Sách Toán lớp 3 phép chia hết và phép chia có dư

Bài tập Ôn tập Phép chia hết và phép chia có dư Toán lớp 3 gồm 8 bài tập trắc nghiệm và 5 bài tập tự luận chọn lọc giúp học sinh lớp 3 ôn luyện Phép chia hết và phép chia có dư môn Toán 3.

Bài tập Phép chia hết và phép chia có dư lớp 3

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: 19 chia 2 được số dư là bao nhiêu?

A. 0                               

B. 1                                

C. 2                                

D. 3 

Câu 2: 38:3 có số dư là:

A. 2                               

B. 0                                 

C. 1                                

D. 3

Câu 3: Tính: 63:3+79

A. 100                           

B. 90                            

C. 80                             

D. 89  

Câu 4: Tìm x biết: x×2−42=50

A. 42                             

B. 46                             

C. 48                             

D. 40  

Câu 5: Một cửa hàng bán gạo còn 35kg gạo Bắc Hương, chia vào các túi nhỏ để bán, mỗi túi 4kg. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu túi để đựng hết số gạo đó?

A. 7                               

B. 10                              

C. 8                               

D. 9

Câu 6: Một lớp học có 24 học sinh, trong đó có 14 học sinh là học sinh giỏi. Hỏi lớp học có bao nhiêu học sinh không phải học sinh giỏi?

A. 12                                   

B. 15                              

C. 18                                        

D. 19

Câu 7: Tìm số bị chia trong phép chia sau:

  

Sách Toán lớp 3 phép chia hết và phép chia có dư

A. 23                            

B. 25                             

C. 26                             

D. 29 

Câu 8: Số bị chia của phép chia  

Sách Toán lớp 3 phép chia hết và phép chia có dư
   là:

A. 77                                       

B. 71                               

C. 65                              

D. 68 

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Trong các phép chia sau đây, phép chia nào có cùng số dư:

a) 51:3b) 73:5c) 83:4d) 72:4                                                                                

Câu 2: Đặt tính rồi tính:

Sách Toán lớp 3 phép chia hết và phép chia có dư

Sách Toán lớp 3 phép chia hết và phép chia có dư

Câu 3: Tìm biết:

 a) y:3=18(dư 2)                                         b) 49:y=3(dư 1)

Câu 4: May mỗi bộ quần áo hết 4m vải. Hỏi có 95m vải thì may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa mấy mét vải?

Câu 5: Một đoàn khách gồm 42 người muốn qua sông, nhưng mỗi thuyền chỉ chở được 6 người mỗi chuyến, kể cả người lái thuyền. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu thuyền để chở hết số khách đó.

Xem thêm bài tập trắc nghiệm và tự luận Toán lớp 3 chọn lọc, hay khác:

Bài tập So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn 

Bài tập So sánh số lớn gấp mấy lần số bé 

Bài tập Tìm một trong các phần bằng nhau của một số 

Bài tập Tìm số chia 

Bài tập Bảng chia 6 

25.11.2021

WElearn Wind

Phép chia hết và phép chia có dư là bài học cực kỳ quan trọng trong chương trình Toán lớp 3. Bài học hôm nay các em hãy cùng Trung tâm gia sư WElearn ôn lại kiến thức và thực hành các bài tập về phép chia hết và phép chia có dư nhé!

>>>> Xem thêm: Gia sư Lớp 3

Trước tiên chúng ta cùng ôn lại lý thuyết thật kỹ nhé.

Phép chia hết là phép chia có số dư bằng 0.

Ví dụ minh họa như sau:

An có 6 quả cam, An chia đều cho 2 bạn, mỗi bạn 3 quả.

Sách Toán lớp 3 phép chia hết và phép chia có dư

Ta có phép chia 6 : 2

Phép chia 6 : 2 là phép chia hết có thương là 3.

Ví dụ 1:

Hàng thứ nhất có 8 quả táo, hàng thứ 2 có 4 quả táo. Hỏi hàng thứ nhất phải giảm đi bao nhiêu lần thì bằng số quả táo ở hàng thứ hai?

Sách Toán lớp 3 phép chia hết và phép chia có dư

Ta thấy: 8 : 4 = 2

Nên số quả táo ở hàng thứ nhất giảm đi 2 lần thì bằng số quả táo ở hàng số hai.

Ví dụ 2:

Sách Toán lớp 3 phép chia hết và phép chia có dư

Phép chia có dư là phép chia có số dư: 0 < số dư < số chia.

Ví dụ minh họa: Mẹ có 7 cái bánh, chia cho 2 người con, mỗi người được 3 cái bánh và mẹ còn thừa một cái bánh.

Sách Toán lớp 3 phép chia hết và phép chia có dư

Ta nói: 7 : 2 là phép chia có dư, có thương là 3, dư 1.

Ví dụ 3:

May mỗi bộ quần áo hết 5 m vải. Hỏi có 92 m vải thì may được nhiều nhất là bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa lại mấy mét vải?

Phân tích. Muốn biết 92 m vải may được nhiều nhất mấy bộ quần áo và còn thừa lại mấy mét vải ta lấy 92 chia cho 5 được thương là số bộ quần áo, còn số dư là số mét vải thừa. Đây là phép chia có dư nên ta thực hiện đặt tính phép chia trước, kết luận sau.

Bài giải.

Ta có: 92 : 5= 18(dư 2).

Vậy ta có thể may được nhiều nhất 18 bộ quần áo và còn thừa 2 m vải

Đáp số: 18 bộ quần áo; thừa 2m vải.

Câu 1: Số dư của phép chia 73 : 4 là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 2: Số dư của phép chia 85 : 5 là:
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3

Câu 3: Trong phép chia có dư, số chia bằng 7 thì số dư lớn nhất có thể có là:
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8

Câu 4: Phép chia nào dưới đây có cùng số dư với phép chia 27 : 2?
A. 48 : 7 B. 55 : 3 C. 64 : 4 D. 73 : 5

Câu 5: Một số chia cho 8 được 6 dư 3. Số đó là:
A. 51 B. 50 C. 52 D. 53

Câu 6: Đặt rồi tính:

49 : 4; 82 : 3; 47 : 4; 26 : 2;
84 : 5; 97 : 6; 81 : 3; 60 : 5.

Câu 7: Một lớp học có 45 học sinh được cô giáo chia đều vào 3 hàng. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu học sinh?

Câu 8: Một thùng dầu 84 lít được chia đều vào 5 can dầu nhỏ. Hỏi mỗi can dầu chứa bao nhiêu lít dầu? Thùng dầu còn thừa bao nhiêu lít dầu?

Câu 9: Một lớp học có 33 học sinh. Phòng học của lớp đó chỉ có loại bàn 2 chỗ ngồi. Hỏi cần có ít nhất bao nhiêu bàn học như thế?

Câu 10: Đoàn khách du lịch có 50 người, muốn thuê xe loại 4 chỗ ngồi. Hỏi cần thuê ít nhất bao nhiêu xe để chở hết số khách đó?

Đáp án

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
AABBA

Câu 6: Học sinh tự đặt phép tính chia rồi tính

49 : 4 = 12 (dư 1); 82 : 3 = 27 (dư 1); 47 : 4 = 11 (dư 3); 26 : 2 = 13;
84 : 5 = 16 (dư 4); 97 : 6 = 16 (dư 1);81 : 3 = 27; 60 : 5 = 12.

Câu 7:

Mỗi hàng có số học sinh là:

45 : 3 = 15 (học sinh)

Đáp số: 15 học sinh

Câu 8:

Mỗi can dầu chứa số lít dầu là:

84 : 5 = 16 (lít) dư 4 lít

Đáp số: 16 lít dầu và thừa 4 lít dầu.

Câu 9:

Thực hiện phép chia ta có: 33 : 2 = 16 (dư 1). Số bàn có 2 học sinh ngồi là 16 bàn, còn 1 học sinh chưa có chỗ ngồi nên cần có thêm 1 bàn nữa.

Vậy cần số bàn ít nhất là:

16 + 1 = 17 (cái bàn)

Đáp số: 17 cái bàn.

Trong bài giải này ngoài phép tính chia có dư, còn có phép cộng kết quả phép chia đó với 1 (cần lưu ý học sinh: số 1 này không phải là số dư).

Câu 10:

Thực hiện phép chia ta có: 50 : 4 = 12 (dư 2). Có 12 xe mỗi xe chở 4 người khách, còn 2 người khách chưa có chỗ nên cần có thêm 1 xe nữa.

Vậy số xe cần ít nhất là:

12 + 1 = 13 (xe).

Đáp số: 13 xe ô tô.

Câu 1: Tìm y trong phép chia, có số bị chia là số lớn nhất có 2 chữ số, thương bằng 6 và số dư kém thương 3 đơn vị

Câu 2: Tìm y trong phép chia, có số chia là 12, thương là 14 và biết số dư là số lớn nhất có thể có trong phép chia

Câu 3: Cho một số biết số đó chia cho 8 thì được thương là 42 và dư 2. Nếu lấy số đó chia cho 7 thì được kết quả là bao nhiêu?

Câu 4: Nếu hôm nay là thứ 4 thì 97 ngày sau là thứ mấy?

Câu 5: Một xe khách cỡ vừa có thể chở 30 hành khách, một xe bus cỡ nhỏ có thể chở 8 hành khách, một xe khách cỡ lớn có thể chở được 52 hành khách. Hỏi cần bao nhiêu xe bus cỡ lớn để chở tất cả hành khách của 8 xe bus cỡ nhỏ đầy hành khách và 13 xe bus cỡ vừa đầy hành khách (đề thi Olympic Đông Nam Á).

Đáp án

Câu 1:

  • Bước 1: tìm số bị chia và số dư
  • Bước 2: tìm số chia
  • Biết số chia = (số bị chia – số dư): thương

Bài giải

Số bị chia là số lớn nhất có hai chữ số nên số bị chia là 99, thương là 6

Số dư kém thương 3 đơn vị nên số dư = 6 – 3 = 3

Số chia là (99 – 3) : 6 = 16

Câu 2:

  • Bước 1: Tìm số dư
  • Bước 2: Tìm số bị chia
  • Biết số bị chia = (số chia x thương) + số dư

Bài giải

Số dư là số lớn nhất có thể trong phép chia mà số dư phải nhỏ hơn số chia nên số dư = số chia – 1 = 12 – 1 = 11

Với thương là 14, số chia là 12, số dư là 11.

Vây số bị chia = (12 x 14) + 11 = 179

Câu 3:

  • Bước 1: Tìm số bị chia: Số bị chia = (Số chia x thương) + số dư
  • Bước 2: Tìm kết quả: Thực hiện phép chia cho số mới theo đề bài.

Bài giải

Theo đề bài cho ta có thương là 42, số chia là 8, số dư là 2

Vậy số bị chia = (8 x 42) + 2 = 338

Nếu lấy 338 chia cho 7 ta được kết quả là 338 : 7 = 46 và dư 2

Câu 4:

Đối với dạng bài này ta lấy số ngày bài cho rồi chia cho 7 (7 là số ngày của 1 tuần). Nếu kết quả của phép chia là số dư thì ta nhẩm thêm vào thứ mà bài hỏi.

Bài giải

Số ngày bài cho là 97, nên 97 : 7 = 13 (tuần) và dư 6 ngày

Biết hôm nay là thứ 4 chúng ta đếm thêm 6 lần bắt đầu từ thứ 5 thì được sau 97 ngày là thứ mấy. kết quả là thứ 3

Câu 5:

  • Bước 1: tính được số khách trên 8 xe bus cỡ vừa và 13 xe bus cỡ nhỏ.
  • Bước 2: tính tổng số hành khách trên 2 xe bus cỡ nhỏ và vừa.
  • Bước 3: Lấy tổng số hành khách đó chia cho số khách tối đa mà xe khách cỡ lớn có thể chở.

Bài giải

Số khách nhiều nhất mà xe bus cỡ vừa có thể chờ là: 13 x 30 = 390 (hành khách)

Số khách nhiều nhất mà xe bus cỡ nhỏ có thể chở là: 8 x 8 = 64(hành khách)

Tổng số hành khách của hai xe bus cỡ vừa và nhỏ là: 390+ 64= 454 (hành khách)

Mà xe bus cỡ lớn chở được nhiều nhất là 52 hành khách nên số xe bus cần để chở hết 454 hành khách trên là: 454 : 52 = 8 xe và dư 38 hành khách

Vậy để chở hết 454 hành khách cần 8 xe 52 chỗ chở đầy hành khách và cần thêm 1 xe để chở 38 hành khách còn lại.

Trên đây là tổng hợp kiến thức về phép chia hết và phép chia có dư, WElearn cũng bổ sung một số bài tập để các em tự luyện. Chúc các em học tốt!

Xem thêm các bài viết: