ Mạc Phủ, trao lại quyền bính cho triều đình Thiên hoàng.

Đối ngoạiSửa đổi

Các nước tư bản phương Tây nhân lúc tình hình Nhật Bản rối ren đã làm áp lực, đòi Nhật Bản phải thông thương. Trong khi đó thì Mạc phủ Tokugawa theo đuổi chính sách Toả Quốc, tuyệt đối không chấp nhận cho người phương Tây đặt chân đến Nhật. Trước sự cương quyết của Mạc phủ chính phủ Hoa Kỳ gửi bốn chiến thuyền Mississippi, Plymouth, Saratoga, và Susquehanna vào Vịnh Tokyo và trao tối hậu thư đe dọa sẽ nổ súng. Mạc phủ bất đắc dĩ phải ký hiệp ước, chấp nhận các khoản như mở hai cửa biển Shimoda và Hakodate cho tàu thuyền Hoa Kỳ vào buôn bán. Hơn nữa nếu có tranh chấp giữa kiều dân ngoại quốc và dân Nhật thì phải cho tòa án Hoa Kỳ xét xử. Luật pháp của Nhật không có hiệu lực.

Sau Hoa Kỳ thì chiến thuyền của hải quân Anh, Pháp, và Đức cùng đòi Mạc phủ phải mở cửa thông thương với những nước đó và ký những hiệp ước bất bình đẳng tương tự. Nhật Bản tiếp tục nhượng bộ vì biết rằng thực lực không đủ để chống lại các nước châu Âu. Tuy nhiên dân tình thì không phục, cương quyết đòi phải đánh đuổi bọn Tây dương.

Hậu quảSửa đổi

Trước tình hình khủng hoảng từ các phía, Nhật Bản đứng trước hai lựa chọn. Một là giữ nguyên lề lối cổ truyền phong kiến và địa vị của Mạc phủ, nhưng có nguy cơ mất nước vì bị ngoại bang đô hộ. Hai là mở cuộc canh tân toàn diện mong học hỏi và tiếp thu kiến thức của phương Tây mà chuyển mình thành một đất nước hùng mạnh, sánh vai với các cường quốc phương Tây.