Sáng kiến chuyển đổi số ngân hàng

Một số ngành, lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trước, trong đó, chú trọng tới việc triển khai các sáng kiến nhằm liên kết giữa các ngành, lĩnh vực để cung cấp một trải nghiệm mới, hoàn toàn khác, mang lại giá trị cho người dân, doanh nghiệp và xã hội.

Phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ người dân được khám, chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo; 100% các cơ sở y tế có bộ phận khám, chữa bệnh từ xa; thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế.

Xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số; ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh góp phần cải cách hành chính, giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí, hình thành các bệnh viện thông minh; xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh dựa trên công nghệ số, tích hợp thông tin, dữ liệu, hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế.

Thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi người dân có một bác sĩ riêng” với mục tiêu mỗi người dân có một hồ sơ số về sức khỏe cá nhân, trên cơ sở đó được bác sĩ tư vấn, chăm sóc cho từng người dân như là bác sĩ riêng, hình thành hệ thống chăm sóc y tế số hoàn chỉnh từ khâu chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng đến điều trị.

Tạo hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho khám chữa bệnh từ xa và đơn thuốc điện tử cho người dân, nhằm bảo đảm người dân có thể tiếp xúc bác sỹ nhanh, hiệu quả, giảm chi phí và thời gian vận chuyển bệnh nhân.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục như thế nào?

Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa.

100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Triển khai áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật, kinh doanh, doanh nghiệp, đào tạo tiếng Anh và kỹ năng sử dụng công nghệ số, bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại các cấp học. Điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo ở bậc đại học, sau đại học và dạy nghề các công nghệ số cơ bản như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây và Internet vạn vật.

Cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở cho tất cả người dân nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục nhờ công nghệ số, đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng số. Phổ cập việc thi trực tuyến; công nhận giá trị của các chứng chỉ học trực tuyến; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập; phát triển các doanh nghiệp công nghệ phục vụ giáo dục hướng tới đào tạo cá thể hóa.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng như thế nào?

Xây dựng tài chính điện tử và thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền vững. Triển khai ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán.

Chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ ngân hàng số theo hướng phát triển đa dạng các kênh phân phối, đổi mới sáng tạo, tự động hóa quy trình, thúc đẩy hợp tác với các công ty công nghệ tài chính (fintech) và trung gian thanh toán trong việc xây dựng hệ sinh thái dịch vụ tài chính ngân hàng để thúc đẩy phổ cập tài chính quốc gia, đưa dịch vụ tài chính - ngân hàng đến gần hơn những đối tượng vùng sâu, vùng xa chưa có khả năng tiếp cận hoặc chưa được ngân hàng phục vụ dựa vào sự đổi mới sáng tạo của công nghệ như thanh toán di động, cho vay ngang hàng.

Hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn vay nhờ các giải pháp chấm điểm tín dụng với kho dữ liệu khách hàng và mô hình chấm điểm đáng tin cậy.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp như thế nào?

Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.

Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu. Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp. Thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số.

Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số” với mục tiêu mỗi người nông dân được định hướng, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo (giá, thời vụ,…) nông sản, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp.

Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý để có các chính sách, điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải và kho vận như thế nào?

Phát triển hệ thống giao thông thông minh, tập trung vào các hệ thống giao thông đô thị, các đường cao tốc, quốc lộ. Chuyển đổi các hạ tầng logistics (như cảng biển, cảng thủy nội địa, hàng không, đường sắt, kho vận…).

Phát triển các nền tảng kết nối giữa các chủ hàng, các nhà giao vận và khách hàng để phát triển thành một hệ thống một cửa để cho phép chủ hàng có thể tìm ra phương tiện tối ưu trong việc vận chuyển hàng hóa và tìm các kho bãi chính xác cũng như hỗ trợ việc đóng gói và hỗ trợ đăng ký, hoàn thiện các quá trình xử lý các văn bản hành chính liên quan.

Chuyển đổi việc quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện kinh doanh vận tải, quản lý người điều khiển phương tiện, cho phép quản lý kết cấu hạ tầng giao thông số, đăng ký và quản lý phương tiện qua hồ sơ số, cấp và quản lý giấy phép số người điều khiển phương tiện.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng như thế nào?

Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng, trong đó ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả. Kết nối các đồng hồ đo điện số để cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố về mạng lưới nhanh hơn, hỗ trợ người dùng cách tiết kiệm năng lượng và phát hiện ra các tổn thất, mất mát điện năng.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường như thế nào?

Xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn toàn diện nhằm quản lý hiệu quả lĩnh vực tài nguyên và môi trường, cụ thể như: Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; các cơ sở dữ liệu về nền địa lý quốc gia; quan trắc tài nguyên và môi trường; đa dạng sinh học; nguồn thải; viễn thám; biển và hải đảo; biến đổi khí hậu; khí tượng - thủy văn; địa chất - khoáng sản; xây dựng bản đồ số quốc gia mở làm nền tảng phát triển các dịch vụ số phát triển kinh tế - xã hội; triển khai các giải pháp thông minh trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố môi trường, cảnh báo sớm thiên tai.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp như thế nào?

Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp theo hướng chú trọng phát triển các trụ cột: xây dựng chiến lược và cơ cấu tổ chức thông minh, xây dựng nhà máy thông minh, vận hành thông minh, tạo ra các sản phẩm thông minh, xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động.

Sự thay đổi nhanh chóng của thị trường trong những năm trở lại đây hình thành nên nhiều xu hướng tiêu dùng mới, và điều này buộc các ngân hàng tại Việt Nam phải quyết liệt hơn nữa, đặc biệt trong phương diện chuyển đổi số để gia tăng hiệu quả kinh doanh và cơ hội cạnh tranh trong ngành. Đối với một ngành có tính kế thừa cao như ngành ngân hàng thì những thay đổi cơ bản trong mô hình kinh doanh là vô cùng cần thiết để chuyển đổi số toàn diện và hiệu quả.

Dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn của một số ngân hàng số tạo ra nhiều bứt phá thời gian qua, có thể chỉ ra năm bước giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh hơn và hiệu quả hơn dưới đây.

Tạo ra một nền văn hóa đổi mới

Thực tiễn đã chứng minh, song song với việc đầu tư cho công nghệ số, nhiều ngân hàng đã chú trọng xây dựng văn hóa đổi mới lấy khách hàng làm trung tâm ngay từ giai đoạn đầu của chiến lược chuyển đổi số. Trong đó phải kể đến những ngân hàng có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong văn hóa doanh nghiệp như MBBank, Techcombank, ACB, …

Văn hóa đổi mới đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sự phát triển cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong chuyển đổi số. Theo đó, nhân viên được khuyến khích vượt ra khỏi lối tư duy và cách làm cũ; chủ động tìm tòi, sáng tạo và thử nghiệm những giải pháp kinh doanh mới.

Sáng kiến chuyển đổi số ngân hàng

Văn hóa đổi mới được xây dựng dựa trên sự trao quyền và tính tự nguyện của mỗi nhân viên (Ảnh được thực hiện trước thời điểm Covid-19)

Xu hướng phát triển của thị trường cùng với tác động từ dịch Covid-19 đòi hỏi ngành ngân hàng phải nhanh chóng nắm bắt những kỳ vọng của khách hàng trong hành trình trải nghiệm dịch vụ.

Nắm bắt xu hướng này, có thể thấy, các ngân hàng hiện nay không chỉ tập trung cải thiện một kênh số duy nhất mà còn ra sức đổi mới dựa trên nhu cầu đồng bộ đa kênh của khách hàng, nhằm xây dựng hành trình khách hàng thống nhất và thông minh hơn trong toàn bộ quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng.

Sáng kiến chuyển đổi số ngân hàng

Một số ngân hàng hiện nay đã thực hiện thành công đồng bộ giao dịch O2O (Online to Offline và ngược lại) thông qua kết nối ứng dụng số và hệ thống ngân hàng giao dịch tự động

Nâng cao đào tạo kỹ năng và kỹ thuật số

Để phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu mới trong chiến lược chuyển đối số của mình, nhiều ngân hàng đã đầu tư cho Trung tâm học tập và sáng tạo - một không gian đào tạo quy mô, đẩy mạnh đào tạo thế hệ nhân viên ngân hàng các năng lực đáp ứng với tốc độ chuyển đổi mau chóng của ngân hàng.

Sáng kiến chuyển đổi số ngân hàng

Trung tâm Học tập và Sáng tạo của MBBank đầu tư về cơ sở vật chất và các nội dung học tập ứng dụng phương thức Learning and Development tiên tiến trên thế giới

Việc đồng bộ dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau giúp ngân hàng có cái nhìn tổng thể về khách hàng trong mọi quy trình làm việc tại doanh nghiệp.

Việc khai thác dữ liệu trong toàn bộ quy trình làm việc thúc đẩy các ngân hàng thấu hiểu nhu cầu thực tế của khách hàng một cách rõ ràng và chính xác hơn, từ đó đưa ra các mô hình kinh doanh – tiếp thị hiệu quả, phù hợp với từng nhóm phân khúc khách hàng khác nhau, điển hình như chương trình giới thiệu bạn bè tải App MBBank nhận ưu đãi, hay chương trình hỗ trợ khách hàng tiểu thương, kinh doanh nhỏ mở mã thanh toán VietQR trong bối cảnh kinh doanh “bình thường mới" mà MBBank đang áp dụng.

Sáng kiến chuyển đổi số ngân hàng

Nhiều mô hình kinh doanh linh hoạt, hiệu quả được MBBank xây dựng từ việc khai thác khối lượng dữ liệu khách hàng khổng lồ và tối ưu quy trình làm việc thông minh lấy khách hàng làm trọng tâm

Hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp bên thứ ba

Cùng với định hướng phát triển trở thành một công ty công nghệ, một vài ngân hàng đã nắm bắt cơ hội đẩy nhanh tốc độ tiếp cận thị trường thông qua việc hợp tác chặt chẽ với các đối tác công nghệ quy mô lớn và các công ty tài chính công nghệ (fintech) đảm bảo tiêu chí đáp ứng được đặc thù ngành ngân hàng, vừa có kinh nghiệm triển khai thực tiễn tại thị trường Việt Nam.

Cũng theo ông Vũ Thành Trung, Thành viên Ban điều hành, Giám đốc khối Ngân hàng số MBBank: “Những quan niệm cho rằng fintech là đối thủ cạnh tranh của ngành ngân hàng giờ đây đã lỗi thời. Mỗi bên đều có những lợi thế riêng và hoàn toàn có thể cộng hưởng những điều đó để đem đến cho khách hàng một hành trình trải nghiệm thuận tiện nhất”. Tận dụng sức mạnh công nghệ từ phía đối tác kết hợp với đội ngũ nhân sự công nghệ thông tin hơn 1.000 người, MBBank định hướng trở thành một doanh nghiệp số, xây dựng hệ sinh thái tiện ích số toàn diện với những trải nghiệm cá nhân hóa cho người dùng.

Thực tiễn cho thấy, việc thực hiện thành công năm bước trên chính là “bàn đạp” để các ngân hàng tăng tốc trong lộ trình chuyển đổi số, chiếm lĩnh vị thế tiên phong trong cuộc đua cạnh tranh ngày càng khốc liệt của ngành ngân hàng.