Moyai là gì

Là một cư dân mạng, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng không còn xa lạ gì với các Emoji (biểu tượng cảm xúc) và Emoticon khi sống ảo trên các trang mạng xã hội, chat chit với bạn bè. Nhưng, 2 biểu tượng cảm xúc này là gì? Có gì khác nhau? Thì nhiều người dùng vẫn nhầm lẫn nghiêm trọng.

1Emoji là gì?

Được ra đời ở đất nước mặt trời mọc vào những năm 90 của thế kỷ XX, Emoji là những hình ảnh, biểu tượng hay con vật, đồ vật... mô tả cảm xúc. Các Emoji ban đầu được sử dụng trong các tin nhắn văn bản. Sau này, nó được sử dụng trên cả các hệ thống website, mạng xã hội,...

Vào năm 1990, khi các thiết bị điện tử hay kết nối chưa hiện đại như bây giờ, các tin nhắn hoặc email văn bản chỉ có thể chứa tối đa 250 ký tự thì các emoji này được sử dụng để truyền tải các thông điệp một cách ngắn gọn và tiết kiệm.

Moyai là gì

Hơn nữa, người ta sử dụng các emoji để tăng giá trị cảm xúc, tăng tính thú vị cho câu chuyện. Các emoji này nhiều khi cũng được sử dụng như một cách "thay lời muốn nói" gửi đến đối phương và biểu tượng trái tim là một ví dụ điển hình được sử dụng nhiều nhất.

Vài ngàn emoji có code tương ứng trong Unicode, một tiêu chuẩn trong lĩnh vực điện toán dành cho việc mã hóa. Các ứng dụng nhắn tin, mạng xã hội và trình duyệt đọc code này, sau đó hiển thị cho bạn một hình ảnh phù hợp.

Các phần mềm khác nhau có thể có phần đồ họa hơi khác nhau, đó là lý do tại sao biểu tượng cảm xúc bạn gửi từ iPhone không hoàn toàn giống như những gì người nhận thấy trên điện thoại Android.

2Emoticon là gì?

Emoticon là một tập hợp các dấu chấm câu, chữ cáisố được sắp xếp để giống với khuôn mặt của con người. Mỗi emoticon ít nhiều được mọi người hiểu theo một cách chung và biểu thị một cảm xúc, hoặc đôi khi là một đối tượng nhất định.

Moyai là gì

Ví dụ, :-D có nghĩa là cười hoặc cười toe toét, :-O là sự ngạc nhiên và <> là="" biểu="" tượng="" gần="" giống="" hình="" trái="" tim="">

Mặc dù vậy, văn hóa phương Đông và phương Tây có những bộ emoticon hoàn toàn khác nhau. Những emoticon của phương Tây phải được đọc theo chiều ngang, lần lượt từ trái sang phải. Trong khi các emoticon của phương Đông không cần phải xoay và đôi khi có thể sử dụng các ký tự không phải tiếng Latin.

3So sánh Emoji và Emoticon

Emoticon và emoji không giống nhau. Hai thuật ngữ đã được sử dụng thay thế cho nhau, bởi ngay cả những cái tên lớn trong giới truyền thông như New York Times và BBC cũng bị nhầm lẫn. Nhưng thực tế, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.

Moyai là gì

Nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn là cả emoticon và emoji là do đều chúng được sử dụng để tăng thêm “gia vị” cho các cuộc trò chuyện bằng văn bản khô khan. Và thậm chí tên gọi của 2 khái niệm này nghe cũng gần giống nhau.

Nhưng sự khác biệt giữa chúng thực sự rất đơn giản: Emoticon là sự kết hợp các biểu tượng có sẵn trên bàn phím, như chữ cái và dấu chấm câu. Còn emoji là hình ảnh, biểu tượng hay con vật, đồ vật,... mô tả cảm xúc.

Xem thêm:

  • Chèn biểu tượng vào tin nhắn iPhone, iPad
  • Cách thiết lập tính năng chụp ảnh AR Emoji trên Samsung Galaxy S9, S9+

Danh sách sản phẩm điện thoại đang kinh doanh tại Điện máy XANH

Bài viết trên hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 khái niệm Emoji, emoticon là gì? Có gì khác nhau? Nếu có thắc mắc gì, đừng ngại để lại bình luận để được hỗ trợ nếu có bất kì thắc mắc nào nhé.  

Nếu là người dùng mạng xã hội, thường dùng điện thoại tán gẫu với bạn bè thì chắc chắn emoji không còn là điều xa lạ. Emoji với biểu tượng "mặt cười" kinh điển được tạo ra để thể hiện sự hạnh phúc. Thế nhưng, ý nghĩa nhân văn này lại bị suy đoán khác đi, nhiều người nghĩ rằng đây chính là nụ cười giả tạo thay vì diễn tả niềm vui của bản thân, và một cuộc hội thoại sẽ trở nên căng thẳng hơn khi bỗng dưng đối phương sử dụng emoji này.Câu hỏi được đặt ra ở đây là "vì sao nhiều người ghét biểu tượng mặt cười" đến thế?

Emoji "mặt cười" (smiley) chính thức xuất hiện vào cuối những năm 90 của thế kỷ 20. Cha đẻ của biểu tượng này chính là Shigetaka Kurita, một nhân viên của công ty viễn thông Nhật NTT Docomo. Với hình tượng một gương mặt đang nhoẻn miệng cười mãn nguyện, emoji này được dùng để thể hiện sự hạnh phúc.

Moyai là gì

Không được đánh giá cao về độ chân thật nên emoji này đã trở thành "con ghẻ quốc dân"

Thế nhưng, không hiểu sao cách thể hiện của họa sĩ lại khiến nhiều người suy nghĩ sai lệch về ý nghĩa của nó. Thay vì hiểu theo cách nhìn hạnh phúc thì người ta lại cảm nhận emoji smiley mang ý nghĩa của sự khinh miệt, nhạo báng, theo trang Quarzt đã mô tả. Thậm chí, đôi lúc nó còn được hiểu là dấu hiệu của sự nguy hiểm, thâm độc che dấu bên trong một nụ cười.

Một bài viết từ tác giả An Yong, từng được đăng tải trên Zhihu, trang hỏi đáp lớn tại Trung Quốc đã lý giải khá khoa học cho biểu tượng mặt cười này như sau: một nụ cười bình thường sẽ hình thành từ cơ gò má, cơ mi mắt, cơ môi, còn đối với biểu tượng smiley, đây là một nụ cười vô cảm khi các cơ gò má cố khéo miệng lên những cơ môi đang cố kìm lại nụ cười. Thêm nữa, cơ mi mắt hoàn toàn đứng yên vô hồn. An Yong còn chia sẻ thêm "Khi bạn cười thật tâm, các cơ trên gương mặt bạn sẽ hoạt động dữ dội. Cơ mi sẽ khiến bạn nhắm tịt mắt lại". Và bài viết này đã nhanh chóng thu hút được hơn 19.000 lượt thích.

Rõ ràng, người dùng có thể nhận ra rằng ánh mắt của biểu tượng smiley không thể hiện dấu hiệu của trạng thái cười. Nếu thử sử dụng WeChat trên điện thoại, bạn sẽ nhận ra rằng sự thay đổi tâm trạng như tiêu cực, cảm giác tội lỗi, thất vọng, không đồng tình, giận dữ, nhút nhát... khi nhìn vào ánh mắt biểu tượng smiley.

Moyai là gì

Emoji smiley dường như đang bị cả cộng đồng mạng tẩy chay và ai sử dụng thường chịu nhiều chỉ trích

Vì những lẽ này mà trang Quarzt đã khuyên người dùng không nên sử dụng biểu tượng smiley khi muốn thể hiện sự hạnh phúc qua nụ cười bởi nó có thể bị hiểu sai, gây hiểu lầm cho đối phương. Hãy thay thế bằng những emoji chân thành và đáng yêu hơn.

Các emoji có nghĩa là "ký tự hình ảnh", ban đầu được vẽ lại từ các emoticon "biểu tượng cảm xúc" để diễn đạt cảm xúc của con người khi nhắn tin. Cũng vì cách thức này mà đôi khi cách thức của emoji bị hiểu sai về ý nghĩa. Chẳng hạn như emoji "high five" (hai bàn tay đập vào nhau) bị hiểu nhầm là "pray" (chắp tay cầu nguyện), emoji "trái đào" là bị hiểu là mông người... Đó là lý do khi sử dụng mạng xã hội, người dùng thường phải cẩn trọng trong việc chọn lựa emoji. Nếu điện thoại dễ dàng mở ra hàng loạt emoji để sử dụng, thì đối với laptop có phần phức tạp hơn nên nhiều người thường quen tay bấm chọn kí hiệu :), đây đồng nghĩa với emoji smiley. Vì thế bạn cần lưu ý khi sử dụng để tránh gây hiểu lầm nhé!

Moyai là gì

Bảng xếp hạng các emoji được sử dụng nhiều nhất năm 2017 và dĩ nhiên là không có emoji smiley

Không chỉ có những giải thưởng xếp hạng dành cho con người mà emoji cũng được xếp hạng đấy! Năm 2017, biểu tượng "cười ra nước mắt" được bình chọn là emoji được yêu thích nhất, xếp thứ hai là "cục phân" và thứ ba là "gương mặt đăm chiêu".