Na trồng bao lâu có trái

Thứ ba, 30/07/2019 - 10:10 AM

Ông Nguyễn Văn Năm [tự Năm Ổi], 65 tuổi, quê ở xã Phú Hựu, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp là nông dân từng trồng nhiều loại cây đặc sản.

Cách nay 7 năm ông đã chuyển sang trồng na Thái, vừa bán trái vừa bán giống, đạt hiệu quả kinh tế ngoài mong đợi.

Ông Nguyễn Văn Năm [trái] giới thiệu những cây na Thái đang ghép.

Na Thái còn có tên là na Hoàng hậu, có người gọi mãng cầu dai. Lúc khởi trồng, ông mua cây giốngởBến Tre với giá 100.000đ/nhánh ghép và chỉ trồng thử nghiệm 32 cây. Sau hơn 1 năm rưỡi cây bắt đầu cho trái.

Thấy trái “khủng”, thịt ngọt, dai và thơm ngon nên ông tiếp tục mua thêm cây giống. Tính đến nay, ông đã phủ xanh 2.000 cây na Thái từ từ 3 - 7 năm tuổi trên diện tích rộng 2 ha. Tất cả đều cho trái, nhưng ông trồng chủ yếu là để lấy nhánh ghép bán giống nên không bắt cây ra nhiều trái.

Ông cho biết, giống na ông đang trồng là loại da vàng, thịt dai, ngot, ít hột, trái to, nặng trung bình từ 400 - 700gr, cá biệt có những trái trên 1kg, được thị trường ưa chuộng và dễ xuất khẩu hơn loại na da xanh, thịt bở.

Tiếng lành đồn xa, vườn na Hoàng hậu của ông Năm đã thu hút sự hiếu kỳ của bà con nông dân và khách tham quan càng lúc càng đông.

Cây giống na Thái chuẩn bị giao cho khách hàng.

Theo ông Năm, na Thái da vàng dễ trồng, cây phát triển mạnh, ít sâu bệnh nhờ sức đề kháng cao. Cây phù hợp với đất thịt nhưng chỗ trồng phải cao ráo và dễ thoát nước. Trong quá trình chăm sóc, ông đã sử dụng phân hữu cơ kết hợp với phân lân, ít khi sử dụng đến các loại phân thuốc hóa học.

Cây na Thái mỗi năm ông cho ra hoa hai vụ, vụ mùng 5 tháng 5 âm lịch và vụ Tết Nguyên đán [vụ chính]. Muốn cho trái sai, mẫu mã đẹp người trồng na Thái phải thụ phấn nhân tạo cho hoa. Đây là công đoạn quan trọng, quyết định về chất lượng và sản lượng của na. Riêng ông, vì số lượng cây quá lớn nên không thể thụ phấn bằng tay mà còn phải kết hợp với biện pháp phun thuốc giúp hoa đậu trái.

Bằng kinh nghiệm cá nhân, ông cho biết, nếu trồng đúng kỹ thuật, sau 1 năm rưỡi cây sẽ cho trái. Mỗi công na Thái 4 - 5 năm tuổi có thể thu nhập trên 100 triệu đồng [2 vụ]. Về giá thị trường, hiện giống na Thái vàng có giá cao gấp 2, 3 lần na nội địa. Thường dao động từ 60.000 – 80.000đ/kg, thậm chí lên đến 120.000đ/kg [loại I] vào những ngày lễ, tết.

Ông Nguyễn Văn Năm và trái na Thái da vàng sắp chín.

Trong những năm gần đây, do nhu cầu cây giống tăng cao nên ông Năm đã tập trung sản xuất cây giống. Để có đủ hàng giao cho thương lái và các nhà vườn ông phải thuê 2 nghệ nhân có tay nghề cao để ghép cây, tiền thù lao 1 triệu đồng/người/ngày công.

Năm 2018 ông đã bán ra 100.000 cây giống với giá 22.000 - 27.000đ/nhánh. Muốn có một nhánh ghép đạt chất lượng cao, ông phải chọn cây gốc, nhánh ghép thật khỏe mạnh, sạch bệnh và thường xuyên theo dõi từ 2 - 3 tháng trước khi giao cho khách hàng. Khách hàng đông nhất là các tỉnh miền Đông và đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện ông là người duy nhất trong huyện sản xuất cây giống đại trà. Ông vừa bán cây giống vừa bán trái với sản lượng khoảng 3 tấn/năm. Trừ hết các chi phí, mỗi năm còn lời trên 1 tỷ đồng. Ngoài sản xuất giống ông còn sẵn sàng tư vấn kỹ thuật và cung cấp tài liệu hướng dẫn cách chăm sóc từ A đến Z. Nhờ vậy mà nhiều khách hàng gần xa đã tin tưởng chọn thương hiệu của ông.

Ông Nguyễn Văn Năm giới thiệu trái na Thái nặng 750gr.
Ông Nguyễn Phi Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Hựu nhận xét: “Mô hình trồng na Thái của ông Nguyễn Văn Năm còn mới mẻ, giá na khá cao nên sản phẩmchưa tới tay người có mức lương thấp. Lợi nhuận cao nhất của ông hiện nay là bán giống. Còn năng suất và sản lượng còn phải chờ một thời gian nữa mới đánh giá được hiệu quả”.

Với những ưu điểm vượt trội như : quả to từ 800gr-1,2 kg. Trái ít hạt thời gian sinh trưởng nhanh. Giống lai tạo khỏe mạnh ít sâu bệnh Cây Na Tháiđang dần được trồng thay thế cho cây na truyền thống. Đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân

 

Yêu cầu đất trồng na thái:

 Cây Na Thái dễ sống không kén chọn đất, kể cả đất nghèo dinh dưỡng, đất sỏi, đất cát, chua hoặc trung tính. Tuy nhiên, để Cây Na Thái cho quả to ngon, năng suất cao, thi Bà con nên trồng ở loại đất tốt, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.

Đất thích hợp nhất để trồng Na Thái là đất rừng mới khai phá, đất phù sa, có độ pH= 5,5-6,5. Nếu trồng đất xấu, không bón phân thì cây nhanh già cỗi, ít quả, hạt nhiều, quả nhỏ.

Yêu cầu Ánh sáng và độ ẩm cây na thái: 

Na Thái là cây trồng ưa ánh sáng hoàn toàn,  Na Thái ưa độ ẩm trung bình.

Yêu cầu Nhiệt độ: 

Na Thái chịu được biên độ nhiệt lớn, chịu rét khá tốt. Mùa đông cây rụng lá, nghỉ đông ngừng sinh trưởng, đến mùa xuân lại mọc lá mới. Cây rất phù hợp trồng ở Miền Bắc nước ta.

Thời vụ trồng Na Thái : 

Bà con nên trồng Na Thái vào mùa xuân kéo dài đến tháng 8-9.

Mật độ trồng: 

Tính theo kích thước của tán cây có thể trồng mật độ 4x4m hoặc 4x5m/ 1 cây. Khoảng cách trồng 5m ở đất tốt, 4m ở đất xấu

Đào hố trồng: 

Hố trồng Na Thái cần có chiều sâu khoảng 50 cm, kích thước rộng, bón lót bằng 15-20kg phân chuồng + 0,2 kg kali + 0,5 kg lân trước khi trồng khoảng 7-10 ngày.

Cách trồng: 

Kĩ thuật trồng cây na thái cũng không khác gì so với trồng Na Thường.

Đối với Bầu Na gieo từ hạt khi đã đủ tuổi Bà con tiến hành rạch nilon sau đó đặt cây vào giữa hố đã đào sẵn, san đất xuống hố và nệm đất cao hơn gốc cây một chút.

Đối với cây giống ghép cành Bà con cũng trồng như thế.

Bà con chú ý sau khi trồng cần tưới đẫm nước cho cây, chú ý bảo vệ cây.

 Hướng dẫn bón phân cho cây na

Bón lót mỗi hố từ 7-10kg phân chuồng hoai mục + 0,2kg supe lân tr� ��n đều với đất, ủ trước 2-3 tháng
Có thể bón kèm thêm vôi bột để khử chua đất và giải độc cho vườn trồng.

Cắt tỉa cành và tạo tán trong kĩ thuật trồng cây na thái

Việc tạo tán tiến hành từ năm tuổi thứ 2 của tuổi cây. Tạo tán giúp cây nhận được nhiều ánh sáng nhất có thể vì na là cây ưa sáng

Càng có nhiều ánh sáng thì quả càng sai và mã càng đẹp.

Hướng dẫn tưới nước:

Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển.

Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần.

Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc, dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc. 

Làm cỏ:

Làm cỏ cần tiến hành thường xuyên, tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau, phơi khô cỏ sau đó tủ lại xung quanh gốc cây.

 Hướng dẫn bón phân cho cây na

Trong 3 năm đầu cần bón nhiều đạm để cây sinh trưởng thân, lá tốt. Bón NPK tỷ lệ 2:1:1.

Cứ 1-2 tháng bón một lần khi thời tiết mưa ẩm.

Mỗi cây bón 0,1- 0,2kg urê + 0,05-0,1kg kali + 0,2-0,5kg supe lân, cách gốc 30-50cm.

Phân chuồng bón 30-50kg, cách gốc 50-60cm vào hai hốc đối xứng [đông-tây hoặc nam-bắc].

>> Một số loại phân bón tốt cho cây trồng xem //giongcaytrong.org/phan-bon-thuoc-bao-ve-thuc-vat/

 Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Na Dai:

Cây Na ít sâu bệnh. Tuy vậy cần chú ý phòng trị rệp sáp, rất phổ biến ở các vườn ít chăm sóc.

Khi Na chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, dễ nhận ra ở màu trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sôi ở đó.

Khi có trái thì bám vào trái hút nhựa, từ khi trái còn non đến tận khi chín, thường ở kẽ giáp ranh giữa hai múi vì chỗ này vỏ mỏng, không những làm mất mỹ quan, khó bán được, mà còn làm giảm chất lượng do vị nhạt. - Trị bằng thuốc: Supracid, Bi 58ND, Applaud, Mipcin,... Xịt vào cuối vụ, khi không còn trái.

Khi có trái, xịt cả vào trái, vào lá. Khi trái sắp chín, không xịt nữa, tránh gây độc cho người tiêu thụ.

Video liên quan

Chủ Đề