Ngân hàng là doanh nghiệp gì

Theo giải thích tại Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi năm 2017, ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này.

Tùy tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng bao gồm các loại hình: Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách và ngân hàng hợp tác xã. Cụ thể:

- Ngân hàng thương mại là loại hình được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng này nhằm mục tiêu lợi nhuận. 

- Ngân hàng chính sách là ngân hàng do Chính phủ thành lập nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận [theo Điều 17 Luật Các tổ chức tín dụng].

- Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của các quỹ tín dụng nhân dân và do các quỹ này cùng với một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân là chủ yếu.

Hiện nay, ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng phổ biến nhất tại Việt Nam. Các hoạt động của ngân hàng thương mại được quy định tại Mục 2 Chương IV Luật Các tổ chức tín dụng.

Trong đó, ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động ngân hàng là:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu để huy động vốn.

-Cấp tín dụng dưới các hình thức là:

+ Cho vay;

+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;

+ Bảo lãnh ngân hàng;

+ Phát hành thẻ tín dụng;

+ Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;

+ Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

- Cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán như:

+ Thanh toán trong nước: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;

+ Thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Ngoài hoạt động ngân hàng thì ngân hàng thương mại còn được thực hiện các hoạt động khác như:

- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính.

- Mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng khác, ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

- Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán.

- Góp vốn, mua cổ phần.

- Tham gia thị trường tiền tệ.

- Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và các sản phẩm phái sinh.

- Nghiệp vụ ủy thác và đại lý.

- Các hoạt động kinh doanh khác như dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính, đầu tư; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; mua, bán trái phiếu; môi giới tiền tệ; lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng...

So sánh ngân hàng và công ty tài chính [Ảnh minh họa]

2. Công ty tài chính là gì? Thực hiện những hoạt động nào?

Căn cứ Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng, công ty tài chính là một trong 03 mô hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Theo đó, công ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

Mục 3 Chương IV Luật Các tổ chức tin dụng quy định về hoạt động của các công ty tài chính như sau:

- Công ty tài chính được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như:

+ Nhận tiền gửi của tổ chức;

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu để huy động vốn của tổ chức;

+ Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;

+ Cho vay, bao gồm vay trả góp, cho vay tiêu dùng;

+ Bảo lãnh ngân hàng;

+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;

+ Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Ngoài ra, công ty tài chính cũng được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; góp vốn, mua cổ phần; thực hiện các hoạt động kinh doanh khác như:

+ Tham gia thị trường tiền tệ; mua, bán, bảo lãnh trái phiếu;

+ Đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

+ Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

+ Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm. 

+ Tư vấn ngân hàng, tài chính, đầu tư.

+ Quản lý, bảo quản tài sản của khách hàng...  
 

3. So sánh ngân hàng và công ty tài chính

Dựa vào các quy định về hoạt động của ngân hàng và công ty tài chính, có thể thấy cả hai đều có rất nhiều hoạt động tương đồng, trong đó công ty tài chính cũng được thực hiện hầu hết các hoạt động ngân hàng phổ biến như cho vay, nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu...

Tuy nhiên, phạm vi hoạt động nghiệp vụ của công ty tài chính bị pháp luật giới hạn hơn so với ngân hàng. Đồng thời, công ty tài chính không được thực hiện các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

Bên cạnh đó, khi so sánh về mức vốn pháp định thì vốn pháp định của ngân hàng cao hơn của Công ty tài chính rất nhiều. Cụ thể, Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP quy định vốn pháp lệnh của các tổ chức tín dụng như sau:

- Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.

- Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.

- Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ.

- Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.

- Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.

- Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.

- Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã: 0,5 tỷ đồng.

- Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường hoặc liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.

Trên đây là một số thông tin về: Ngân hàng và công ty tài chính khác nhau như thế nào? Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192  để được tư vấn.

>> Mất bao lâu để được xóa lịch sử nợ xấu trên hệ thống CIC?

Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng. Vậy đặc điểm của ngân hàng thương mại là gì?

Căn cứ pháp lý:

– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017

1. Ngân hàng thương mại là gì?

– Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng chuyên kinh doanh tiền tệ và các hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận.

– Căn cứ theo quy định pháp luật: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần.

– Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

2. Đặc điểm của ngân hàng thương mại

– Là một định chế tài chính trung gian.

– Hoạt động đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ, dịch vụ.

– Thu hút nguồn vốn trước hết bằng huy động tiền gửi, phát hành kì phiếu, trái phiếu, sau đó sử dụng nguồn vốn này thực hiện cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng. Ngoài ra còn có các dịch vụ khác: Thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh, ủy thác,…

– Thông qua hoạt động cho vay và thanh toán, hệ thống các ngân hàng thương mại có thể tạo ra lượng bút tệ, là bộ phận quan trọng trong khối cung tiền tệ của nền kinh tế, có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.

–  Ngoài ra, tổng tài sản của ngân hàng thương mại luôn là khối lượng tài sản lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại.

3. Chức năng của ngân hàng thương mại

Chức năng thủ quĩ:

+ Với chức năng này, ngân hàng thương mại nhận tiền gửi, giữ tiền, bảo quản tiên, thực hiện yêu cầu rút tiền, chi tiền cho khách hàng của mình là các chủ thể trong nền kinh tế. 

+ Chức năng thủ quĩ góp phần tạo ra lợi ích cho các chủ thể khác nhau: 

Đối với khách hàng, chức năng thủ quĩ giúp cho khách hàng ngoài việc đảm bảo an toàn tài sản của mình thì còn giúp sinh lời được đồng vốn tạm thời thừa. 

Đối với ngân hàng, có được nguồn vốn để ngân hàng thực hiện chức năng tín dụng và là cơ sở để ngân hàng thực hiện được chức năng trung gian thanh toán. 

Đối với nền kinh tế, chức năng thủ quĩ khuyến khích tích luĩ trong xã hội đồng thời tập trung nguồn vốn tạm thời thừa để phục vụ phát triển kinh tế.

Chức năng trung gian thanh toán

+ Chức năng này, ngân hàng thương mại thay mặt khách hàng trích tiền trên tài khoản trả cho người thụ hưởng hoặc nhận tiền vào tài khoản.

+ Chức năng này đem lại lợi ích: 

Đối với khách hàng hàng,  thanh toán một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.

Đối với ngân hàng, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn tiền gửi thông qua cung ứng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có chất lượng cao. 

Đối với nền kinh tế, chức năng này lưu thông hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả quá trình tái sản xuất xã hội, đồng thời nó cũng giúp làm giảm khối lượng tiền mặt dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt.

Chức năng trung gian tín dụng

+ Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn.

+ Chức năng này đem lại lợi ích cho các chủ thể như sau: 

Đối với khách hàng, là người gửi tiền, họ sẽ thu lợi từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình dưới hình thức tiền lãi, an toàn tiền gửi, tiện ích. Với người đi vay, giúp cho các chủ thể trong nền kinh tế thoả mãn cầu vốn tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời tiết kiệm chi phí, thời gian, tiện lợi, an toàn và hợp pháp. 

Đối với ngân hàng, chức năng này là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển ngân hàng thông qua lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, đồng thời nó là cơ sở để ngân hàng thương mại tạo bút tệ góp phần tăng qui mô tín dụng cho nền kinh tế. 

Đối với nền kinh tế, chức năng này giúp điều hoà vốn tiền tệ từ nơi tạm thời dư thừa đến nơi tạm thời thiếu hụt góp phần phát triển sản xuất kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

>>>Xem thêm Hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động ngoại hối của ngân hàng thương mại

Video liên quan

Chủ Đề