Nguyên nhân bệnh chàm tổ đĩa

Bệnh chàm tổ đỉa chiếm tới khoảng 25% trên tổng số những bệnh lý ngoài da theo thống kê tại Việt Nam. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính đi kèm nhiều biến chứng khó lường, gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh chàm tổ đỉa và cách điều trị triệt để bằng thảo dược lành tính, mời theo dõi bài viết dưới đây.

Nguyên nhân bệnh chàm tổ đĩa
Chàm tổ đỉa là dạng biến thể của bệnh chàm với những triệu chứng ngoài da rất khó chịu

Bệnh chàm tổ đỉa là gì? Có lây không?

Bệnh chàm tổ đỉa chính là một biến thể của bệnh chàm thông thường. Khi bị chàm tổ đỉa lớp nông của da bạn sẽ bị viêm. Tình trạng viêm nhiễm thường diễn tiến theo từng đợt. Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ khiến cho da bị khô nhám, dày sừng. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn.

Chàm tổ đỉa thường có nguy cơ tái phát rất cao. Bệnh lý này có thể gặp phải ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên xuất hiện phổ biến nhất ở đối tượng từ 20 – 40 tuổi.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Thuốc dân tộc): Chàm tổ đỉa không do virus, vi khuẩn gây ra, mà chủ yếu do cơ địa của người bệnh, vì thế căn bệnh này không lây nhiễm từ người này qua người khác thông qua tiếp xúc. Tuy nhiên, chàm tổ đỉa có thể lan rộng trên chính cơ thể người bệnh. Vì thế căn bệnh này cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân chàm tổ đỉa

Cho tới nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân cốt lõi gây bệnh chàm tổ đỉa. Tuy nhiên có nhiều yếu tố cộng hưởng sẽ thúc đẩy quá trình khởi phát của bệnh.

  • Cơ địa: Bệnh thường xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng. Bởi ở nhóm đối tượng này các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, virus, nấm… tấn công và gây bệnh.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân mắc phải bệnh này thì nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn những người bình thường.
  • Tiếp xúc với chất gây dị ứng: Có thể là các yếu tố dị nguyên, chất tẩy rửa, đồ ăn, thức uống…
  • Các bệnh lý khác: Các nhà khoa học đã tìm ra được mối quan hệ giữa chàm tổ đỉa và một số bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, gan, thận…

Ngoài ra, một số yếu tố khác như thay đổi thời tiết, mệt mỏi, căng thẳng… cũng sẽ khiến cho triệu chứng của bệnh trở nên nặng nề hơn.

Dấu hiệu nhận biết chàm tổ đỉa

Bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh lý này thông qua một số triệu chứng thường gặp như:

  • Ngứa dữ dội
  • Xuất hiện mụn nước hay nốt phồng rộp
  • Rỉ nước nếu mụn nước vỡ
  • Da khô, bong tróc
  • Sắc tố da thay đổi
  • Da bị dày sừng

Khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng được đề cập trên đây người bệnh nên nhanh chóng thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Cách điều trị bệnh chàm tổ đỉa

Chàm tổ đỉa không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên triệu chứng bệnh vô cùng dai dẳng và thường xuyên tái phát, khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Để điều trị dứt điểm căn bệnh này, cần lựa chọn phương pháp phù hợp và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị. Những phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

1. Chữa bệnh chàm tổ đỉa bằng Tây y

Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc dùng tại chỗ hay thuốc uống hoặc kết hợp cả 2 dạng thuốc để điều trị bệnh lý này.

Nguyên nhân bệnh chàm tổ đĩa
Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ nặng nhẹ của triệu chứng trước khi lên đơn thuốc

Khi bệnh mới khởi phát:

Lúc này các triệu chứng của bệnh thường không quá nặng nề, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc bôi ngoài da như:

  • Jarish
  • Castellani xanh metylen

Có thể kết hợp với sử dụng các thuốc kháng Histamine như:

  • Telfast
  • Loratadin
  • Citirizin

Để dự phòng trường hợp bội nhiễm, một số loại kháng sinh theo đường uống cũng sẽ được bác sĩ chỉ định.

Nếu bệnh chuyển nặng:

Tình trạng bệnh nặng sẽ khiến cho việc điều trị phức tạp hơn. Lúc này các triệu chứng thường xuất hiện trên diện rộng với mức độ nặng. Ngoài thuốc chống dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc bôi da có chứa corticoid như:

  • Dermovate
  • Lorinden
  • Eumovate
  • Flucinar
  • Thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus

Bên cạnh đó, một số loại thuốc làm ẩm da cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ khắc phục tình hình:

  • Cetaphyl
  • Physiogel cleanser
  • Skincare-U

Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây chữa bệnh chàm tổ đỉa:

  • Thuốc Tây y luôn tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, buồn nôn, buồn ngủ, khô mắt, khô miệng… Do đó, mọi loại thuốc đều phải sử dụng theo đúng liều lượng, tần suất và thời gian mà bác sĩ chỉ định.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng.
  • Không thay đổi liệu trình hay kế hoạch dùng thuốc khi bác sĩ chưa yêu cầu.
  • Nếu liệu trình dùng thuốc chưa thể đáp ứng triệu chứng thì cần trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh.

2. Các bài thuốc dân gian

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, bạn có thể dùng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên để điều trị nếu bệnh chàm tổ đỉa đang ở mức độ nhẹ. Một số loại thảo dược có hoạt tính kháng viêm cao sẽ có thể giúp bạn trong lúc này.

Nguyên nhân bệnh chàm tổ đĩa
Khi triệu chứng còn nhẹ có thể dùng các loại thảo dược tự nhiên để điều trị bệnh chàm tổ đỉa

Sử dụng trầu không và rau răm:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không và rau răm.
  • Đem rửa sạch và đun sôi với khoảng 1,5 lít nước.
  • Chờ khi nước ấm, dùng khăn mềm thấm vào nước này rồi lau rửa lên vùng da tổn thương.
  • Dùng mỗi ngày 1 lần.

Dùng tỏi ngâm rượu:

  • Bóc vỏ 2 củ tỏi sạch sẽ rồi đem ngâm với 200ml rượu trắng trong khoảng 7 ngày.
  • Dùng rượu tỏi thoa nhẹ lên vùng da tổn thương 1 – 2 lần/ngày.

Lá đào tươi:

  • Dùng 1 nắm lá đào rửa sạch.
  • Đem giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da tổn thương.
  • Sau 30 phút thì lấy ra và để thoáng.
  • Đắp 1 – 2 lần/ngày.

Lưu ý:

Các mẹo dân gian kể trên chỉ làm giảm bớt triệu chứng chàm tổ đỉa chứ không giúp điều trị triệt để căn bệnh này. Ngoài ra, trong trường hợp da bị bội nhiễm, trầy xước thì không nên áp dụng bởi dễ gây ra nhiễm trùng nguy hiểm. Các loại nguyên liệu tự nhiên phải chọn lựa kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng và vệ sinh, nếu không có thể dẫn đến biến chứng khó lường.

3. Chữa bệnh chàm tổ đỉa bằng Đông y

Theo Y học cổ truyền, bệnh chàm tổ đỉa được xếp vào chứng bệnh về da mãn tính do phong hàn, thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể. Bệnh thường xảy ra ở bàn tay và bàn chân. Chàm tổ đỉa ở bàn tay chủ yếu do phong hàn được gọi là nga trưởng phong, bệnh ở chân chủ yếu do thấp nhiệt được gọi là thấp cước khí. Bên cạnh đó, Đông y cũng chỉ rõ căn nguyên gây bệnh là do sự rối loạn bên trong cơ thể, chức năng tạng can, thận suy giảm khiến việc giải độc trì trệ, thể trạng và sức đề kháng kém tạo điều kiện cho các yếu tố ngoại tà tấn công, sinh ra bệnh.

Vì thế muốn điều trị triệt để căn bệnh này phải chữa từ căn nguyên bên trong cơ thể. Bên cạnh việc giải quyết các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân, cần chú trọng điều dưỡng, bồi bổ các tạng can thận để tăng cường công năng giải độc và đẩy mạnh hệ miễn dịch của cơ thể.

Ứng dụng nguyên lý chữa bệnh tận gốc của Đông y, các chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Thuốc dân tộc đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu và bào chế thành công bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang điều trị hiệu quả chàm tổ đỉa, ngăn chặn tái phát. Bài thuốc là sự kế thừa hoàn hảo những tinh hoa của Y học cổ truyền, đặc biệt là từ bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, cốt thuốc chữa viêm da bí truyền của người Tày. [CHI TIẾT NGUỒN GỐC BÀI THUỐC XEM TẠI ĐÂY]

Trải qua hành trình đãi cát tìm vàng của đội ngũ chuyên gia, Thanh bì Dưỡng can thang được hoàn thiện, mang đến phác đồ điều trị toàn diện với bộ 3 chế phẩm UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA. Sự kết hợp “3 trong 1” tạo cơ chế kép trong uống, ngoài bôi, xử lý chuyên sâu căn nguyên bệnh, kiểm soát cơn ngứa ngáy, bong tróc, khô ráp da, đồng thời thúc đẩy phục hồi da toàn diện.

Nguyên nhân bệnh chàm tổ đĩa
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chữa chàm tổ đỉa

➡️ Với công thức tỉ lệ vàng, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang tạo ra tác động kép cả bên trong cơ thể và bên ngoài da. Bài thuốc đi sâu điều dưỡng cơ thể, tăng cường chức năng giải độc, dưỡng huyết, thanh nhiệt, trừ phong từ đó triệt tiêu căn nguyên gây bệnh, phòng ngừa tái phát. Đồng thời, sát khuẩn, làm lành tổn thương da và phục hồi làn da khỏe mạnh. 

➡️ Thành phần bài thuốc 100% từ thảo dược tự nhiên lành tính, được thu hái trực tiếp tại các vườn chuyên canh dược liệu chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO nên an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ.

Từ khi được ứng dụng, bài thuốc đã giúp hàng ngàn người lành bệnh sau liệu trình đầu, tỷ lệ thành công lên đến 95%, hạn chế tái phát sau thời gian dài ngay cả khi đã ngừng dùng thuốc.

Nguyên nhân bệnh chàm tổ đĩa
Hiệu quả chữa chàm tổ đỉa của bài thuốc

Trường hợp điển hình nhất là của chị Nguyễn Thị Thỏa (30 tuổi, Nguyễn Xiển, Hà Nội) bị chàm – viêm da cơ địa thể tổ đỉa đã được điều trị thành công nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Sau hơn 1 tháng sử dụng, tình trạng ngứa ngáy, bong tróc trên tay của chị thuyên giảm đáng kể, mọi sinh hoạt hằng ngày của chị cũng dần trở lại cân bằng.

>> Xem chi tiết quá trình lành bệnh của chị Nguyễn Thị Thoả:

Với những ưu điểm vượt trội, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được đông đảo chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả điều trị căn bệnh chàm tổ đỉa và nhiều tờ báo uy tín đã viết bài đưa tin.

BÁO CHÍ NÓI VỀ THANH BÌ DƯỠNG CAN THANG

  • Báo Soha: Bệnh chàm và cách điều trị hiệu quả chặn đứng nguy cơ tái phát bằng thảo dược
  • Báo 24h: Bác sĩ tiết lộ cách chữa bệnh chàm hiệu quả bằng bài thuốc Nam thần kỳ
  • Báo 24h: Cách điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả nhất bằng bài thuốc thảo dược theo lời khuyên của chuyên gia

Đặc biệt bài thuốc còn được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2giới thiệu tới hàng triệu khán giả truyền hình là giải pháp toàn diện và hiệu quả giúp điều trị từ gốc các bệnh viêm da mãn tính, trong đó có chàm tổ đỉa. Chương trình được phát sóng ngày 16/11/2019, quý khán giả có thể theo dõi TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:

>> Xem chi tiết: Phần giới thiệu bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang trên VTV2

Bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì?

Chàm tổ đỉa là một dạng bệnh viêm da, do đó chế độ ăn uống có tác động trực tiếp đến hiệu quả điều trị. Khi mắc căn bệnh này, người bệnh nên hạn chế dung nạp một số nhóm thực phẩm sau:

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, đồ ăn nhanh…
  • Các loại đồ uống chứa cồn hoặc chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Các thực phẩm giàu niken và coban như: lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, cacao, bột nở…

Bên cạnh đó, người bệnh nên tăng cường căn các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C để cung cấp dưỡng chất cho làn da và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị, đồng thời dự phòng nguy cơ tái phát của bệnh chàm tổ đỉa, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Tuân thủ tốt phác đồ điều trị tư bác sĩ.
  • Thường xuyên thăm khám để kiểm soát tình trạng bệnh và điều chỉnh phác đồ trong trường hợp cần thiết.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa những thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Uống đủ 2 lít nước/ngày để duy trì độ ẩm tự nhiên cho da và khắc phục tình trạng khô da.
  • Tránh xa những căng thẳng, mệt mỏi, áp lực trong cuộc sống cũng như công việc.
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên.
  • Không dùng chất tẩy rửa hay sản phẩm chăm sóc da kích ứng mạnh.
  • Thay vì mặc quần áo chật hãy chọn đồ thông thoáng, chất liệu nhẹ, có khả năng thấm mồ hôi tốt.

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin quan trọng về bệnh chàm tổ đỉa. Nếu có thắc mắc hay gặp bất cứ vấn đề gì bạn hãy tìm đến bác sĩ để được giải đáp và đưa ra hướng khắc phục. Tuyệt đối không được chủ quan khi cơ thể xuất hiện bất cứ triệu chứng nào của bệnh, dù nặng hay nhẹ. Để được tư vấn về bệnh chàm tổ đỉa chính xác nhất, bệnh nhân có thể gửi hình ảnh về bác sĩ Tuyết Lan – Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được chẩn đoán, tư vấn điều trị bước đầu.

Nguyên nhân bệnh chàm tổ đĩa