Phương pháp dạy học khám phá mầm non

Khám phá khoa học là môn học giúp trẻ có những hiểu biết, hình thành các nhận thức về các sự vật hiện tượng xung quanh, kích thích trẻ tìm hiểu, khám phá các đối tượng xung quanh trẻ và quan trọng hơn là sự giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ. Đồng thời môn học còn giúp trẻ phát triển toàn diện và hình thành các kĩ năng quan sát, tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Khi tham gia hoạt động khám phá khoa học trẻ thường rất hào hứng và sôi nổi. Vậy làm thế nào để phát huy được sự thích thú, say mê, tích cực đó của trẻ?

Trên thực tế hiện nay vẫn còn không ít giáo viên dạy trẻ theo phương pháp truyền thống một chiều "Cô nói, trẻ nghe", vẫn còn khá nhiều giáo viên chọn việc trình chiếu cho trẻ xem hơn là việc tổ chức cho trẻ được hoạt động, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng trên màn hình làm loãng đi trọng tâm của bài học, hiệu quả đạt được không cao, các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm chưa phong phú và đa dạng, giáo viên chưa tận dụng triệt để môi trường tự nhiên, sẵn có để dạy trẻ, đồ dùng đồ chơi cho trẻ vẫn chưa đáp ứng đủ theo quy định. Để đáp ứng được quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì giáo viên phải sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học cũng như các hình thức dạy học một cách hợp lý, tích cực, do đó để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực hơn rất nhiều so với dạy theo phương pháp truyền thống, thụ động. Chính vì vậy nên cô giáo đã tiến hành cho trẻ khám phá khoa học qua các thí nghiệm.

Trẻ em như là búp, là chồi non, thế nhưng những chồi non ấy chính là nền móng, là tương lai của chính người lớn chúng ta. Vì vậy, việc học mà chơi, chơi mà học là điều đáng quan tâm mà người làm cha làm mẹ và làm cô giáo phải suy nghĩ. Từ những điều trăn trở ấy nên cô Hương càng cố gắng học hỏi, cố gắng tìm tòi tham khảo qua sách báo, qua mạng để những hoạt động học “khám phá” được sinh động, hấp dẫn mới mẻ với trẻ, và đặc biệt đáp ứng được nhu cầu học mà chơi, chơi mà học cho trẻ. Những hoạt động thí nghiệm thật vui, thật bổ ích bởi những gì trẻ suy nghĩ, những gì trẻ băn khoăn đều có câu trả lời xác thực. Trẻ phải suy nghĩ, phải bàn luận và đưa ra kết quả của mình, đối với người lớn điều đó tưởng chúng nhỏ bé giản đơn, nhưng đối với trẻ đó là một quá trình lao động, suy nghĩ và làm việc rất sôi nổi.

Khám phá khoa học là một trong những môn học mà trẻ thấy hứng thú và ưa thích nhất trong tất cả các môn học của lứa tuổi mầm non. Bởi khám phá đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý của trẻ giúp trẻ được là chính mình, được đặt ra câu hỏi, được trả lời câu hỏi, được tự tay mình làm nên điều kì diệu như trong câu chuyện cổ tích mà chính trẻ cũng không ngờ đến.

Nhờ những thí nghiệm có tính minh chứng này, chúng ta có thể áp dụng vào trong giảng dạy để giải thích cho trẻ một cách rõ ràng và thuyết phục về đặc tính của sự vật, hiện tượng, đáp ứng được nhu cầu khám phá của trẻ, vừa kích thích khả năng tư duy tiềm ẩn trong mỗi cá thể trẻ, vừa giúp trẻ có tầm nhìn xa hơn, rộng hơn và khoa học hơn.

Khi nghe nói đến “Trẻ mầm non khám phá khoa học”, mọi người đều rất ngạc nhiên và đặt câu hỏi: “Trẻ mầm non khám phá cái gì ?”. Muốn phụ huynh trẻ trải nghiệm và trả lời câu hỏi đó bằng cách cô giáo đã mời phụ huynh cùng tham gia hoạt động học “Khám phá khoa học”, dự giờ một số hoạt động khoa học của khối lớn. Cô giáo luôn tìm hiểu kĩ xem đề tài nào phù hợp với trẻ và những kĩ năng, thao tác thử nghiệm nào phù hợp với trẻ lớp mình và tạo thành các hoạt động khám phá cho trẻ mẫu giáo lớn. Cô và trẻ cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cùng trải nghiệm, kết quả là các cháu thích học, hoạt động học vô cùng sinh động. Đặc biệt các cháu tự tìm ra, tự khám phá ra kết quả mà các cháu vừa được thí nghiệm.

Trẻ mẫu giáo lớn lúc này tư duy trực quan hình tượng đã phát triển mạnh hơn do vậy trẻ đã có nhu cầu khám phá mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhau, bước đầu đã có khả năng suy luận. Vậy nên quá trình công tác, nghiên cứu và thử nghiệm một số thí nghiệm khoa học về nước, ánh sáng, không khí và sự chuyển động, cô giáo Hương đã nhận thấy chúng ta có thể ứng dụng một số kiến thức khoa học vào hoạt động chung (Như các hoạt động học khám phá khoa học: tìm hiểu về nước và các hiện tượng tự nhiên, phân loại đồ dùng theo chất liệu…) hoặc dùng để gây hứng thú cho trẻ trước khi vào bài mới. Ngoài ra có thể thực hiện trong các giờ hoạt động chơi ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chơi chiều hoặc hoạt động ngoại khóa để mở rộng hiểu biết cho trẻ. Trong đó, ta có thể kết hợp làm một số đồ dùng, đồ chơi đơn giản.

Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điều thích thú đối với trẻ. Thật vậy, cứ để cho trẻ được hoạt động, được trải nghiệm, được thử đúng - sai và cuối cùng cháu tìm ra một kết quả nào đó sẽ là một điều kì diệu, lý thú đối với trẻ. Cho nên ở trường việc tổ chức thí nghiệm vào hoạt động học khám phá khoa học đã được đưa vào nhiều hơn. Như vậy, trong môn khám phá khoa học đang được diễn ra tại trường, lớp tạo cơ hội cho trẻ tiếp thu kiến thức, rèn kĩ năng một cách chủ động hơn.

Do vậy mà cô giáo Trần Thị Thu Hương đã tìm ra một số biện pháp biện pháp giúp trẻ hứng thú với hoạt động khám phá khoa học thông qua các thí nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi một cách phù hợp với thực tế của lớp mình.

* Một số biện pháp:

Biện pháp 1: Rà soát, kiểm tra đồ dùng, đồ chơi, tư liệu, tham mưu với Ban giám hiệu, tư vấn cho cha mẹ trẻ chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng cho năm học mới của trẻ.

Biện pháp 2: Tìm hiểu đặc điểm nhận thức của trẻ, lựa chọn kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ, từ đó tiếp thu được các nội dung giáo dục của cô:

Biện pháp 3: Lập kế hoạch các thí nghiệm  giản cho trẻ hoạt động khám phá theo chủ đề:

Biện pháp 4: Sưu tầm lựa chọn một số thí nghiệm khám phá hoa học có nội dung phù hợp với nhận thức và khả năng thực hành an toàn cho sự khám phá của trẻ 5-6 tuổi.

Biện pháp 5: Hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm trong hoạt động học:

Biện pháp 6: Sắp xếp môi trường xung quanh lớp khoa học, tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội được tìm hiểu, khám phá môi trường, làm thí nghiệm  mọi lúc mọi nơi.

Biện pháp7: Phối hợp, chia sẻ, đồng hành cùng cha mẹ trẻ, xây dựng một nền tảng tốt ngay cho trẻ khi ở nhà:

* Kết quả đạt được:

Về phía cô giáo:

- Giáo viên có kiến thức sâu hơn về khám phá khoa học, hiểu biết nhiều hơn về các hiện tượng sự vật xung quanh.

- Đội ngũ giáo viên trong trường cũng nhận rõ sự cần thiết của việc dạy trẻ thực hành những thí nghiệm, tạo nền móng cho sự phát triển trí tuệ cho trẻ. Từ đó cũng đã ứng dụng các thí nghiệm nhiều hơn vào trong hoạt động học.

Về phía trẻ:

- Sự hứng thú, tò mò thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh đã tăng lên rất nhiều.

- Hình thành cho trẻ 1 số kĩ năng, thao tác thử nghiệm trong góc khoa học.

- Trẻ có kĩ năng thao tác tốt, biết suy đoán, phán đoán nhằm tìm ra  kết quả chính xác.

- Không chỉ khám phá trong góc khoa học hoặc trong các hoạt động khoa học mà trẻ còn được khám phá, áp dụng và phát hiện được rất nhiều điều qua các môn học khác.

- Hầu hết tất cả các trẻ đều háo hức chờ đón những giờ thí nghiệm, tập trung cao độ để quan sát hiện tượng xảy ra, kiên nhẫn chờ đón kết quả. Qua đó khơi gợi ở trẻ nhu cầu khám phá. Trẻ bắt đầu để ý những biến đổi của sự vật hiện tượng xung quanh, biết tự khám phá bằng nhiều giác quan và có sự trao đổi với cô, với bạn. 

Về phía phụ huynh:

Nhận thức rõ được sự quan trọng của việc thực hành thí nghiệm khoa học đối với sự phát triển nhận thức của trẻ, và tạo điều kiện cung cấp, cộng tác với cô giáo để trẻ được thực hiện nhiều thí nghiệm hơn cả ở lớp và ở nhà.

Về môi trường giáo dục trang thiết bị:

Tạo được một môi trường toán học cho trẻ đa dạng, phong phú, kích thích trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Tận dụng một môi trường toán học ở mọi lúc mọi nơi.

* Một số hình ảnh:

Phương pháp dạy học khám phá mầm non

Phương pháp dạy học khám phá mầm non

Phương pháp dạy học khám phá mầm non

Phương pháp dạy học khám phá mầm non

Phương pháp dạy học khám phá mầm non