Phim nguoi dan ba mac ao den

Bộ phim kinh dị, rùng rợn này là phần tiếp theo của bộ phim cùng tên được chiếu vào năm 2012. Nhưng nguyên bản được bà Susan Hill viết vào năm 1987, sau đó dựng thành phim truyền hình cùng năm đó. The Woman in Black năm 2012, với sự diễn xuất của Daniel Radcliffe – tuy không thành công lắm về mặt diễn xuất, nhưng cũng đủ để tạo nên cái không khí ma ám, rùng rợn của thị trấn Crythin Gifford – đã thành công ngoài mong đợi, chính vì thế mà nhà sản xuất quyết tâm làm phần tiếp theo với tên gọi The Woman in Black: Angel of Death (tạm dịch: Người đàn bà áo đen: Thiên sứ của cái chết, nhưng với ý nghĩa này thì nên dịch là Người đàn bà mặc áo tang: Tử thần), với xã hội Anh vào đầu thế kỷ 20, người phụ nữ chịu tang thường mặc áo đen, che mạn đen để thể hiện nỗi thống khổ, và có lẽ bà Susan Hill nâng tầm người đàn bà này mà cho cái từ khá mỹ miều là “thiên thần”, mặc dù bà ta có thể được liệt vô dạng giết người hàng loạt có chủ đích.

Bên dưới có nội dung phim, cân nhắc trước khi đọc.

Phim nguoi dan ba mac ao den

Nếu bạn chưa xem phần đầu của bộ phim “Người đàn bà đen” thì cũng đừng quá lo lắng rằng bạn sẽ không hiểu phần này diễn ra như thế nào. Câu chuyện bắt đầu sau 40 năm cái ngày mà ngôi nhà Eel Marsh xảy ra những câu chuyện và hiện tượng kỳ lạ, một nhóm học sinh cùng bà hiệu trưởng Hoggs và cô Eve lánh nạn chiến tranh Thế Chiến Thứ 2 mà phải bỏ Luân Đôn đến ngôi làng hoang vắng Crythin Gifford và chọn dinh thự Eel March làm nơi trú ngụ, thế là cô Eve phát hiện ra những tiếng động lạ lùng phát ra từ căn phòng tầng trên cùng hàng loạt dấu hiệu bất thường từ ngôi nhà và từ cậu học trò mồ côi cha mẹ vì chiến tranh Edwards. Có lẽ đây là lần đầu tiên đạo diễn Tom Harper chỉ đạo cho một bộ phim kinh dị nên ông cũng không thể làm cho phim đột phá khiến khán giả chết ngất vì sợ, mà ngược lại làm cho người hú tim giật mình chục phát rồi cười hô hố vì…. “vậy cũng có thể làm cho tôi bay hết cả hồn vía!”. Quả thật là như vậy, bộ phim khai thác những góc quay bất ngờ để mà hăm doạ khán giả, nếu ở phần trước người xem phải hồi hộp vì sự ma quái bao trùm lên toàn bộ thị trấn để rồi người xem nín lặng coi nhân vật chính khám phát và bốc mẻ từng chút một câu chuyện đằng sau đó là gì, thì ở phần này bạn không cần phải đoán chả cần phải suy nghĩ gì nhiều, bộ phim cứ thế mà đưa cho bạn biết và hết sức chóng vánh là đằng khác.

Phim nguoi dan ba mac ao den

Eve Parkins, nữ nhân vật chính (do Phoebe Fox) thủ vai, phát hiện ra những hiện kỳ lạ trong ngôi nhà Eel Marsh

Cái này cũng xuất phát từ kịch bản phim, nếu ở phần một, còn dựa trên nguyên tác để viết, thì ở phần hai lại là một câu chuyện độc lập kể về nữ nhân vật chính Eve Parkins với cuộc tình đau khổ, hạ sinh đứa con mà không thể nhìn thấy nó chỉ vì cô chưa kết hôn. Thế là bà mặc áo đen cũng điều tra ra được nhờ quyền năng của thế giới bên kia mà quyết trừng phạt cô Eve này ra trò. Kẻ sát nhân hàng loạt này là thủ phạm trực tiếp và gián tiếp của những cái chết trong phim, vì bà ta lúc sống cũng đau khổ vì mất con như thế. Cách kể chuyện quá nhanh và không gây ấn tượng đã làm câu chuyện nhạt nhẽo, mà lại làm với bối cảnh rùng rợn tóc gáy (phim kinh dị mà!) thì bạn có thể xem bộ phim giật mình cười lớn cho vui.

Phim nguoi dan ba mac ao den

Dẫu biết rằng những bộ phim về thể loại kinh dị, rùng rợn đặc biệt là về ma không dễ khai thác trên màn ảnh rộng, nhưng cố gắng viết cho ra một kịch bản chỉ để thể hiện độ cuồng tín sát máu của một người đàn bà hận thù, người phụ nữ xem đứa con của mình là vật quý hiếm nhất trên cõi đời này, nhưng sự hận thù quá độ đó trở thành sự báo thù mù quáng, thành ra câu chuyện chẳng có ý nghĩa gì sâu xa hay cạn gần gì cả. Nếu bạn đã xem phim Mama, chắc hẳn bạn sẽ thấy một tình yêu mẫu tử cao quý hơn bao giờ hết, đã chính là điều làm cho bộ phim mất điểm khá nhiều trong khi mình lại kỳ vọng nhiều như phần đầu của nó.

Related posts

Phim nguoi dan ba mac ao den

Phim nguoi dan ba mac ao den

Phim nguoi dan ba mac ao den