Nghiên cứu khoa học ở các trường đại học

Qua thực tế, chúng ta  nhận thức được rằng, Nghiên cứu khoa học (NCKH) có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Trong công tác đào tạo đại học ở nước ta hiện nay, NCKH được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Qua đó tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. NCKH có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đại học vì không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới phục vụ cho sự phát triển của nhân loại. Với tầm quan trọng như vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban Chấp hành TW khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu: "Các trường đại học phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống".

Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập của nước ta hiện nay, để khẳng định  được vai trò của NCKH, các trường đại học nói chung và Đại học Lạc Hồng nói riêng luôn hướng tới mục tiêu "Mỗi trường đại học là một viện nghiên cứu". Bởi vì, nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đại học. Đó là con đường hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển năng lực sư phạm của mỗi người làm công tác giảng dạy và giáo dục.

Bên cạnh chức năng, nhiệm vụ: đào tạo nhân lực tại chỗ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà và các tỉnh thành lân cận. Để hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, song song với giảng dạy, Đại học Lạc Hồng đặc biệt quan tâm đến hoạt động NCKH, bởi lãnh đạo trường sớm xác định được đây là hai yếu tố nòng cốt để đánh giá chất lượng của trường.

1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường

Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động NCKH trong nhà trường. Vì vậy nhà trường đã xây dựng lộ trình và biện pháp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ giảng viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy và NCKH

2. Có chính sách kêu gọi, khuyến khích giảng viên nghiên cứu, thực hiện đề tài NCKH, đặc biệt chú trọng đề tài có tính ứng dụng cao

3. Tổ chức dưới nhiều hình thức để sinh viên có cơ hội tham gia NCKH

NCKH của sinh viên là một nội dung quan trọng trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của nhà trường, thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng "Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội" góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện.

Hàng năm, Trường tổ chức 2 đợt NCKH cho sinh viên vào tháng 6 và tháng 12 và 1 đợt NCKH cho giảng viên vào tháng 6. Tính đến nay, Trường đã tổ chức được 19 đợt NCKH sinh viên và 9 đợt NCKH cho giảng viên. Có nhiều đề tài NCKH đạt giải NCKH cấp Bộ, cấp Tỉnh.

Ngày 20/05/2008, Trường đã thành lập Phòng Nghiên cứu khoa học - Sau đại học - Kiểm định chất lượng (NCKH - SĐH - KĐCL) để quản lý về mọi hoạt động nghiên cứu khoa học trong toàn Trường. Ngày 01/11/2013, Hiệu trưởng đã có quyết định số 998/QĐ-ĐHLH về việc tách riêng Phòng Nghiên cứu khoa học. 

Lãnh đạo đơn vị

Nghiên cứu khoa học ở các trường đại học

TS. Nguyễn Thanh Sơn
Giám đốc

Nghiên cứu khoa học ở các trường đại học

  • TS. Nguyễn Trọng Anh
  • Phó Giám đốc

Địa chỉ liên hệ

Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng (cơ sở 6), Trường Đại học Lạc Hồng

Văn phòng: Phòng I101 và I208

Điện thoại: 0251.3952.945

Trả lời Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, PGS.TS Phạm Thế Chính – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) cho biết, những hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường đang phát huy ứng dụng thực tế rất cần thiết ngay trong cuộc chiến với dịch Covid-19; đồng thời thúc đẩy được nhiều đề tài rất có triển vọng của sinh viên.

Nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động hết sức cần thiết góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo. Vậy hiện nay có bao nhiêu trường đại học thật sự quan tâm tới nghiên cứu khoa học tạo ra giá trị ứng dụng thực tế cho xã hội?

Nghiên cứu khoa học ở các trường đại học

Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) liên tục có nhiều hợp tác phát triển nghiên cứu khoa học trong những năm qua.

PV: Các hoạt động nghiên cứu khoa học mang lại những lợi ích gì cho sinh viên, nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay, thưa ông?

PGS.TS Phạm Thế Chính: Nếu các trường đại học thực sự chú trọng và tạo điều kiện để khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên sẽ góp phần tích cực xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trong tương lai.

Về bản chất thì hoạt động nghiên cứu khoa học còn mang lại cho sinh viên nhiều lợi ích thiết thực và cụ thể.

Thứ nhất, nghiên cứu khoa học giúp sinh viên tiếp cận với lĩnh vực kiến thức mới: Mỗi sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học đều đòi hỏi phải có nền tảng kiến thức cơ bản, tuy nhiên quá trình ấy cũng không ngừng bổ sung, tìm kiếm và nghiên cứu thêm các tài liệu bổ trợ.

Điều này tạo cho sinh viên kỹ năng nghiên cứu và trau dồi thêm kiến thức; có cơ hội được làm việc cùng với giảng viên hướng dẫn, tiếp thu được nguồn tri thức ẩn từ các thầy cô nên sẽ được định hướng và hiểu biết sâu hơn về các kiến thức được học.

Thứ hai, nghiên cứu khoa học giúp sinh viên phát triển và rèn luyện các kỹ năng: Cùng với kỹ năng nghiên cứu vấn đề, tìm hiểu, phân tích thông tin, trong quá trình thực hiện đề tài sinh viên còn được rèn luyện tư duy độc lập, kỹ năng thực nghiệm khoa học, xử lý số liệu thực nghiệm, điều tra, thuyết trình, làm việc theo nhóm, cách thức tổ chức công việc, phân bổ thời gian, tư duy khoa học, viết chuyên đề, viết luận văn tốt nghiệp và viết báo cáo... Thậm chí nhiều sinh viên đã tiếp cận được kỹ năng viết bài báo khoa học.

Thứ ba, giao tiếp và thiết lập các mối quan hệ: Nghiên cứu khoa học tạo môi trường để mở rộng mối quan hệ với bạn bè, anh chị, thầy cô trong khoa, trường và các tổ chức, cơ quan bên ngoài xã hội, các nhóm có hợp tác quốc tế… là một lợi thế, để sinh viên có thể học hỏi, mở mang tầm kiến thức đa đạng và phong phú hơn… Qua thực tiễn nghiên cứu cũng sẽ có cơ hội cọ xát thực tế, thuận lợi cho sinh viên tìm việc làm phù hợp sau này.

Thứ tư, những chính sách khuyến khích từ nhà trường: Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm thu được thông qua việc nghiên cứu khoa học, sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, các em sẽ được ưu tiên xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu có thành tích trong nghiên cứu khoa học, tính điểm rèn luyện sinh viên, cộng điểm khuyến khích,… Đây cũng là cơ hội để các em trau dồi thêm hành trang kiến thức, định hướng nghề nghiệp và đặc biệt là bổ sung các kinh nghiệm vào hồ sơ ứng tuyển vị trí việc làm sau này.

Nghiên cứu khoa học ở các trường đại học

PGS.TS Phạm Thế Chính - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên.

PV: Cụ thể hơn, nhà trường đã đạt được thành tựu nổi bật nào trong hoạt động nghiên cứu khoa học những năm gần đây?


PGS.TS Phạm Thế Chính:
Chúng tôi khẳng định rằng, nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng song hành với nhiệm vụ giảng dạy mà một giảng viên đại học phải đảm nhiệm trong suốt sự nghiệp, bổ sung nền tảng vững chắc, kiến thức mới nhất để giảng viên tự tin đứng trên giảng đường truyền đạt cho sinh viên những kiến thức, những ước mơ và hoài bão xây dựng sự nghiệp sau này.

Chính từ nhận thức đó mà trong suốt gần 20 năm hình thành và phát triển, kế thừa và tích lũy chúng tôi đã xây dựng được đội ngũ khoa học trẻ tài năng, nhiệt huyết và năng động. Trong số đó phải kể đến nhà khoa học nổi tiếng ở Việt Nam như nguyên Hiệu trưởng - GS.TS Lê Thị Thanh Nhàn là nữ Giáo sư toán học thứ hai của Việt Nam, đã chuyển công tác về Bộ giáo dục và Đào tạo; một số cán bộ khác đạt học hàm Phó Giáo sư khi tuổi đời tuổi nghề còn khá trẻ.

Với đội ngũ cán bộ như nói ở trên, trong 5 năm trở lại đây, nhà trường là một trong số các đơn vị đứng đầu Đại học Thái Nguyên về công bố các bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI, scopus (trung bình 75-80 bài/năm), có thời điểm tổng số công bố của trường chiếm trên 50% số công bố ISI, scopus của toàn Đại học Thái Nguyên. Có thể kể đến một số nhà khoa học tiêu biểu có nhiều công bố quốc tế ISI uy tín của trường như TS. Trương Minh Tuyên, TS. Mai Viết Thuận, TS. Nguyễn Xuân Ca, TS. Văn Hữu Tập, TS. Nguyễn Đình Vinh…

Trong năm 2020, trường đã triển khai nhiều nhiệu vụ nghiên cứu khoa học từ cấp nhà nước cho tới cấp tỉnh; đã nghiệm thu 29 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên; duyệt mới và đang triển khai 40 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên.

Về công bố khoa học, trong năm 2020, các cán bộ giảng viên trong trường đã công bố 01 bằng độc quyền sáng chế “Bột tắm dược liệu”; công bố gần 90 bài báo ISI và 05 bài báo Scopus.

Như vậy số lượng bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI, scopus tăng vượt trội so với các năm trước, trong đó đã có các công bố ISI thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn; ngoài ra nhà trường đã công bố được 19 bài báo quốc tế khác và 149 bài báo trong nước.

Trong số các đề tài thực hiện và công trình công bố khoa học của năm 2020 thì có 03 bài báo ISI được Chương trình trọng điểm quốc gia trao thưởng; 01 sinh viên được trao giải Khuyến khích Euréka; 01 giải Ba tại Hội nghị sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên lần thứ X…

Sang năm 2021, mặc dù đứng trước diễn biến hết sức phức tạp của đại dịch Covid-19 nhưng cán bộ giảng viên và sinh viên của trường vẫn không ngừng học tập, nghiên cứu với mong muốn khẳng định thương hiệu và chất lượng đào tạo.

Hiện nay hàng chục các đề tài các cấp vẫn đang được triển khai tại khu nhà thí nghiệm của trường. Sơ kết 6 tháng đầu năm 2021 đã có trên 30 bài báo ISI của các tác giả trong trường đã được công bố.

PV: Thưa ông, với nền tảng nghiên cứu khoa học chất lượng như vậy, nhà trường đã có đóng góp gì trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra trong suốt 2 năm qua?

PGS.TS Phạm Thế Chính: Nhà trường rất tự hào vì đã thực hiện thành công đề tài đặt hàng cấp tỉnh Thái Nguyên “Nghiên cứu và phát triển bộ sinh phẩm phát hiện SARS-COV2 bằng kỹ thuật Realtime-PCR”. Bộ sinh phẩm này đã được Viện Kiểm định quốc gia vắc-xin và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) kiểm định với độ nhạy lâm sàng, độ đặc hiệu lâm sàng, độ đặc hiệu phân tích đều đạt 100%.

Thời gian thực hiện phản ứng Realtime PCR dao động từ 54 đến 70 phút tùy theo từng hệ thống PCR, nhanh hơn so với hầu hết các bộ Kit Realtime PCR hiện nay từ 25 đến 30 phút, giá thành giảm từ 15% đến 30% so với một số bộ Kit được sử dụng trước đó.

Tiến sĩ Nguyễn Phú Hùng - Trưởng khoa Công nghệ sinh học là trưởng nhóm nghiên cứu đề tài này. Sản phẩm của đề tài là 1000 bộ sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 virus đã được bàn giao cho tỉnh Thái Nguyên phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Từ những thành công trên, nhà trường đã tổ chức hội thảo “Phát triển kỹ thuật PCR độ nhạy cao trong chuẩn đoán SARS –CoV-2 virus” với sự tham gia của lãnh đạo Sở Y tế Thái Nguyên, đại diện Bệnh viện nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên cùng nhiều chuyên gia, đại diện hàng chục bệnh viện của nhiều tỉnh… nhằm tìm giải pháp cho vấn đề âm tính giả, cũng như giải pháp cho vấn đề gộp mẫu số lượng lớn.

Nghiên cứu khoa học ở các trường đại học

Tiến sĩ Nguyễn Phú Hùng (giữa) - Trưởng nhóm nghiên cứu bộ sinh phẩm phát hiện virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime PCR, đóng góp rất quan trọng vào cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19.

Trước đó, ngay từ khi dịch Covid-19 xuất hiện từ tháng 1/2020, trường đã huy động các nhà khoa học tập trung nghiên cứu chế tạo thành công hàng ngàn lít dung dịch sát khuẩn, nước súc miệng công nghệ Nano Bạc thảo dược và nước súc miệng diệt khuẩn công nghệ Plasma góp phần chủ động phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 trong toàn Đại học Thái Nguyên và cộng đồng. Sản phẩm này đã đạt giải thưởng “Sáng tạo trẻ và khởi nghiệp” cấp tỉnh Thái Nguyên và Bộ Khoa học Công nghệ, có giá trị thực tiễn phục vụ kịp thời cho công tác phòng chống dịch của Thái Nguyên và các địa phương.

Đối với hoạt động nội bộ, trường đã hỗ trợ 50% bữa ăn cho 100% sinh viên ký túc xá trong thời gian cách ly xã hội, với tổng trị giá chương trình gần 200 triệu đồng. Đối với các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thì ngoài việc phải thích ứng với việc học online, các bạn cũng gặp khó khăn trong việc sắp xếp sinh hoạt cá nhân, tìm nguồn trang trải chi phí sinh hoạt, các nguồn hỗ trợ lương thực từ gia đình cũng bị cắt giảm do thực hiện cách ly xã hội.

Nắm bắt tình hình đó, đại diện Công đoàn trường, lãnh đạo khoa cùng các thầy cô giáo chủ nhiệm đã đến thăm hỏi và trao tặng phần quà hỗ trợ cho các em sinh viên có hoàn cảnh khó khăn phải ở ký túc xá và ở trọ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên để chia sẻ và động viên với mức hỗ trợ 400.000 đồng/sinh viên. Với sinh viên miền núi gặp khó khăn về đường truyền trong việc học online, nhà trường đã tặng gói cước 90.000đ - 150.000đ/1 sinh viên để có dung lượng lớn tham gia học tập trực tuyến.

Cuối tháng 5/2021, khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu của nhà trường tiếp tục sản xuất và tặng tỉnh Thái Nguyên thêm 1000 bộ xét nghiệm phục vụ công tác chống dịch.

Trường đã tặng hơn 30 trường THPT, THCS, mầm non vùng sâu vùng xa trên trên 1.500 lít dung dịch sát khuẩn tay và nước xúc miệng diệt khuẩn. Tặng trên gần 1.000 lít dung dịch sát khuẩn tay nước súc miệng sát khuẩn Nano, nước súc họng, miệng plasma cho người dân vùng dịch tại xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) và huyện Thanh Miện (Hải Dương) phòng chống dịch.

Ngoài ra, nhà trường đã ủng hộ 80 triệu vào Quỹ Vắc-xin phòng chống Covid-19; Ủng hộ kinh phí cho các y bác sĩ và sinh viên ngành y nơi tuyến đầu chống dịch…

Với những nỗ lực và hiệu quả thiết thực trong công tác phòng chống dịch Covid, Trường Đại học Khoa học đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen đối với tập thể và cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Nghiên cứu khoa học ở các trường đại học

Công tác nghiên cứu khoa học sinh viên là điểm mạnh luôn được chú trọng phát triển tại trường.

PV: Dịch Covid-19 có ảnh hưởng ra sao tới công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhà trường có những giải pháp gì, thưa ông?

PGS.TS Phạm Thế Chính: Dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, gây ra hạn chế là hoạt động ngoại khóa của sinh viên không thể thực hiện trực tiếp.

Đối với hoạt động đào tạo, chúng tôi đã kịp thời nắm bắt tình hình và có kế hoạch ứng phó, cho đến nay hoàn toàn đảm bảo điều kiện học tập, giảng dạy bằng hình thức trực tuyến và nghiên cứu các phương án ứng dụng chuyển đổi số trong thực hành; hình thức báo cáo khoa học, thảo luận được thực hiện online. Các phương pháp đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ được đề xuất thay đổi linh hoạt, phù hợp và vẫn đảm bảo quy định đào tạo.

Một trong những sự kiện quan trọng là nhà trường tổ chức hội nghị khoa học sinh viên lần thứ IV bằng hình thức trực tuyến, đã thu hút được nhiều nhà khoa học trong và ngoài trường, toàn bộ các em sinh viên các khóa tham dự.

Kết quả quả của hội nghị đã phát hiện ra được các đề tài xuất sắc và đã trao giải động viên khích lệ cho sinh viên và cán bộ trẻ. Đây cũng là sân chơi bổ ích lành mạnh thường kỳ mà nhà trường đã duy trì nhiều năm qua.

Bên cạnh đó còn có hàng chục hội nghị khoa học sinh viên cấp Khoa, đã được các Khoa chuyên môn tổ chứ thành công bằng hình thức trực tuyến. Đặc biệt, nhà trường đang phối hợp cùng Hội Công nghệ Sinh học Việt Nam lên kế hoạch, dự kiến tổ chức Hội nghị Sinh học toàn quốc năm 2021, nhằm tạo ra một sân chơi lớn cho các thầy cô và sinh viên thể hiện tài năng, đam mê nghiên cứu khoa học.

Trân trọng cảm ơn Thầy!

Ngọc Quang (Thực hiện)