Sách kế toán quản trị đại học kinh tế năm 2024

Sách kế toán quản trị đại học kinh tế năm 2024

Sách kế toán quản trị đại học kinh tế năm 2024
DownloadVui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sách kế toán quản trị đại học kinh tế năm 2024

Nội dung Text: Giáo trình Kế toán quản trị - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân: Phần 1

  1. ƠNG ĐẠI HỌC KINH TẼ QUÔC DĂN HOA KÉ TOÁN s KIÊM TOÁN
  2. B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ Q lió c DÂN £0 CHỦ BIÊN: PGS.TS. NGUYÊN NGỌC QUANG GIÁO TRÌNH KỂ TOÁN QUẢN TRỊ (T ái bản lần th ứ nhất, có sửa đổi bổ sun g) N H À X U Ấ T B Ả N Đ Ạ I H Ọ C K IN H T É Q U Ó C D Â N N Ă M 2012
  3. MỤC LỤC LỜI MỜ Đ ÀU ..........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TÒNG QUAN VÈ KÉ TOÁN QUẢN TR Ị........................... 3 1.1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH N G H IỆP.............................................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm kế toán quản t r ị ...............................................................3 1.1.2. Bản chất kế toán quản trị trong doanh nghiệp.............................. 6 1.2. THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP.................................................................... 11 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u CỦA KẾ TOÁN QUẢN T R Ị...........................................................................................15 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của kế toán quản t r ị .....................................15 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu của kế toán quản t r ị ...............................16 1.4. s o SÁNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ KÉ TOÁN TÀI CHÍNH.... 19 1.4.1. Nhũng điểm giống n hau.....................................................................19 1.4.2. Những điểm khác nhau....................................................................... 19 1.5. S ự CÀN THIẾT, YÊU CẦU VÀ NHIỆM v ụ TÒ CHỨC KÉ TOÁN QUAN TRỊ TRONG DOANH N G H IỆP....................................... 24 1.5.1. Sự cần thiết tố chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp.. 24 1.5.2. Yêu cầu và nhiệm vụ tổ chức kế toán quản trị trong các doanh n g h iệ p ................................................................................................25 1.6. TỐ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH N G H IỆ P ....26 1.6.1. Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp theo chức năng thông tin kế to á n .......................................................................................... 26 1.6.2. Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp theo chu trình thông tin kế to á n .......................................................................................... 27 1.7. MÔ HÌNH TỔ CHỨC B ộ MÁY KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH N G H IỆP............................................................................................ 29 CHƯƠNG 2. PHÂN LOẠI CHI P H Í............................................................. 33 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI P H Í.....................................................................33 2.1.1. Ban chất kinh tế của chi p h í........................................................... 33
  4. 2.1.2. Khái niệm về chi phí dưới góc độ kế toán tài chính.................... 34 2.1.3. Khái niệm về chi phí dưới góc độ kế toán quản t r ị .................... 35 2.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CHỨC NĂNG HOẠT Đ Ộ N G ......36 2.2.1. Chi phí sản x u ất.................................................................................. 36 2.2.2. Chi phí ngoài sản x u ấ t....................................................................... 39 2.3. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO NỘI DƯNG KINH T Ế ......................41 2.4. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO MỐI QUAN HỆ VỚI MỨC ĐỘ HOẠT Đ Ộ N G .................................................................................................... 46 2.4.1. Biến p h í .............................................................................................. 46 2.4.2. Định p h í.............................................................................................. 49 2.4.3. Chi phí hỗn h ọ p ................................................................................. 53 2.5. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO MỐI QUAN HỆ VỚI KỲ TÍNH KẾT QUẢ KINH D OA N H......................................................................................... 65 2.5.1. Chi phí thời k ỳ .................................................................................... 65 2.5.2. Chi phí sản phẩm ................................................................................ 65 2.6. CÁC CÁCH PHÂN LOẠI CHI PHÍ K H Á C ..........................................68 2.6.1. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiế p ............................................... 68 2.6.2. Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát đ ư ợ c ..... 70 2.6.3. Chi phí chênh lệch .............................................................................. 71 2.6.4. Chi phí c h ìm ........................................................................................72 2.6.5. Chi phí cơ h ộ i......................................................................................73 2.7. PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG CÁC BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH D O A N H .......... ....................................................................................................74 2.7.1. Báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng của chi p h í.............74 2.7.2. Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận g ó p .......... 76 CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SẢN XUÁT SẢN PHÁM, DỊCH v ụ ...................................................................................81 3.1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM TRUYỀN TH Ố N G ............................................................................................ 81 3.1.1. Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phâm theo côno việc ........................................................................................................ ............................ 81 3.1.2. Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phâm theo quá trình sán x u ất........................................................................................................... 95
  5. 3.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM HIỆN Đ Ạ I....................................................................................................... 100 3.2.1. Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phấm theo mô hình chi phí mục tiêu (Target - Costing)........................................................100 3.2.2. Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm dựa trên hoạt động (Activity-Based Costing-A BC)....................................................106 3.3. BÁO CÁO SẢN X U Ắ T........................................................................112 3.3.1. Khái niệm và ý nghĩa báo cáo sản x u ấ t........................................112 3.3.2. Nội dung của báo cáo sản xuất...................................................... 113 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH MÓI QUAN HỆ CHI PHÍ- SẢN LƯỢNG VÀ LỌÌ NHUẬN ( c -v -p ) ...................................................................... 127 4.1. Ý NGHĨA PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ, SẢN LƯỢNG VÀ LỢI N H U Ậ N ...........................................................................................127 4.2. CÁC KHÁI NIỆM c ơ BẢN ĐÊ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ C -V -P ......................... ......................................................................................129 4.2.1. Lợi nhuận góp....................................................................................129 4.2.2. Tỷ lệ lợi nhuận góp........................................................................... 131 4.3. PHÂN TÍCH ĐIÊM HÒA V Ố N ............................................................ 133 4.3.1. Khái niệm, điều kiện và nội dung phân tích điếm hòa v ố n .... 134 4.3.3. Các chí tiêu an to à n .......................................................................148 4.4. C ơ CÁU CHI PHÍ VÀ Đ ộ LỚN ĐÒN BÁY HOẠT Đ Ộ N G .......150 4.4.1 Cơ cấu chi p h í.................................................................................150 4.4.2. Độ lớn đòn bẩy hoạt đ ộ n g ............................................................152 4.5. PHÂN TÍCH QUAN HỆ C-V-P ĐÊ RA QUYẾT ĐỊNH KINH D O A N H .......................................................................... ................................ 154 4.5.1. Thay đổi định phí và doanh thu tiêu th ụ ....................................... 156 4.5.2. Thay đổi biến phí và doanh thu tiêu th ụ ....................................... 157 4.5.3. Thay đổi định phí, giá bán và doanh thu tiêu th ụ ....................... 157 4.5.4. Thay đổi định phí, biến phí và doanh th u .....................................158 4.5.5. Thay đổi kết cấu sản phẩm tiêu th ụ ............................................ 159 4.6. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHO PHÂN TÍCH C -V -P........................161 CHƯƠNG 5. D ự TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH............................162 5.1. TỐNG QUAN VỀ D ự TO Á N .............................................................162
  6. 5.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và phân loại dự toán................................... 162 5.1.2. Cơ sở khoa học xây dựng dự to á n ...............................................166 5.1.3. Trình tự xây dựng dự to án ............................................................ 167 5.2. ĐỊNH MỨC CHI P H Í............................................................................170 5.2.1. Khái n iệ m ........................................................................................... 170 5.2.2. Phương pháp xây dựng định mức chi p h í..................................... 172 5.2.3. Các định mức chi phí trong doanh nghiệp.................................... 173 5.3. D ự TOÁN SAN XUÁT KINH D O A N H .............................................179 5.3.1. Dự toán tiêu thụ sản phẩm, hàng h ó a .............................................179 5.3.2. Dự toán sản xuất (mua hàng)........................................................... 182 5.3.3. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiế p ......................................184 5.3.4. Dự toán chi phí nhân công trực tiế p ............................................... 186 5.3.5. Dự toán chi phí sản xuất chu n g .......................................................187 5.3.6. Dự toán thành phẩm, hàng hóa tồn cuối k ỳ .................................. 189 5.3.7. Dự toán giá vốn hàng bán.................................................................190 5.3.8. Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. ..191 5.3.9. Dự toán báo cáo tài chính.................................................................192 CHƯƠNG 6. D ự TOÁN LINH H OẠT........................................................ 197 6.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA D ự TOÁN LINH H O Ạ T .......197 6.1.1. Khái niệm dự toán linh h o ạ t............................................................ 197 6.1.2. Y nghĩa của dự toán linh hoạt..........................................................199 6.2. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ .................................................. 204 6.2.1. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiế p ...............204 6.2.2. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiế p ........................206 6.2.3. Phân tích biến động chi phí sản xuất c h u n g ................................ 208 6.3. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TIÊU T H Ụ ............................................... 215 6.4. BÁO CÁO HOẠT Đ Ộ N G .......................................................................217 CHƯƠNG 7. KÉ TOÁN TRÁCH N H IỆ M ...................................................221 7.1. KHÁI NIỆM. PHÂN LOẠI VÀ NỘI DƯNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁC TRUNG TẨM TRÁCH N H IỆM ............................................221 7.1.1. Khái niệm trung tâm trách nhiệm ................................................ -)?Ị 7.1.2. Phân loại trung tâm trách nhiệm .................................................... 2 ">5 7.1.3. Chi tiêu đánh eiá trách nhiệm cùa các trung tâ m ....................... ->->5
  7. 7.1.4. Hệ thống báo cáo kế toán trách n h iệm ...................................... 235 7.2. BÁO CÁO B ộ PHẬN VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN .239 7.2.1. Khái niệm và đặc điểm của báo cáo bộ p h ậ n ............................. 239 7.2.2. Phân tích báo cáo bộ phận..............................................................240 7.3. PHÂN BỒ CHI PHÍ PHỤC v ụ CHO CÁC BỘ P H Ậ N ................244 7.3.1. Sự cần thiết phải phân bổ chi phí phục vụ cho các bộ phận... 244 7.3.2. Nguyên tắc phân bổ chi phí phục v ụ ......................................... 246 7.3.3. Tiêu thức phân bổ chi phí phục v ụ ............................................... 247 7.3.4. Phương pháp phân bổ chi phí phục v ụ ........................................ 249 7.4. PHẢN TÍCH BÁO CÁO KÉT QUẢ KINH DOANH LẬP THEO CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PH Í......................................... 255 7.4.1 .Các phương pháp xác định chi p h í............................................255 7.4.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo các phương pháp xác định chi p h í................................................................................................ 258 CHƯƠNG 8. ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẢM TRONG ĐOANH NGHIỆP ..................................................................................................................................266 8.1. LÝ THUYẾT c ơ BẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHÁM TRONG DOANH N G H IỆ P .......................................................... 266 8.1.1. Lý thuyết cơ bản của định giá bán sán phẩm trong doanh nghiệp cúa nền kinh tế thị trường........................................................................266 8.1.2. Ý nghĩa cùa định giá bán sản phẩm trong quản trị doanh nghiệp .......................................................................................................................270 8.2. VAI TRÒ CỦA ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM VÀ CÁC NHÂN T ố ANH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH, ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHÂM.271 8.2.1. Vai trò của định giá bán sản phẩm trong doanh n g h iệp ............. 271 8.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định, định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp................................................................................... 272 8.3. NỘI DƯNG ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHÁM TRONG DOANH N G H IỆP.......................................................................................... 275 8.3.1. Định giá bán sản phẩm trong dài h ạ n ........................................... 275 8.3.2. Định giá bán sản phẩm trong ngắn h ạ n ....................................... 286
  8. CHƯƠNG 9. THÔNG TIN KÉ TOÁN QUẢN TRỊ VÓI VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH NGẮN H Ạ N ............................................................................. 299 9.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁC QUYẾT ĐỊNH NGĂN HẠN....................................................................................................... 299 9.1.1. Khái niệm về quyết định ngắn h ạ n ................................................ 299 9.1.2. Ý nghĩa của các quyết định ngắn h ạn ............................................ 301 9.2. TIÊU CHƯÁN L ự A CHỌN VÀ ĐẶC ĐIẾM CỦA CÁC QƯYÉT ĐỊNH NGẮN H ẠN........................................................................................... 301 9.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn các quyết định ngắn h ạ n ............................ 301 9.2.2. Những đặc điểm của các quyết định ngắn h ạ n ............................303 9.3. CÁC BƯỚC RA QUYÉT ĐỊNH NGẮN H Ạ N .................................. 304 9.4. ỬNG DỤNG PHÂN TÍCH THÔNG TIN THÍCH HỢP TRONG VIỆC RA CÁC QUYẾT ĐỊNH NGẨN HẠN TRONG KINH DOANH .............................. ..............................................................................................308 CHƯƠNG 10. THÔNG TIN KÉ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC RA QUYÉT ĐỊNH DÀI H Ạ N................................................................................. 329 10.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC QUYẾT ĐỊNH DÀI HẠN TRONG QUẢN LÝ DOANH N G H IỆ P .....................................................329 10.1.1. Khái niệm về quyết định dài h ạn ............................................... 329 10.1.2. Vai trò của các quyết định dài hạn trong hệ thống quản lý doanh n g h iệp ...............................................................................................330 10.2. ĐẶC ĐIẾM VÀ PHÂN LOẠI QUYẾT ĐỊNH DÀI H Ạ N .......... 331 10.2.1. Đặc điểm của các quyết định dài h ạ n ..........................................331 10.2.2. Phân loại các quyết định dài h ạ n ................................................. 333 10.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP RA QUYẾT ĐỊNH DÀI H Ạ N ................ 336 10.3.1. Phương pháp hiện giá th u ầ n ......................................................... 336 10.3.2. Phương pháp kỳ hoàn v ố n ............................................................ 346 10.3.3. Phương pháp tỉ lệ sinh lời gián đơn............................................ 348 10.3.4. Phương pháp ti lệ sinh lời điều chỉnh theo thời g ian .............. 349
  9. LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế thị trường, từng bước hội nhập sâu rộng trên các phương diện với khu vực và thế giới đê tạo ra một nền kinh tế cộng đồng. Hòa cùng với sự thay đổi trong các chính sách quản lý kinh tế vi mô và vĩ mô, kế toán là công cụ sắc bén trong quản lý kinh tế cũng thay đổi theo. Sự thay đổi của kế toán đà làm cho người học, người dạy và các chuyên gia hành nghề thường xuyên cập nhật, bổ sung các kiến thức mới nhất. Trong hệ thống thông tin kế toán nói chung, kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành không thế thiếu được trong các doanh nghiệp kinh doanh, đơn vị sự nghiệp có thu. Ke toán quản trị với chức năng là công cụ hữu hiệu cung cấp thông tin cho các cấp quản lý để đưa ra các quyết định điều hành mọi hoạt động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Đe phục vụ kịp thời nhu cầu học tập, nghiên cứu của đông đảo các đối tượng là học viên, sinh viên, nghiên cứu sinh, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, nhà quản trị kinh doanh...; cho các bậc đào tạo: đại học, sau đại học, bồi dưỡng nâng cao... tập thế giáo viên Bộ môn Phân tích và Kế toán quán trị thuộc Khoa Ke toán và Kiếm toán - Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã biên soạn giáo trình “K ế toán quản tr ị”. Giáo trình này biên soạn dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu kế toán quản trị của những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, giáo trình kế toán quản trị của của các trường Đại học khối kinh tế đầu ngành ở Việt Nam, tài liệu hội thảo quốc tế...đồng thời kết hợp với thông tư hướng dẫn kế toán quản trị của Bộ Tài chính. Việc hoàn thành cuốn sách này là sự cố gang của tập thể các thầy, cô giáo trong Bộ môn với kinh nghiệm giảng dạy và thực tiễn nhiều năm công tác. Tham gia biên soạn sách gồm: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang, Trưởng Bộ môn, biên soạn chương 1, 7 và 8. 1
  10. 2. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc, biên soạn chương 9 và 10. 3. PGS.TS. Phạm Thị Gái, biên soạn chương 3. 4. TS.PhạmThị Thủy, giảng viên chính, biên soạn chương 6. 5. Th.s.N guyễn Thị M inh Phương, giảng viên, biên soạn chương 4. 6. Th.S.Nguyễn Mai Chi, giảng viên, biên soạn chương 5. 7. Th.s.Trương Anh Dũng, giảng viên chính, biên soạn chương 2. Mặc dù có nhiều cố gắng trong biên soạn, nhưng đây là một lĩnh vực khoa học mới mé cá về phương diện lý thuyết và thực tế ở Việt Nam. Do vậy cuốn sách không tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự đóng góp chân thành cua các bạn đọc gần, xa. Xin chân thành cảm ơn. TM tập thể tác giả Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang 2
  11. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ KÉ TOÁN QUẢN TRỊ Mục tiêu của chương này cung cấp cho người học những nội dung sau: Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị, từ đó thấy được sự tồn tại và phát triển của thông tin kế toán quản trị là tất yếu khách quan trong các doanh nghiệp của nền kinh tế thị trường. Đổi tượng và phương pháp nghiên cứu của kế toán quản trị trên phương diện lý thuyết và thực tiễn của nhà quản trị đối với doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu quản lý. So sánh kế toán tài chính và kế toán quản trị để thấy được điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 hệ thống thông tin này. Tố chức kế toán quản trị trong một đơn vị cụ thể để đáp ứng các nhu cầu thông tin phục vụ quản lý các cấp. 1.1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHÁT KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị Lịch sứ phát triến của kế toán gắn liền với quá trình phát triển của xã hội loài người, qua các hình thái kinh tế xã hội. Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường ngày nay, kế toán ngày càng hoàn thiện và phát triển trên mọi phương diện, nó thực sự trở thành công cụ không thể thiếu được trong quản trị, kiểm tra, kiểm soát và điều hành các hoạt động kinh tế tài chính của bất kỳ đơn vị nào. Sự phát triển của kế toán gắn liền với sự phát triển nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, các phương pháp kế toán cũng thay đổi và ngày càng hoàn thiện hon. Các nghiên cứu đã chỉ ra sự phát triển của kế toán chủ yếu là để phục vụ nhu cầu của con người và mục tiêu cuối cùng của kế toán là cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động ra các quyết định. Các hoạt động của kế toán nhàm hướng tới việc cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu quản lý. 3
  12. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì thông tin kế toán càng có vai trò quan trọng, nó vừa là công cụ hữu ích phục vụ cho quản trị. điêu hành, kiểm soát đáng tin cậy, vừa là một phân hệ quan trọng cấu thành nên hệ thống thông tin kinh tế tài chính của đơn vị. Chức năng của kế toán nói chung là cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức cho các đối tượng sừ dụng thông tin, với những mục tiêu sau: Cung cấp các báo cáo kế toán theo các quy định phục vụ cho các đôi tượng bên ngoài và bên trong đơn vị. Hoạch định các chính sách dài hạn và ngắn hạn của đơn vị phục vụ các đối tượng bên trong tổ chức. Kiếm soát kết quả các hoạt động cùa đơn vị phục vụ các đoi tượng bên trong tổ chức. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán rất đa dạng (các ngân hàng, cổ đông, nhà cung cấp đầu vào cho quá trình sàn xuất kinh doanh, nhà quàn trị các cấp trong doanh nghiệp,...) và nhu cầu thông tin mà kế toán phải cung cấp cũng rất khác nhau phụ thuộc vào mục đích của người sử dụng thông tin. Điều đó đã thúc đẩy kế toán phát triển và cho ra đời các loại kế toán khác nhau. Theo mục đích cung cấp thông tin, kế toán chia thành: kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kê toán tài chính chủ yếu thực hiện mục tiêu cung cấp các thông tin cho các đôi tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp là chủ yếu và các đối tượng bên trong ứng xử cho phù hợp. Kê toán quán trị đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tư ợns bên trong doanh nghiệp (nhà quàn trị các cấp) phục vụ cho các hoạt độns. để ra quyết định nhàm đạt được các mục tiêu tối ưu. Như vậy. kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành cùa hệ thổng thông tin kế toán nói chung trong các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thi trường, nguyên nhân sự phát triển của kế toán quàn trị là do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tập đoàn, quốc gia của tồng thể nền kinh tế. Xhuno 4
  13. trong bất kỳ một doanh nghiệp nào thì thông tin kế toán quản trị với chức năng cơ bán là công cụ hữu hiệu đế các cấp lãnh đạo đưa ra quyêt định điêu hành mọi hoạt động nhàm hướng tới các mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Việc nghiên cứu kế toán quan trị được xem xét từ nhiều quan điếm và góc độ khác nhau. Theo GS.Robert s . Kaplan, trường Đại học Harvard Business School (HBS), trường phái kế toán quản trị của Mỹ, “Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong các tổ chức mà nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức”. Như vậy theo quan điểm này, kế toán quản trị là công cụ gắn liền với hoạt động quản trị của các tố chức. Nó có vai trò quan trọng cho các tổ chức xây dựng các dự toán, hoạch định các chính sách và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức. Theo GS H.BOƯQUIN Đại học Paris- Dauphin, trường phái kế toán quản trị của Pháp, “Ke toán quản trị là một hệ thống thông tin định lượng cung cấp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định điều hành các tổ chức nhằm đạt hiệu quả cao” . Như vậy, theo quan điếm này, kế toán quản trị là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị, dựa vào thông tin đó các nhà quản trị đưa ra quyết định điều hành các hoạt động nhàm đạt hiệu quả kinh tế tối ưu. Theo hiệp hội Ke toán viên họp chủng quốc Hoa Kỳ “Ke toán quản trị là quy trình định dạng, đo lường, tổng họp, phân tích, truyền đạt các thông tin tài chính và phi tài chính cho các nhà quản trị để điều hành các hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn”. Theo quan điểm này, nhấn mạnh vai trò của kế toán quản trị là công cụ không thế thiếu được của các nhà quản trị khi đưa ra các quyết định kinh doanh nhàm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản. Theo Luật kế toán Việt Nam “Kế quản trị là việc thu thập, xử lý phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”. 5
  14. Theo quan điểm này, ngoài việc nhấn manh vai trò cùa kế toán quàn trị là thông tin hữu ích phục vụ các cấp quản lý khi đưa ra các quyêt định còn cho biết quy trình nhận diện thông tin kế toán quản trị trong các tô chức hoạt động. Các khái niệm trên tuy có sự khác nhau về hình thức, song đều có những điếm cơ bán giống nhau: - Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành trong hệ thống kế toán của các tổ chức hoạt động. - Kế toán quản trị là công cụ không thế thiếu được trong' các doanh nghiệp kinh doanh theo cơ chế thị trường vì nó là cơ sở khoa học đê đưa ra mọi quyết định kinh doanh. - Thông tin kế toán quản trị trong các tổ chức hoạt động giúp cho nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị doanh nghiệp: lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; kiểm tra, đánh giá và ra quyết định. Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm kế toán quản trị như sau: Ke toán quàn trị là một môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin định lượng kết hợp với định tính về các hoạt động cùa một đem vị cụ thế. Các thông tin đó giúp các nhà quan trị trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị nhằm tối ưu hóa các mục tiêu. 1.1.2. Bản chất kế toán quản trị trong doanh nghiệp Trước khi nghiên cứu bản chất cúa kế toán quản trị, ta sẽ nghiên cứu ban chất cua thông tin kế toán trong hệ thống các thông tin của một tổ chức hoạt động. Hệ thống thông tin là một tổng thể bao gồm nhiều bộ phận khác nhau có mối liên hệ tác động qua lại với nhau, được sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằm tạo thành một chỉnh thể thống nhất của tổ chức hoạt động, có khả năng thực hiện một số chức năng hoặc mục tiêu nhất định. Theo quan điểm này, doanh nghiệp là một hệ thống, nếu xem xét theo chức năng hoạt độns 6
  15. nó bao gồm: hệ thống quyết định ngắn hạn, hệ thống quyết định tác nghiệp và hệ thống thông tin. Trong đó, hệ thống thông tin thực hiện mối liên hệ giữa hệ thống quyết định dài hạn và hệ thống quyết định tác nghiệp, đảm bảo cho chúng vận hành một cách thuận tiện để đạt được các mục tiêu đã đê ra. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin của doanh nghiệp còn có chức năng thu thập và trao đổi thông tin nội bộ với môi trường bên ngoài. Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa hệ thống thông tin trong một tổ chức Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú, do vậy hệ thống thông tin của doanh nghiệp cũng được phân thành các hệ thông tin theo từng lĩnh vực, từng chức năng quản trị, nhằm cung cấp thông tin trợ giúp cho quá trình ra quyết định ở mỗi lĩnh vực, mỗi hoạt động. Hệ th ổ rg thông tin trong doanh nghiệp thường bao gồm các hệ thống thông tin con: - Hệ thống thông tin thị trường. - Hệ thống thông tin sản xuất. - Hệ thống tl ông tin tài chính. - Hệ thống thông tin nhân sự. - Hệ thống thông tin kế toán. Các hệ thống thông tin con có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và tác động qua lại với nhau. Các hệ thống con ở trên đều có mối quan hệ mật thiết với hệ thống thông tin kế toán. Các hệ thống thông tin đều phải huy động và sử d ing nhiều nguồn lực tài chính khác nhau trong quá trình 7
  16. hoạt động, trong khi đó tài sản là đối tượng nghiên cứu của kế toán. Do vậy, để cung cấp thông tin phục vụ hoạt động quản trị của doanh nghiệp, hệ thống thông tin kế toán cần phải dựa vào thông tin từ các hệ thống thông tin con khác cung cấp. Hệ thống thông tin kế toán có tầm quan trọng đặc biệt đối với các nhà quản trị trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh, các quyết định này có ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp. *Kế toán quàn trị là một bộ phận cấu thành hệ thống kế toán nói chung Thông tin kế toán là một bộ phận cấu thành cơ bản trong hệ thống các công cụ quản lý kinh tế vi mô, nó có vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế của các đơn vị, có ý nghĩa cho mọi đối tượng tùy theo các lợi ích khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vai trò của kế toán càng giữ một vị thế quan trọng ở bất cứ loại hình đơn vị nào. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh, kế toán là một nguồn thông tin quan trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sừ dụng vốn. Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, kế toán là công cụ theo dõi tình hình sử dụng và cấp phát nguồn kinh phí của ngân sách nhằm góp phần tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí. Như vậy, kế toán là một công cụ quan trọng để quản lý nền kinh tế nói chung và các đơn vị trong nền kinh tế nói riêng. Xét ở các đơn vị trong nền kinh tế, thông tin kế toán chia thành 2 bộ phận cơ bản: Thông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng bên ngoài sử dụng để đưa ra quyết định hữu ích cho từng đối tượng, ví dụ các nhà đầu tư, các cơ quan thuế... ta gọi đó là kế toán tài chính. Thông tin kế toán chỉ cung cấp cho các cấp quản trị trong nội bộ doanh nghiệp sử dụng để đưa ra quyết định điều hành các hoạt động kinh doanh ta còn gọi là kế toán quản trị. * Thông tin kế toán quàn trị với việc ra quyết định của nhà quàn trị Trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà quản trị luôn phải đưa ra các quyết định khác nhau. Ra quyết định là một chức năng cơ bản cùa nhà quản trị, đồng thời cũng là nhiệm vụ 8
  17. khó khăn và phức tạp nhất của họ. Tính phức tạp càng tăng thêm khi mà mồi tình huống phát sinh đều tồn tại không chỉ một hoặc hai mà nhiều phương án liên quan khác nhau đòi hỏi nhà quản trị phải lựa chọn phương án tốt nhất. Do đó thông tin kế toán quản trị thường phục vụ chủ yếu cho chức năng này. Để phục vụ cho việc ra quyết định, nhà quản trị cần thiết phải tập hợp và phân tích nhiều dạng thông tin khác nhau, trong đó có thông tin do kế toán quản trị cung cấp, đặc biệt là thông tin về chi phí có vai trò đặc biệt quan trọng, v ấ n đề đặt ra ở đây là các thông tin này phải được xử lý bàng các phương pháp như thế nào để phục vụ hiệu quả nhất cho việc ra quyết định của nhà quàn trị. Quyết định của nhà quản trị bao gồm hai loại: quyết định ngắn hạn và quyết định dài hạn. Quyết định ngắn hạn là những quyết định thường liên quan đến một kỳ kế toán hoặc trong phạm vi thời hạn dưới một năm. Hay nói cách khác các quyết định ngắn hạn được đưa ra nhằm thỏa mãn các mục tiêu ngắn hạn cúa tổ chức. Các quyết định ngán hạn phát sinh thường xuyên, liên tục trong quá trình điều hành doanh nghiệp, như các quyết định mua ngoài hay tự sản xuất một chi tiết sản phẩm hoặc chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng đặc biệt, quyết định giá bán,... Quyết định dài hạn là những quyết định liên quan đến quá trình đầu tư vốn để phục vụ cho mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp, đây là các quyết định liên quan đến vốn đầu tư dài hạn cho mục đích thu được lợi nhuận trong tương lai. Các quyết định dài hạn thường liên quan đến việc đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng sản xuất, thay đối quy trình công nghệ, quyết định lựa chọn mua hay thuê máy móc, thiết bị,... Vấn đề đặt ra là xác định các phương pháp thích họp trong việc xử lý thông tin kế toán quản trị để phục vụ hiệu quả cho việc ra các quyết định. Phân tích thông tin thích hợp được ứng dụng cho cả quyết định ngắn hạn và dài hạn. Đặc biệt với quyết định ngắn hạn, lý thuyết thông tin thích hợp được sử dụng kết hợp với cách tính lợi nhuận góp trong báo cáo kết quả kinh doanh được xem là một công cụ rất hữu hiệu. Ke toán quản trị cũng giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định không chỉ bàng cách cung cấp các thông tin thích họp, mà còn bằng cách vận dụng các kỳ thuật phân tích vào những tình huống khác nhau, để từ đó nhà quản trị lựa chọn, làm cơ sở ra quyết định thích hợp nhất. 9
  18. Trong các doanh nghiệp kinh doanh, mục tiêu cuối cùng đó là lợi nhuận thu được khi đã đầu tư vào hoạt động. Nhưng để đạt lợi nhuận cao nhất các nhà quản trị kinh doanh cần phải có các quyết định kinh doanh một cách sáng suốt và khoa học. Muốn quyết định kinh doanh có tính khả thi cao phải dựa vào hệ thống thông tin kế toán quản trị cung cấp. Như vậy kế toán quản trị có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động của các tài sản. nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kết quả của doanh nghiệp bằng các thước đo khác nhau, gắn với các quan hệ tài chính để cung cấp cho các cấp quản trị theo yêu cầu cụ thể. Từ những sự phân tích trên, ta có thể khái quát bản chất của kế toán quản trị như sau: - Ke toán quản trị là một bộ phận cấu thành của kế toán nói chung trong các tô chức kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh. - Thông tin kế toán quán trị chủ yếu cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định điều hành các hoạt động kinh doanh. Các cấp quán trị từ tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng, trưởng các phòng ban đến ban giám đốc và hội đồng quản trị doanh nghiệp. - Thông tin kế toán quản trị thường cụ thể và mang tính chất định lượng nhiều vì gắn với các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. - Thông tin kế toán quan trị được cụ thế hoá thành các chức năng cơ ban cua các nhà quan trị như: xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện; phân tích, đánh giá và ra quyết định. Chức năng cơ bản cùa nhà quản trị đó là chức năng ra quyết định điều phối các hoạt động kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận. Tóm lại, bản chất thông tin kế toán quản trị là hệ thống thông tin quản lý doanh ngliiệp. Thông tin kế toán quản trị có chức năng quan trọng nhằm tăng cường quản lý hoạt động sản xu ất kinh doanh, trong m ôi trường kình doanlt luôn luôn biến động và phứ c tạp. Thực chất đỏ là m ột hệ thống thông tin quản trị hữu ích, m ột hệ thống thông tin quan hệ lợi ích, trách nhiệm trong nội bộ doanh ngliỉệp. 10

Sách kế toán quản trị đại học kinh tế năm 2024