Quy trình cấp phát thuốc đông y

Ngày 14/02/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 05/2014/TT-BYT quy định việc sử dụng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong cơ sở khám, chữa bệnh. Theo đó:

- Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng vật.

- Vị thuốc y học cổ truyền [hay còn gọi là vị thuốc đông y] là dược liệu được chế biến, bào chế theo lý luận của y học cổ truyền được sử dụng để phòng bệnh và chữa bệnh.

Hoạt động sắc thuốc và cấp phát dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong các cơ sở khám, chữa bệnh là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 7 Thông tư 05/2014/TT-BYT. Cụ thể như sau:

1. Tùy theo điều kiện của từng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Khoa Dược hoặc Khoa Y dược cổ truyền hoặc bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm sắc thuốc, cấp phát thuốc để sử dụng cho người bệnh.

2. Chống nhầm lẫn khi tiến hành sắc thuốc: đánh số vào thang thuốc, phiếu, ấm sắc thuốc, bình đựng thuốc trước và sau khi sắc thuốc; phải có tủ giá sắp xếp phân biệt thuốc chưa sắc, thuốc đang sắc dở, thuốc đã sắc xong.

3. Tổ chức phát thuốc hằng ngày và thuốc bổ sung theo y lệnh. Phát thuốc kịp thời để bảo đảm người bệnh được dùng thuốc.

4. Người chịu trách nhiệm về thuốc sắc phải có trình độ chuyên môn về y dược cổ truyền từ trung cấp trở lên, được cập nhật liên tục kiến thức về dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền.

5. Có sổ xuất nhập hằng ngày để ghi chép số thang thuốc đã nhận, đã giao và số còn lại trong ngày theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Nơi sắc thuốc phải bảo đảm sạch sẽ, ngăn nắp.

7. Cách sắc thuốc thực hiện theo quy định tại Quyết định 26/2008/QĐ-BYT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc ban hành quy trình kỹ thuật y học cổ truyền.

8. Thuốc sắc xong phải lọc để bỏ bã và cặn thô.

9. Đối với những bài thuốc có chứa dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền có độc tính: sau khi đã sắc xong, bã thuốc phải lưu riêng từng bệnh nhân ít nhất 24 giờ kể từ khi cấp phát thuốc cho bệnh nhân để hồi cứu khi cần thiết.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về hoạt động sắc thuốc và cấp phát dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo quy định cụ thể tại Thông tư 05/2014/TT-BYT.

Trân trọng!

Thuốc là một loại sản phẩm thiết yếu và quan trọng trong đời sống hàng ngày. Vậy nguyên tắc cấp phát thuốc theo quy định của Bộ Y tế hiện hành như thế nào? Để giải đáp thắc mắc trên, quý bạn đọc vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của ACC để biết thêm thông tin chi tiết về nguyên tắc này. 

Nguyên tắc cấp phát thuốc

Về cơ sở vật chất, Bệnh viện luôn quan tâm nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực cấp phát thuốc cho người bệnh lĩnh thuốc điều trị ngoại trú. Không gian cấp phát thuốc được bố trí tại tầng 1 – khoa Khám bệnh rộng rãi và thoáng mát. Trong đó bố trí các vị trí ngồi chờ cho người bệnh/người nhà người bệnh trong giờ cao điểm; điều hoà nhiệt độ duy trì nhiệt độ phù hợp trong mùa hè và mùa đông.

Hệ thống trang thiết bị hiện đại gồm 01 máy lấy số thứ tự đảm bảo đúng thứ tự trước – sau, 02 máy tính kiểm soát đơn cho người bệnh. Khu vực kho với đầy đủ điều hòa, máy hút ẩm,  nhiệt độ tự ghi đảm bảo thuốc luôn được bảo quản ở nhiệt độ đúng quy định, không có trường hợp thuốc bị hư hỏng do không đảm bảo về nhiệt độ. Các loại thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần… được bảo quản tại các tủ riêng biệt, các thuốc nội tiết… được lưu trữ tại các tủ bảo quản thuốc lạnh.

Các giá, kệ thuốc được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp theo đúng quy định FIFO – FEFO. Kho được phân bố hợp lý, phân chia khu vực để thuốc theo nhóm điều trị với tiêu chí: dễ tìm – dễ thấy – dễ lấy và tránh nhầm lẫn.

Hệ thống kho, phòng pha chế, nơi sản xuất, chế biến thuốc đông y và thuốc từ dược liệu, buồng cấp phát cần bố trí ở vị trí thuận tiện cho việc vận chuyển và cấp phát theo yêu cầu của thực hành tốt phân phối thuốc. Điều kiện của kho thuốc phải đảm bảo về ánh sáng; nhiệt độ; độ ẩm; độ thông thoáng; phòng tránh côn trùng, mối mọt; phòng chống cháy, nổ; bảo đảm kiểm soát nhiễm khuẩn theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

Danh mục thuốc cấp phát bảo hiểm được duy trì, bổ sung hàng năm để đảm bảo đủ thuốc, đa dạng danh mục thuốc phục vụ người có thẻ bảo hiểm y tế đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện.  

Theo quy định tại thông tư 22/2012/TT-BYT về quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện yêu cầu về nhân lực quản lý kho cấp phát thuốc phải đảm bảo các yêu cầu sau: 

Thủ kho giữ thuốc gây nghiện là dược sĩ đại học hoặc dược sĩ trung học có giấy ủy quyền theo quy định; Thủ kho giữ các thuốc khác có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học.

a] Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, đảm bảo an toàn của kho.

b] Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội quy của kho thuốc, khoa Dược.

c] Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của công tác khoa Dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác kho và cấp phát.

d] Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.

đ] Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.

e] Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.

Nguyên tắc cấp phát thuốc hiện nay 

Khi cấp phát thuốc cho người bệnh, người được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có trách nhiệm sau đây:

a] Kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, tên thuốc và chất lượng thuốc;

b] Đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về nồng độ, hàm lượng, số lượng khi nhận thuốc và hạn dùng ghi trên phiếu lĩnh thuốc, nhãn thuốc;

c] Đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi cho người bệnh sử dụng thuốc;

d] Ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh, theo dõi và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án, phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.

Trên đây là một vài thông tin về nguyên tắc cấp phát thuốc Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn

Câu hỏi: Hiện nay F0 thể nhẹ điều trị tại nhà ở Hà Nội sẽ tiếp cận được nguồn thuốc Molnupiravir như thế nào?

Trả lời:

Sở Y tế Hà Nội vừa được Bộ Y tế phân cấp 200.000 viên thuốc Molnupiravir 200mg. Sở Y tế yêu cầu Bệnh viện đa khoa Đống Đa liên hệ với nhà cung ứng, làm thủ tục nhận thuốc này và có trách nhiệm bảo quản theo đúng điều kiện bảo quản ghi trên nhãn; cấp phát cho các đơn vị tham gia chương trình thử nghiệm theo phân bổ của Sở Y tế. 

Giám đốc trung tâm y tế, bệnh viện thu dung điều trị F0 khẩn trương cấp phát cho các bệnh nhân đủ điều kiện tham gia chương trình tại cơ sở thu dung, điều trị và tại nhà theo đúng quy định.

Cùng ngày, Sở cũng thông tin cơ quan này vừa ban hành quyết định về quy trình triển khai Chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát trên cộng đồng cho F0 thể nhẹ tại Hà Nội. Quyết định này thay thế quyết định 4245/QĐ-SYT do Sở ban hành hôm 13/12.

Theo Sở Y tế Hà Nội, có 4 tiêu chuẩn F0 được tham gia chương trình là: [1] người có kết quả test nhanh kháng nguyên hoặc PCR dương tính trong vòng 5 ngày; [2] từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên đối với các trường hợp trên 50 tuổi hoặc có bệnh nền; [3] cam kết đồng ý tham gia chương trình và [4] không có các chống chỉ định dùng thuốc. 

Trong trường hợp bệnh nhân được cách ly điều trị tại nhà phải có quyết định [hoặc văn bản] của Chủ tịch UBND cấp xã hoặc cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho cách ly tại nhà.

Quy trình triển khai chương trình có 4 bước.

Bước 1. Phân phối thuốc: Bệnh viện đa khoa Đống Đa phân phối thuốc Molnupiravir cho các bệnh viện, Trung tâm y tế tuyến huyện.

Bước 2. Sàng lọc bệnh nhân

Trạm y tế cấp xã [cả trạm y tế lưu động] lập danh sách bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia chương trình, thực hiện việc khám sàng lọc, lập hồ sơ bệnh án các trường hợp đồng ý cam kết tham gia chương trình gửi Trung tâm y tế tuyến huyện [Đối với việc sử dụng phần mềm, hướng dẫn bệnh nhân cập nhật thông tin qua mã QR do Bệnh viện Phổi cấp và khai báo xác nhận trên App].

Các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh được phân công tiếp nhận điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, thực hiện điều trị cho bệnh nhân theo các quy trình tại "Sổ tay hướng dẫn chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc Covid-19 thể nhẹ tại 5 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Khánh Hòa và Đà Nẵng" do Bệnh viện Phổi Trung ương ban hành.

Bước 3. Trạm y tế liên hệ với Trung tâm y tế lĩnh đủ số lượng thuốc điều trị cho bệnh nhân theo danh sách và cấp cho mỗi bệnh nhân 40 viên Molnupiravir 200mg, ngày uống 2 lần, mỗi lần 800mg [4 viên], uống trong 5 ngày, tiến hành cấp phát thuốc, hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc, hằng ngày liên hệ với bệnh nhân [trực tiếp hoặc qua điện thoại] ghi nhận các sự cố bất lợi [nếu có] trong vòng 14 ngày.

Bước 4. Các đơn vị [cơ sở điều trị, trung tâm y tế cấp huyện] cử cán bộ phụ trách nhập liệu hằng ngày lên phần mềm trực tuyến, thực hiện báo cáo định kỳ và lưu trữ hồ sơ bệnh án theo quy định; Trung tâm y tế thường xuyên giám sát hỗ trợ trạm y tế trong quá trình triển khai chương trình.

So với quyết định cũ hôm 13/12, quyết định lần có sự khác biệt về công tác cấp cứu, chuyển viện các trường hợp bệnh nặng, đối với bệnh nhân đang điều trị nội trú tại các cơ sở nếu vượt quá khả năng điều trị thì chuyển bệnh nhân lên các bệnh viện được phân công tiếp nhận điều trị F0 ở tầng cao hơn theo tháp điều trị 3 tầng của Bộ Y tế.

Đối với F0 điều trị tại nhà, Trạm y tế cấp xã chịu trách nhiệm sơ cấp cứu, chuyển các bệnh nhân có chuyển biến nặng đến các bệnh viện, Trung tâm y tế có giường bệnh kịp thời cấp cứu cho bệnh nhân.

Về việc thu hồi thuốc, trong trường hợp bệnh nhân không dùng hết thuốc hoặc ngừng thuốc [vì bất cứ lý do gì], người bệnh cần trả lại số thuốc chưa dùng kèm theo "Phiếu xác nhận trả thuốc" ghi rõ số lượng thuốc còn lại và ký tên vào phiếu.

Trạm y tế tập hợp các "Phiếu xác nhận trả thuốc" gửi trung Tâm y tế để lưu hồ sơ. Các viên thuốc đã phát nhưng chưa sử dụng sẽ được trả cho trung tâm tập hợp để gửi về Bệnh viện đa khoa Đống Đa thực hiện thủ tục hủy thuốc theo quy định.

Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan

PV

Video liên quan

Chủ Đề