Nguyên nhân ngại giao tiếp

Tôi đã luôn luôn đấu tranh vì sự ngại giao tiếp với xã hội. Những suy nghĩ khi phải ở cùng phòng với những người hoàn toàn xa lạ lúc nào cũng khiến cho tôi cảm thấy lo sợ. Làm thế quái nào bạn đi đến trước mặt một người lạ và bắt đầu một cuộc trò chuyện ra hồn?

>>> Lập trình viên là Front-end Newbie nên bỏ túi những gì?

>>> Lộ trình học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Vì vậy, tôi đã dùng vài năm để đọc về các hành vi xã hội và nghệ thuật giao tiếp kết bạn. Bạn biết đấy, tất cả những thứ có tiêu đề như: 'Hướng dẫn người mới bắt đầu' hoặc 'cuốn sách cho những kẻ ngốc'. Mặc dù họ đã cung cấp những điểm có giá trị/ điểm mấu chốt, nhưng dường như họ luôn bỏ qua bước đầu tiên khi gặp một người mới/ đưa ra lời chào với một người mới. Bước mà tôi cần nhất!

Tôi e ngại về việc nói chuyện như một chuyên gia trong chủ đề này. Tôi không hề giỏi về mặt xã hội và cũng giống như bao người khác tôi có rất nhiều vấn đề cần tìm hiểu và khám phá. Nhưng tôi muốn chia sẻ những nhận xét từ kinh nghiệm cá nhân của mình với những bạn dev ngại giao tiếp xã hội khác như tôi, những người đấu tranh để được quen/ kết bạn với những người mới.

Nguyên nhân ngại giao tiếp

Như vậy đã đủ cho lời nói đầu/ phần mở đầu, những gì sau đây là hướng dẫn của cá nhân tôi để hòa nhập với xã hội:

1. Bắt đầu từ những việc nhỏ

Tôi có thể nghĩ ra vô số lần mà tôi đã bước vào một căn phòng chật ních người nhưng không thể tìm thấy một người nào mà tôi cảm thấy tự tin để tiếp cận. Chào hỏi người mới có vẻ luôn là rào cản khó khăn nhất.

Đôi khi bạn có thể đủ may mắn khi có một người hòa đồng bắt chuyện trước với bạn, và một nửa trận chiến đã thắng. Nhưng thông thường, chúng ta thường ngại khi bắt đầu tiếp xúc nhưng vượt qua được điều này, việc ngại giao tiếp của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

Tôi đã tìm ra cách/ chiến thuật tốt nhất là bắt đầu từ những việc nhỏ. Hãy tìm những người đang đứng một mình, nhiều khả năng, họ cũng đang trong tình huống giống như bạn. Đơn giản chỉ cần đi đến gần họ và giới thiệu bản thân, bắt đầu một cuộc trò chuyện đơn giản - Tên của bạn là gì? Bạn làm nghề gì? Bạn đến từ đâu? Khi cuộc trò chuyện đang diễn ra, mọi thứ có xu hướng phát sinh một cách tự nhiên.

Nếu tất cả mọi người ở trong một nhóm, cố gắng tiếp cận các nhóm nhỏ nhất. Càng ít người tham gia vào một cuộc trò chuyện thường có nghĩa là họ sẵn sàng mời mọi người  hoặc chủ động mời bạn tham gia vào cuộc trò chuyện.

2. Đến các sự kiện sớm

Theo kinh nghiệm của tôi, đi đến các sự kiện sớm là cách tốt nhất để gặp gỡ những người mới. Các nhóm chưa được hình thành, hoặc có thể có những người cũng đang chờ đợi những người khác tham gia cùng.

Đó là cơ hội hoàn hảo để giới thiệu bản thân và bắt đầu một cuộc trò chuyện có ý nghĩa. Điều này thực sự hiệu quả với các phương pháp tiếp cận bắt đầu từ những việc nhỏ.

3. Chào hỏi tất cả mọi người

Một khi bạn đã bắt đầu một cuộc trò chuyện hoặc tham gia một nhóm, hãy chắc chắn rằng bạn đã chào tất cả mọi người. Ngay cả khi nếu một người không xuất hiện một cách trực tiếp tham gia vào cuộc trò chuyện, giới thiệu bản thân bằng bất cứ cách nào. Không có gì tệ hơn là bị bỏ rơi hoặc bị lờ đi, dù theo góc nhìn của bạn hay của họ.

Nguyên nhân ngại giao tiếp

4. Nhớ tên

Hãy cố gắng nhớ tên của mọi người. Tôi thường rất tệ trong việc nhớ tên, vì vậy tôi cố gắng lặp lại nó càng nhiều càng tốt trong khi trò chuyện để đảm bảo nó vẫn mới trong tâm trí của tôi. (Hy vọng điều đó không quá kỳ cục trong cả quá trình.) Và chắc chắn rằng bạn đã có được tên chính xác! Nếu bạn không nghe thấy ai đó rõ ràng, hãy yêu cầu họ nhắc lại một cách lịch sự. Ngay sau khi họ nói tên của họ, nhắc lại để xác nhận. Nếu bạn nghe nhầm, họ sẽ cho bạn biết. Tốt nhất là hãy làm cho xong khoảnh khắc khó xử đó sớm để bạn có thể tránh được những tình huống xấu hổ về sau.

5. Đừng giả định điều gì

Điều này áp dụng cho toàn bộ cuộc nói chuyện của bạn, bắt đầu từ lời chào đầu tiên. Giả định có thể dẫn đến tình huống khó xử hay thậm chí là khó chịu. Thật không may, điều này là một thách thức thật sự, vì rập khuôn là một phần của bản chất con người cho dù chúng ta muốn thừa nhận hay không - tất cả mọi người đều nghĩ về nó ở một mức độ nào đó.

Cố gắng nghĩ thoáng hơn khi tham gia với mọi người. Không thể xác định tính cách của một người nào đó, lý lịch và kinh nghiệm đơn thuần qua bề ngoài của họ.

Nếu bạn không chắc chắn, chỉ cần hỏi.

6. Đặt câu hỏi

Hãy tạo ra một cuộc trò chuyện hai chiều bằng cách đặt câu hỏi cho người khác. Sau cùng, sẽ nhàm chán thế nào khi chỉ lắng nghe ai đó nói mãi mà không cho bạn cơ hội để đáp lại? Khi bạn đặt câu hỏi, bạn mời người khác tham gia cuộc trò chuyện.

Nếu bạn không hiểu điều gì đó, hãy hỏi một cách chân thành. Điều này cũng giúp bạn tránh được sự bối rối khi cuối cùng bạn để lộ ra bạn không có ý tưởng về những gì họ đang nói.

Đây là danh sách các câu hỏi, hãy ghi nhớ nó, để giúp cho cuộc trò chuyện kéo dài:

  • Tên của bạn là gì?
  • Bạn làm nghề gì?
  • Công việc đó có liên quan đến cái gì?
  • Bạn đã đến đây bao giờ chưa?
  • Tại sao bạn tham gia sự kiện này?
  • Bạn có quen biết nhiều người ở đây không?
  • Những sở thích/ mối quan tâm khác của bạn là gì?

Tôi đã tìm ra rằng một khi một câu hỏi được đưa ra, và mọi người đang nói chuyện, cuộc trò chuyện sẽ diễn ra một cách tự nhiên.

7. Lôi kéo tất cả mọi người

Hãy nhớ rằng những người khác có thể giống như bạn - đang cố gắng tìm cách để tham gia vào cuộc trò chuyện. Ngay cả khi họ xuất hiện tự tin hay xa cách, đừng đoán bất cứ điều gì. Nó có thể chỉ là cách họ đối phó với việc ngại giao tiếp xã hội.

Lôi kéo mọi người tham gia bằng cách trực tiếp đặt những câu hỏi về họ, hoặc mở ra các cuộc trò chuyện để tham gia vào từ những người khác. Đừng duy trì cuộc trò chuyện bằng việc trở thành người duy nhất nói chuyện.

Xây dựng cuộc trò chuyện về những người khác, không phải về bạn.

8. Hãy là chính mình

Mỗi bài viết về chủ đề này bao gồm các điểm này - và vì lý do tốt.

Hãy là chính mình. Nếu không, mọi người sẽ biết. Ngay cả những người nhút nhát nhất cũng có thể nhìn thấy thông qua một hành động không thành thật.

Bên cạnh đó, nếu ai đó không thích bạn, bạn không cần phải nói chuyện với họ ngay từ đầu.

9. Hãy chân thành

Nếu câu chuyện bắt đầu đi vào chủ đề mà bạn không chắc chắn/ tự tin, hãy đặt câu hỏi để làm sáng tỏ/ rõ. Đừng ngại cho mọi người biết khi bạn không hiểu. Họ sẽ đánh giá cao sự trung thực, và nó là một cách khác để cuộc trò chuyện diễn ra thú vị.

Đừng cố gắng thổi phồng bản thân hay phóng đại sự thật. Thà chân thành cởi mở và trung thực còn hơn là bị bắt lỗi trong lời nói dối sau đó.

Tôi sẽ trung thực - sau khi viết hướng dẫn này, tôi thấy khả năng tham gia vào các cuộc trò chuyện với người lạ của mình tăng lên đáng kể. Tôi không thể xác định được nguyên nhân chính xác cho sự tự tin mới tìm được tìm ra này, nhưng tôi nghi ngờ nó có cái gì để làm với ý thức tham gia tư vấn của riêng tôi.

Nguyên nhân ngại giao tiếp

Tôi đã có cơ hội để tham gia vào rất nhiều các cam kết xã hội liên quan đến nghề nghiệp đã chọn. Đội Humaan tham dự một hội nghị qua web với nhau, sau đó tôi đã tham dự một vài cuộc gặp gỡ với các ngành - cả với bạn bè và đi riêng.

Tôi đặt mục tiêu để loại bỏ chứng ngại giao tiếp trong những cuộc gặp gỡ là gặp được càng nhiều người mới như tôi càng tốt. Cho dù hướng dẫn này không mang tính đột phá theo bất kỳ hình thức nào, mỗi điểm đều giúp tôi vượt qua những lo âu/ nỗi sợ hãi của mình trong vài tuần bận rộn với các sự kiện. Tôi xem việc mỗi lần tham gia như là một cơ hội tốt để cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình và hy vọng làm quen được với những người tuyệt vời, và ... Tôi đoán tôi đã có thể nói rằng: "Nhiệm vụ hoàn thành."

Tạm kết

Để không còn ngại giao tiếp xã hội, bạn sẽ cần có một khoảng thời gian để luyện tập và thay đổi, và đừng quên những điều này:

  • Bắt đầu từ những việc nhỏ
  • Đến sớm
  • Chào hỏi mọi người
  • Nhớ tên
  • Đừng giả định điều gì
  • Đặt câu câu hỏi
  • Lôi kéo tất cả mọi người
  • Hãy là chính mình
  • Hãy chân thành/trung thực

Người dịch: Hà Chi

Nguồn: http://humaan.com