Nguyên nhân gây ra thất bại thị trường gồm

Con người & xã hội Khoa học Xã hội Kinh tế học

Trong kinh tế, thất bại thị trường là tình trạng phân bổ hàng hóa và dịch vụ theo thị trường tự do không hiệu quả, thường dẫn đến tổn thất phúc lợi xã hội ròng. Thất bại thị trường có thể được xem là kịch bản trong đó việc theo đuổi lợi ích cá nhân thuần túy của cá nhân dẫn đến kết quả không hiệu quả - có thể được cải thiện theo quan điểm xã hội. Việc sử dụng thuật ngữ đầu tiên được các nhà kinh tế học biết đến là vào năm 1958, nhưng khái niệm này đã được truy nguyên từ nhà triết học thời Victoria Henry Sidgwick. Thất bại của thị trường thường liên quan đến các ưu tiên không nhất quán về thời gian, sự bất cân xứng thông tin, thị trường không cạnh tranh, các vấn đề về đại lý chính hoặc các yếu tố bên ngoài.
Hàng hóa công cộng đều không đối thủ và không thể loại trừ (ví dụ, hàng hóa công cộng không chỉ là không thể loại trừ) do đó sự tồn tại của một thất bại thị trường thường là lý do mà các tổ chức tự điều tiết, chính phủ hoặc các tổ chức siêu quốc gia can thiệp vào một thị trường đặc biệt . Các nhà kinh tế, đặc biệt là các nhà kinh tế vi mô, thường quan tâm đến nguyên nhân thất bại của thị trường và các phương tiện có thể điều chỉnh. Phân tích như vậy đóng một vai trò quan trọng trong nhiều loại quyết định và nghiên cứu chính sách công. Tuy nhiên, các can thiệp chính sách của chính phủ, như thuế, trợ cấp, cứu trợ, kiểm soát tiền lương và giá cả, cũng có thể dẫn đến việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả, đôi khi được gọi là thất bại của chính phủ. Do sự căng thẳng giữa một mặt, các chi phí không thể phủ nhận đối với xã hội do thất bại thị trường và mặt khác, tiềm năng cố gắng giảm thiểu các chi phí này có thể dẫn đến chi phí từ "thất bại của chính phủ", đôi khi có một sự lựa chọn giữa kết quả không hoàn hảo, tức là kết quả thị trường không hoàn hảo có hoặc không có sự can thiệp của chính phủ. Nhưng dù bằng cách nào, nếu một thất bại thị trường tồn tại, kết quả không phải là Pareto hiệu quả. Hầu hết các nhà kinh tế chính thống tin rằng có những trường hợp (như mã xây dựng hoặc các loài có nguy cơ tuyệt chủng) trong đó chính phủ hoặc các tổ chức khác có thể cải thiện kết quả thị trường không hiệu quả. Một số trường phái không chính thống không đồng ý với điều này là vấn đề nguyên tắc.

Một thất bại thị trường sinh thái tồn tại khi hoạt động của con người trong nền kinh tế thị trường đang cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo quan trọng, làm gián đoạn các dịch vụ hệ sinh thái mỏng manh hoặc quá tải khả năng hấp thụ chất thải sinh học. Trong các trường hợp này, không có tiêu chí nào về hiệu quả Pareto đạt được.

Những ngôn ngữ khác

Thất bại thị trường (tiếng Anh: Market Failure) là một thuật ngữ kinh tế học miêu tả tình trạng thị trường không phân bổ hiệu quả các nguồn lực.

Nguyên nhân gây ra thất bại thị trường gồm

Hình minh họa. Nguồn: amit-sengupta.com

Khái niệm

Thất bại thị trường trong tiếng Anh là Market Failure.

Thất bại thị trường là một tình huống kinh tế trong đó hàng hóa và dịch vụ không được phân phối hiệu quả trong thị trường tự do. Trong thất bại thị trường, các động cơ khuyến khích hành vi lí trí cho cá nhân không dẫn đến kết quả hợp lí cho toàn nhóm.

Nói cách khác, mỗi cá nhân đưa ra quyết định đúng đắn cho mình, nhưng những quyết định này là sai cho toàn nhóm. Trong kinh tế vi mô truyền thống, điều này đôi khi được thể hiện là tình huống lượng cung không bằng với lượng cầu.

Thất bại thị trường có thể xảy ra bất cứ khi nào các cá nhân trong một nhóm đạt được kết quả tồi tệ hơn nếu họ không hành động vì lợi ích cá nhân một cách hoàn toàn lí trí. Một nhóm như vậy phải gánh chịu quá nhiều chi phí hoặc nhận được quá ít lợi ích. 

Các kết quả kinh tế trong thất bại thị trường đi chệch khỏi những gì các nhà kinh tế thường coi là tối ưu và thường không hiệu quả về kinh tế. Mặc dù khái niệm này có vẻ đơn giản, thuật ngữ có thể gây hiểu nhầm và dễ bị xác định sai.

Trái với tên gọi của mình, thất bại thị trường không mô tả sự không hoàn hảo vốn có trong nền kinh tế thị trường, mà trong các hoạt động của chính phủ cũng có thất bại thị trường.

Một ví dụ đáng chú ý là sự trục lợi của các nhóm có lợi ích đặc biệt. Các nhóm có lợi ích đặc biệt có thể thu được món lợi lớn bằng cách vận động hành lang để đặt ra các khoản phí nhỏ cho những người khác, chẳng hạn như thông qua thuế quan. Khi các khoản phí này bị thu, toàn nhóm sẽ phải chịu thiệt hại lớn hơn so với lúc trước.

Ngoài ra, không phải mọi kết quả xấu từ hoạt động thị trường đều được coi là một thất bại thị trường. Thất bại thị trường cũng không ngụ ý rằng các tác nhân trên thị trường tư nhân không thể giải quyết vấn đề phát sinh. Mặt khác, không phải mọi thất bại thị trường đều có giải pháp khắc phục, ngay cả khi có thêm các qui định quản lí hoặc tăng cường nhận thức của công chúng.

Các dạng thất bại thị trường phổ biến

Thất bại thị trường thường được nhắc đến bao gồm ngoại ứng, độc quyền, thông tin bất đối xứng và sự bất linh hoạt của các nhân tố. 

Một thất bại thị trường dễ minh họa là hàng hóa công cộng. Hàng hóa công cộng là hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhà sản xuất không thể ngăn chặn người không trả tiền sử dụng chúng, và việc tiêu dùng sản phẩm của một cá nhân không ngăn cản người khác sử dụng chúng.

Hàng hóa công cộng tạo ra thất bại thị trường nếu một số người tiêu dùng quyết định không trả tiền nhưng vẫn sử dụng hàng hóa đó. 

Quốc phòng là một trong những hàng hóa công cộng như vậy bởi vì mỗi công dân đều nhận được lợi ích tương đương bất kể họ trả bao nhiêu tiền. 

Vì các chính phủ không thể sử dụng một hệ thống giá cạnh tranh để xác định mức độ chính xác của quốc phòng, nên họ cũng gặp khó khăn lớn để thu được số tiền tối ưu để tài trợ cho hoạt động này. Đây có thể là một ví dụ về một thất bại thị trường không có giải pháp triệt để.

(Theo investopedia)

Hằng Hà

Nguyên nhân gây ra thất bại thị trường gồm

Liệu Chính phủ và các chính quyền địa phương có nên dùng tư nhân để cung cấp dịch vụ công mà không qua đấu thầu?

Có thể coi việc Chính phủ VN khi ban hành nghị định số 32/2019/NĐ-CP quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên là một pháp chế tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp sản phẩm dịch vụ công của Nhà nước. 

Đại diện khu vực doanh nghiệp cũng nhìn vào vấn đề này như một tất yếu. "Việc khuyến khích sự tham gia của tư nhân vào các dịch vụ công góp phần phá bỏ sự độc quyền, bao cấp của Nhà nước, tạo ra sự cạnh tranh và người dân sẽ được hưởng lợi" - ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), chủ tịch Ủy ban đối tác công tư trong Hội đồng quốc gia về năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, nói tại một hội thảo về chủ đề này hồi tháng 5 (Theo báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp).

Thất bại của thị trường

Trong xã hội có những dịch vụ và tiện ích thiết yếu cần được cung cấp cho người dân. Theo tư duy coi trọng vai trò và năng lực tự chủ của thị trường, có thể cung cấp các dịch vụ này hoàn toàn qua lĩnh vực tư nhân, để thị trường sàng lọc theo nguyên lý cạnh tranh, chủ yếu bởi giá cả và chất lượng. 

Những dịch vụ không phù hợp và không cần thiết theo chỉ dấu thị trường và nhu cầu người tiêu dùng sẽ tự nhiên bị đào thải. Thị trường lúc này chỉ tồn tại những gì thật sự cần thiết với giá cả và chất lượng hợp lý. Theo tư duy này, sự mưu cầu lợi ích của bên cung và bên cầu sẽ tự động tạo ra sự phân bổ nguồn lực hiệu quả trong toàn xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế không thể kỳ vọng là thị trường sẽ cung cấp mọi tiện ích cần thiết cho xã hội. Thị trường, nếu bị bỏ mặc, thậm chí còn có thể gây ra các tác động tiêu cực cho xã hội, điều được gọi là "thất bại của thị trường". Sự mưu cầu lợi ích của bên cung cấp và bên có nhu cầu không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với sự phân bổ nguồn lực hiệu quả cho cả xã hội.

Lý thuyết kinh tế học ghi nhận những nguyên nhân gây ra thất bại thị trường là: a) độc quyền, b) ngoại tác tiêu cực, c) hàng hóa hoặc dịch vụ công, d) sự không công bằng. Nhà nước có quyền và trách nhiệm can thiệp những nguyên nhân gây ra thất bại này để thị trường duy trì được tương đối năng lực phân bổ nguồn lực hiệu quả.

Tới đây, ta cần minh định hàng hóa hoặc dịch vụ công có những tính chất chung như sau:

Thứ nhất, hàng hóa và dịch vụ công có thể được tiêu dùng chung bởi nhiều người, nghĩa là việc một người được thụ hưởng tiện ích của hàng hóa dịch vụ công không ngăn cản hoặc không làm giảm cơ hội để người khác cũng thụ hưởng. 

Trong khi đó, hàng hóa hay dịch vụ chịu sự điều chỉnh của thị trường là có hạn và chỉ những người chấp nhận trả cái giá do thị trường quy định mới được thụ hưởng.

Thứ hai, người sử dụng hàng hóa và dịch vụ công thường là "miễn phí", từ an ninh quốc phòng, đường bộ, các tài nguyên biển, rừng, nước, công viên cho tới dầu khí, tiêm chủng, y tế, giáo dục… 

Tùy tính chất và bởi những lý do khác nhau, những hàng hóa - dịch vụ đã liệt kê mang ý nghĩa công cộng, thường được cho là không dễ áp nguyên lý thị trường vào đó. Trong nhãn quan của Nhà nước, đó cũng là những hàng hóa - dịch vụ mà mọi người dân cần được thụ hưởng rộng rãi và công bằng.

Nếu chỉ dựa vào thị trường, nhiều hàng hóa - dịch vụ công thiết yếu cho cuộc sống người dân sẽ khó được phổ cập và phát triển đồng bộ. Chẳng hạn về đường bộ, dù có thu phí hay không thì đường sá vẫn là tiện ích chung cho mọi người dân sống và làm ăn trong xã hội. 

Dù có thu phí, đoạn đường bộ mới xây vẫn phải bảo đảm quyền sống và sinh hoạt của người dân trong khu vực và địa phương. Ngược lại, không thể không đầu tư cho những đường bộ ít được sử dụng vì không thể thu hồi vốn hoặc đầu tư và có lãi. 

Những dự án đường bộ BOT cũng cần cân nhắc cẩn trọng mọi cơ chế thu tiền và quản lý phù hợp cho quyền sống của người dân.

Giáo dục và y tế cũng vậy. Nếu thị trường hóa hoàn toàn hai lĩnh vực này thì cũng đồng nghĩa tước đi cơ hội học hành và khám chữa bệnh của những người không có đủ tiền. 

Điều đó đi ngược với nguyên tắc cơ bản mà nhiều xã hội chấp nhận: mọi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc và mọi người bình đẳng trước pháp luật. Trong nhà nước hiện đại với quyền con người được tôn trọng, việc thị trường hóa tất cả mọi thứ có nguy cơ xâm phạm điều đó.

Vai trò của nhà nước và tham gia của tư nhân

Mọi xã hội đều cần một sự cân bằng phù hợp cho hai lực giằng co nhau đó: dịch vụ công - dịch vụ do thị trường cung cấp, để không đi từ thất bại thị trường tới thất bại nhà nước. Với bối cảnh VN, có vẻ vẫn còn nhiều dư địa cho việc bàn giao thêm các dịch vụ công cho lĩnh vực tư nhân.

Trong hội thảo đã dẫn đầu bài, ông Vũ Tiến Lộc nói thêm: "Lợi ích quan trọng nhất là "thoái sức" Nhà nước ra khỏi lĩnh vực dịch vụ công không cần thiết, thu gọn bộ máy quản lý nhà nước theo đúng chức năng cốt lõi. 

Bộ máy nhà nước tập trung vào công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế. Bởi thể chế là yếu tố quyết định cạnh tranh quốc gia. Đây là việc cơ quan nhà nước cần tập trung ưu tiên hàng đầu hiện nay".

Một lý do lớn ở VN là sự bất tín nhiệm và băn khoăn của người dân với hiện trạng cung cấp các dịch vụ công còn do Nhà nước nắm giữ. Nhận thức mang tính phê bình về cơ chế quản lý và thực hiện dịch vụ công của Nhà nước không phải là không có cơ sở. 

Nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa với việc thị trường hóa toàn bộ, hoặc nghiễm nhiên cho rằng cứ tư nhân làm thì sẽ tốt.

VN không phải là nước đầu tiên, và sẽ không phải nước cuối cùng phải tìm kiếm sự cân bằng luôn rất mong manh đó. Thử lấy ví dụ nước Anh, vốn được coi là nơi khai sinh của lý thuyết kinh tế thị trường tự do và là một trong những nơi đầu tiên chấp thuận cho tư nhân tham gia phát triển hạ tầng công cộng. 

Đến năm 2018, Chính phủ Anh đã quyết định dừng hẳn các dự án hạ tầng tư nhân hóa với lý do: 

1) các dự án công có tư nhân tham gia hóa ra lại tốn phí hơn so với thuần túy do nhà nước thực hiện

2) doanh nghiệp tư nhân nhận được dự án thường có lợi nhuận quá lớn

3) nợ phát sinh từ dự án có tư nhân tham gia cùng sự phức tạp của việc bút toán và thanh toán khoản nợ này.

Các doanh nghiệp tư nhân nhìn chung đều cần tối đa hóa "lợi nhuận tài chính", trong khi dịch vụ công nhấn mạnh hơn việc tối đa hóa "lợi nhuận xã hội", tức mang lại lợi ích cho nhiều người trong xã hội nhất với phí tổn thấp nhất, đồng nghĩa với sự cân đối giữa tính công bằng và tính hiệu quả. 

Với ý nghĩa này, Nhà nước cần xem xét kỹ những dịch vụ công nào cần được duy trì và vận hành trực tiếp bởi Nhà nước. Nếu Nhà nước có những yếu kém về cơ chế quản lý và vận hành thì cần cải cách và nâng cao năng lực, chứ không phải cứ cái gì khó thì đẩy ra cho thị trường. 

Đồng thời, những dự án nào để tư nhân tham gia cần được bảo đảm trách nhiệm giải trình cùng tính minh bạch trước cử tri và người dân nói chung. 

Vai trò của Nhà nước, như mọi vấn đề khác, thay đổi theo thời đại và xu thế xã hội. Tuy nhiên, sự phân công vai trò giữa công và tư, Nhà nước và thị trường cần đi theo một tư duy mang tính chiến lược về đường lối hoặc bản chất của chính thể.

Bởi Nhà nước VN là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, vai trò của Nhà nước ắt phải lớn hơn các nước tư bản chủ nghĩa. Bản chất của chính thể xã hội chủ nghĩa là coi trọng phúc lợi, an sinh xã hội, quyền của người lao động, những người dễ tổn thương trong xã hội trước sự đe dọa của bóc lột tư bản chủ nghĩa và chênh lệch giàu nghèo.

Khẩu hiệu “Những gì tư nhân làm được thì Nhà nước để tư nhân làm” không sai khi là tiền đề để kinh tế thị trường phát triển, nhưng không vì thế mà bỏ qua vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết và can thiệp vào nền kinh tế.

Nguyên nhân gây ra thất bại thị trường gồm
Điện mặt trời gặp khó, tư nhân muốn tham gia xây lưới điện truyền tải

FUSHIHARA HIROTA