Sáng kiến kinh nghiệm giúp trẻ 4 5 tuổi bảo vệ môi trường

skkn một số biện pháp giáo dục trẻ 4 5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [517.12 KB, 19 trang ]

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.Mục đích của sáng kiến.

Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai!
Trẻ em không chỉ là niêm vui, niềm hạnh phúc của gia đình mà còn là tương
lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là một sự nghiệp cách mạng vô
cùng quan trọng, là trách nhiệm vẻ vang của toàn Đảng, toàn dân ta, và toàn xã
hội bởi nó là tiền đề nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ
em sau này.
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Trong sự nghiệp giáo dục Mầm non, việc cho trẻ làm quen với môi trường xung
quanh có ý nghĩa rất quan trọng, nó cung cấp cho trẻ vốn tri thức đầu tiên về xã
hội, con người thiên nhiên và là nguồn gốc để hình thành ở trẻ tâm hồn và tình
cảm của con người. Nó dẫn dắt trẻ vào một cuộc sống, một cộng đồng, một nền
văn hoá cụ thể, một thế giới khác. Đặc biệt nó tạo điều kiện cho trẻ gần gũi với
môi trường xung quanh trẻ.
Hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây
nên sự mất cân bằng sinh thái, sự can thiệp các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hơn 22 vạn người chết vì các loài
bệnh tật do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra thức của
con người. Một trong những nguyên nhân cơ bản hiểu biết về môi trường và giáo
dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn
cầu.
2. Tính mới của sáng kiến
Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng
trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học
đầu tiên: Giáo dục Mầm non. Trên thực tế, trẻ em có khoẻ mạnh hay không là do
tác động của môi trường. Môi trường có tốt, có trong lành thì sức khoẻ của trẻ
mới được đảm bảo. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ phải có ý thức bảo vệ môi
1




trường xã hội và môi trường cho bản thân. Muốn trẻ có được ý thức đó thì chúng
ta phải cung cấp cho trẻ những hiểu biết về môi trường. Trong quá trình giảng dạy
người giáo viên phải thường xuyên tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với
từng bài dạy, từng chủ đề có được một hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường đạt
kết quả cao và phát huy được tính tích cực của trẻ.
3. Ưu điểm nổi bật của sáng kiến:
Nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào giữ gìn, bảo tồn, sử dụng
môi trường đảm bảo bền vững cho cả hiện tại và tương lai
4. Đóng góp của sáng kiến
- Cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con
người
- Trẻ có những kiến thức cơ bản về cơ thể, cách chăm sóc giữ gìn sức khoẻ
cho bản thân, trẻ có những kiến thức ban đầu về mối quan hệ giữa thiên nhiên với
con người,
- Biết chăm sóc bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật quanh nơi mình ở.
- Là nguồn gốc để hình thành ở trẻ một tâm hồn trong sáng, một nền văn hoá
xã hội trong sáng văn minh và hiện đại.
- Tạo điều kiện củng cố, mở rộng thêm những hiểu biết của trẻ về môi
trường sống xung quanh ta.
Thông qua đề đề này nhằm giúp cho trẻ có những kiến thức sơ đẳng ban đầu
về tầm quan trọng của môi trường từ đó hình thành cho trẻ có thói quen giữ gìn và
bảo vệ môi trường để sau này các cháu lớn nên góp sức nhỏ bé của mình vào bảo
vệ môI trường thân yêu của chúng ta.
Những vấn đề nghiên cứu trong đề tài này sẽ giúp ích rất nhiều cho tôi trong
công tác giảng dạy của người giáo viên mầm non. Là giáo viên trực tiếp tham gia
giảng dạy lớp 4 - 5 tuổi trong năm học 2014 - 2015 tôi xin mạnh dạn đóng góp
một số kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng trong giáo dục
trẻ bảo vệ môi trường nên tôi đã mạnh dạn đi sâu vào đề tài “Một số biện pháp

giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non”.
2


PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở khoa học của sáng kiến
1. Cơ sở lý luận
Trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay. Môn Môi trường xung
quanh cho trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo nói chung và ở lớp Mẫu giáo 4 tuổi nói riêng
đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó cung cấp những hiểu biết ban đầu về môi
trường sống của con người, thế giới xung quanh.
Môi trường có vai trò hết sức quan trọng đối với con người. Môi trường là
nơi chứa đựng tài nguyên cần thiết cho đời sống sản xuất của con người. Là nơi
chứa đựng các phế thải do con người tác động.
Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm
non là rất cần thiết. Thông qua việc giáo dục bảo vệ môi trường là cung cấp cho
trẻ những hiểu biết ban đầu môi trường sống của bản thân nói riêng và của con
người nói chung.
2. Cơ sở thực tiễn
Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường Mầm non. Là một giáo viên để có
những kiến thức sâu rộng ngành học mầm non, đặc biệt là về đề tài “Giáo dục
trẻ 4 - 5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non” nhằm tìm ra những biện
pháp tốt nhất để truyền tải cho trẻ biết cách bảo vệ môi trường. Qua đó góp phần
nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm cho bản thân, từ đó góp phần tích cực vào
việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Chính vì vậy yêu cầu người giáo viên mầm non cần đi sâu nghiên cứu tìm
tòi, hiểu về đề tài này để đi sâu nghiên cứu, phục vụ tốt nhất cho công tác chăm
sóc giáo dục trẻ đúng theo hướng giáo dục mầm non trong nước
Qua điều tra, khảo sát, hầu hết giáo viên mầm non đều cho rằng giáo dục bảo

vệ môi trường cho trẻ là một nội dung quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến việc
hình thành và phát triển nhân cách trẻ em.

3


Chương 2: Thực trạng vấn đề mà sáng kiến đề cập đến
1. Mặt thuận lợi:
+ Người dân trong vùng đều có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường và xây
dựng đội bảo vệ môi trường như đội thanh niên tự quản, đội phụ nữ tự quản…
hàng tuần thay phiên nhau thu gom rác thải và trồng bổ xung cây xanh tại những
nơi công cộng .

+ Đội ngũ giáo viên nhà trường nhiệt tình, năng nổ, có trình độ

chuyên môn cao.
+ Hầu hết các cháu trong trường được các bậc cha mẹ rất quan tâm đến việc
chăm sóc, dạy dỗ của con em mình ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường.
+ ở trường các cháu được học tập theo đúng độ tuổi nên rất thuận lợi cho quá
trình chăm sóc - giáo dục trẻ.
2. Mặt khó khăn, hạn chế:
+ Cơ sở vật chất:Các cụm, lớp còn nằm rải rác trong thôn. Phòng học còn
chật hẹp. Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc giảng dạy chưa nhiều, chưa phong
phú, đa dạng. Chất lượng đồ chơi chưa cao, một số đồ chơi tự tạo chưa bền, mức
độ thẩm mỹ thấp.
+ Nhận thức của trẻ: Nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường quá rộng, trẻ
chưa có điều kiện thể hiện các thái độ, hành vi của mình nên nhận thức của trẻ bị
hạn chế. Bản thân giáo việ chưa khai thác, đi sâu vào nội dung giáo dục trẻ bảo vệ
môi trường.

Chương 3: Những giải pháp, biện pháp mang tính khả thi
Giải pháp 1: Xây dựng nếp sống lành mạnh cho trẻ
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ vệ sinh chung như: không vứt rác bừa bãi, không
nhổ bậy, không bẻ cành, hái hoa, đi tiểu tiện đúng nơi quy định
- Tiết kiệm trong tiêu dùng: Tiết kiệm điện, nước, tích cực tham gia cùng cô
làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu từ thiên nhiên

4


- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường theo gương Bác Hồ như Bác đã
từng nói “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”
Giải pháp 2: Thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đầy đủ
nghiêm túc.
- Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động chăm sóc
giáo dục trẻ hàng ngày.
- Tận dụng các cơ hội để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
- Giáo viên phải là tấm gương cho trẻ noi theo trong việc thực hành bảo vệ môi
trường
Giải pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức
- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho tất cả các lứa
tuổi, trong các hoạt động hàng ngày và ở mọi thời điểm, thực hiện giáo dục bảo
vệ môi trường bằng phương pháp hiện đại, đặt trọng tâm ở trẻ và cách tiếp cận
học bằng việc làm cụ thể: Lúc nào cũng chú ý tạo ra thái độ đúng và tinh thần
trách nhiệm
5


cao đối với việc bảo vệ môi trường.
- Mỗi cá nhân phải nhận thức môi trường là vấn đề của mỗi người cho cuộc

sống hạnh phúc giống như bữa ăn hằng ngày chứ môi trường không phải là cái gì
đó có tính “kỹ thuật”, “khoa học thuần tuý” của những người khác.
- Nhận thức được những quan điểm “xanh đậm” nghĩa là xem thiên nhiên
làm tâm hay con người và thiên nhiên đều phụ thuộc lẫn nhau và là những bộ
phận của một thể thống nhất.
Giải pháp 4. Luyện kỹ năng thực hành:
- Môi trường là tài sản chung, cùng nhau chia sẻ một cách bình đẳng các lợi
ích và trách nhiệm. Do đó cần xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa con người
với con người, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, giữa thế hệ này với thế
hệ khác, theo phương châm suy nghĩ có tính toàn cầu, hành động có tính địa
phương.
- Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ màm non cần được tiến hành qua các
hoạt động giáo dục.
* Hoạt động vui chơi
- Hoạt động vui chơi được coi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường có thể được thực hiện qua các trò chơi sau của
trẻ:
+ Trò chơi đóng vai theo chủ đề: Trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của
người làm công tác bảo vệ môi trường.
+ Trò chơi học tập: Phân nhóm, phân loại, tìm hiểu về các hiện tượng trong
môi trường [các hành vi tốt hay xấu đối với môi trường sạch và môi trường bẩn,
động vật và điều kiện sống].
+ Trò chơi ngôn ngữ: Đặt và giải các câu đố về môi trường [các loài động vật
khác nhau, các loại cây]
+ Trò chơi ngôn ngữ: Đặt và giải các câu đố về môi trường [Các loài động
vật khác nhau, các loại cây]
+ Trò chơi vận động: Về giữ gìn, bảo vệ môi trường, hành vi của các con vật
6



[tiếng kêu, vận động]
* Hoạt động học tập
+ Qua các môn học:
- Tạo hình
Tổ chức cho trẻ vẽ, nặn, cắt dán các sản phẩm tạo hình ca hát và vận động
thể hiện các ấn tượng về môi trường.

- Văn học
Tổ chức cho trẻ đàm thoại, thảo luận, trao đổi, trò chuyện các kinh nghiệm
về môi trường như các nhu cầu sống của con người, cây cối, con vật, các nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe của con người, sự sống của động
vật và cây cối
Tổ chức cho trẻ kể chuyện, nghe cô kể chuyện, đọc thơ, hát các bài hát về
môi trường và bảo vệ môi trường.
- Âm nhạc

7


Dạy trẻ hát máu về những bài hát có nội dung về môi trường như: Em yêu
cây xanh
- Toán: Thông qua chủ điểm thế giới thực vật dạy trẻ xếp tương ứng 1:1 bằng
cách cho trẻ trồng các cây xanh do cô tự làm
- Môi trường xung quanh.
Cho trẻ nhận biết về thế giới môi trường xung quanh trẻ như: Quan sát cây
cối, sự biến đổi của khí hậu, các loài động thực vật quý hiếm sắp có nguy cơ bị
tuyệt chủng do ô nhiễm môi trường.
* Hoạt động lao động
- Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động thực tiễn như vệ sinh, bảo vệ
môi trường học, chăm sóc cây, con vật trong góc thiên nhiên cũng như các hành

động tiết kiệm trong tiêu dùng, sinh hoạt.
- Tổ chức hoạt động lao động vừa sức cho trẻ nhằm hình thành ở trẻ lòng tự
hào và thái độ tốt khi đóng góp công sức của mình vào việc làm cho môi trường
xanh, sạch, đẹp [trồng cây và chăm sóc cây cảnh ở trong lớp, chăm sóc các con
vật nuôi ở trong trường, tham gia vệ sinh lớp, vệ sinh trường, đồ dùng, đồ chơi,
thu gom rác ở sân trường.]

8


- Tổ chức cho trẻ làm đồ chơi từ các vật liệu thiên nhiên và các vật liệu đã
qua sử dụng, từ đó giáo dục cho trẻ ý thức tiết kiệm và ý thức lao động
* Hoạt động chăm sóc
Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong giờ ăn như: Biết nhặt cơm rơi, cơm vãi vào
đĩa, biết lau tay và rửa tay khi tay bẩn. Biết cùng cô lau chùi bàn ăn và xếp gọn
bàn ghế cùng các bạn.
* Hoạt động lễ hội
* Hoạt động quan sát:
Giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát môi trường bằng các giác quan khác nhau,
giúp trẻ tiếp nhận các thông tin về thiên nhiên, môi trường và các hoạt động của
con người trong môi trường , có thể tổ chức các hoạt động quan sát sau:
- Tổ chức cho trẻ quan sát các hiện tượng tự nhiên và các hiện tượng xã hội
gần gũi đối với trẻ như: quan sát môi trường lới học, khu vực trường mầm non,
quan sát nguồn nước, bụi khói trong không khí
- Quan sát các hiện tượng thiên nhiên, động thực vật và điều kiện sống của
các con vật nuôi, cây trồng.
- Quan sát các hiện tượng lao động bảo vệ môi trường của người lớn như
trồng cây và chăm sóc cây, chăm sóc vật nuôi, vệ sinh làm sạch môi trường xung
quanh.


9


* Thí nghiệm và thực hiện nhỏ:
- Tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm, thực nghiệm đơn giản như thí nghiệm
về cây trồng cần nước và ánh sáng, thí nghiệm lọc nước và ô nhiễm nước bằng
rác, không khí bị ô nhiễm do bụi, khói
* Thông qua các chủ đề:
+ Bản thân
+ Trường mầm non
+ Gia đình
+ Nghề nghiệp
+ Tết và mùa xuân
+ Các hiện tượng tự nhiên
+ Thế giới động vật và thực vật
+ Phương tiện và luật giao thông
+ Quê hương - đất nước -Bác hồ
* Vào các thời điểm trong một ngày ở trường mầm non:
+ Đón trẻ - chơi tự chọn
+ Trò chuyện sáng
+ Dạo chơi
+ Vệ sinh
+ Hoạt động góc
+ Giờ ăn
+ Hoạt động chiều
+ Lao động, chăm sóc vườn rau
+ Nêu gương, trả trẻ.
Giải pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất:
* Để phục vụ cho việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường Mầm non
đạt được hiệu quả nhà trường cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:

- Xây dựng môi trường thiên nhiên phong phú:

10


+ Trông nhiều loại cây khác nhau: Cây ăn quả, cây bóng mát, cây rau, hoa,
cỏ…

+ Có khu nuôi một số con vật để trẻ quan sát, chăm sóc con vật.
- Tiết kiệm trong tiêu dùng:
+ Làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có, rẻ tiền [lớp xe cũ, dây
thừng, tấm ván, gạch].
+ Có thùng, hộp để bảo quản đồ dùng, đồ chơi sau khi sử dụng.
+ Có bể chứa nước, có van khoá vòi.
+ Có nội quy sử dụng tiết kiệm điện nước.
- Vệ sinh trường lớp ngăn lắp:
+ Đặt thùng rác ở nhiều nơi để trẻ và phụ huynh vứt rác thuận tiện. Thùng
rác phải có nắp đậy, rác được đổ vào thùng đựng phải được rửa sạch hàng ngày.
+ Cống phải có nắp đậy, thường xuyên khơi thông cống rãnh.
+ Mở cửa thông thoáng lớp học.
+ Vệ sinh lớp học, trường theo định kỳ.
11


- Xây dựng nếp sống lành mạnh cho trẻ:
+ Có nước sạch, có đầy đủ phòng học cho trẻ vui chơi học tập.
+ Có nhà vệ sinh cho trẻ trai, trẻ gái.
- Thu hút trẻ tham gia bảo vệ môi trường của trường, lớp học.
+ Tổ chức cho trẻ tham gia lao động thu gom rác ở sân trường, tưới cây.
+ Trẻ tham gia phân loại rác.

* Trong nhóm, lớp cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Có góc thiên nhiên để trẻ gieo trồng cây làm thử nghiệm và chăm sóc cây.
- Có đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho việc chăm sóc trẻ [chậu, khăn mặt, giá
phơi khăn, ca, cốc, lược, bình đựng nước uống].
- Đồ đùng đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, được
sắp xếp gọn gàng, dễ lấy.
- Có thùng đựng rác, có các dụng cụ để trẻ tham gia các buổi lao động: Chơi,
bình tưới cây, khăn lau, xô, chậu…
- Có lịch vệ sinh phòng nhóm hàng ngày, hàng tuần.
Giải pháp 6: Kiểm tra, đánh giá:
- Thông qua các hình thức quan sát các hành động của trẻ hoạt động thực tiễn
[hoạt động lao động vừa sức với trẻ], xem tranh ảnh, băng hình có nội dung về
môi trường và các hành động của con người ảnh hưởng giữa giả định khác nhau,
có thể xảy ra trong thực tiễn hoặc tận dụng các tình huống thực đang xảy ra, yêu
cầu trẻ giải quyết… để kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc giáo dục trẻ bảo vệ
môi trường ở trường mầm non.
Giải pháp 7: Phê phán, rút kinh nghiệm:
- Giáo viên thường xuyên có những ghi chép, đánh giá việc lĩnh hội kiến
thức về bảo vệ môi trường của trẻ, qua đó thấy được những điều còn tồn tại,
những việc chưa làm được để đúc rút cho bản thân những bài học kinh nghiệm
qúy báu sao cho việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non đạt được
những hiệu qủa tốt nhất, thiết thực nhất.
Giải pháp 8: Biểu dương, tuyên truyền:
12


Giáo viên yêu cầu lợi dụng các tình huống có thật trong thực tế để tuyên
truyền, giáo dục trẻ như:
+ Giờ dạo chơi: Bạn A biết nhặt vỏ hộp sữa ở sân trường bỏ vào thùng rác.
+ Trong giờ tạo hình: Bạn biết nhặt giấy vụn rơi xuống lớp vứt vào thùng

rác.
+ Giờ hoạt động góc: Bạn C tự lấy giẻ lau các đồ dùng, đồ chơi có bụi bẩn.
+ Trong khi ăn: Nhiều bạn ăn hết suất, không để cơm rơi vãi, không nói
chuyện riêng trong giờ ăn
Một trong những đặc điểm của trẻ mẫu giáo là rất thích được cô khen ngợi,
nêu việc lấy hành động của mình, của bạn để làm gương cho bạn khác sẽ làm cho
trẻ phấn khích hơn, nhớ lâu hơn.
Giải pháp 9: Tham quan dã ngoại:
- Tổ chức cho trẻ đi tham quan các danh lam thắng cảnh nơi trẻ sống, các cơ
sở sản xuất, nguồn nước, trang trại, vườn cây… nhằm làm phong phú thêm kinh
nghiệm của trẻ về môi trường và hình thành ở trẻ thái độ đối với môi trường
Giải pháp 10: Xử lý tình huống:
Đây là một dạng của hoạt động thực hành: Bao gồm:
- Xử lý các tình huống thực: Giáo viên tận dụng các tình huống xảy ra trong
thực tiễn cuộc sống của trẻ để giáo dục bảo vệ môi trường như xử lý giấy vụn sau
khi hoạt động tạo hình, khi thấy cây bị héo, khi trên bề mặt đồ dùng có bụi khi
còn thức ăn thừa.
- Xử lý tình huống giả định: Giáo viên đử ra các tình huống giả định và trẻ
đưa ra các phương án giải quyết như: “Cháu sẽ làm gì khi thấy nước chảy tràn ra
ngoài? khi cháu muốn vứt vỏ mà không thấy có thùng rác”.
Giải pháp 11: Sử dụng các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường
trong trường mầm non:
- Đàm thoại, trò chuyện
- Đọc sách, nghe kể chuyện
- Diễn tả
13


- Tổ chức môi trường sinh thái phù hợp trong trường mầm non như là một
phương pháp giáo dục thái độ nhân văn của trẻ đối với môi trường.

- Quan sát
- Duy trì những điều kiện sống cần thiết cho các đối tượng phương pháp chủ
yếu để giáo dục thái độ nhân văn của trẻ đói với môi trường.
- Lao động của trẻ.
- Sử dụng những phương tiện hình ảnh để giáo dục hứng thú, tình yêu của trẻ
đối với môi trường.
- Thảo luận về các tình huống giả định và tình huống trong thực tế.
- Tấm gương của cô giáo.
Chương 4: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng kiến
* Lĩnh vực 1: Con người và môi trường
- Vệ sinh môi trường phòng, nhóm, lớp học, gia đình và làng xóm, lau chùi,
sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp…
- Sống tiết kiệm: Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, tiết kiệm trong sinh hoạt.
- Quan tâm bảo vệ môi trường: Môi trường là nơi sinh sống của con người,
phân biệt môi trường tốt – xấu, các hành động bảo vệ môi trường.
* Lĩnh vực 2: Con người và thế giới động – thực vật
- Đặc điểm của cây, con, hoa, quả: có nhiều cây cối, con vật khác nhau,
chúng sống ở các môi trường khác nhau và ăn các loại thức ăn khác nhau.
- Sự thích nghi của các cây cối, con vật với môi trường sống: Cây cối, con
vật cung cấp cho con người thức ăn, thuốc chữa bệnh, quần áo để mặc, làm nhà,
làm trong sạch không khí, giảm chất độc hại.
- Chăm sóc bảo vệ cây cối, con vật: Tác hại chặt cây phá rừng, giết các con
thú quý hiếm, trẻ tham gia chăm sóc bảo vệ cây cối và các con vật.
* Lĩnh vực 3: Con người và các hiện tượng thiên nhiên
- Gió: Các loại gió khác nhau: ích lợi và tác hại của gió, biện pháp tránh gió
[đội mũ, bịt khăn, đóng cửa.]
14


- Nắng và mặt trời: Phân biệt mặt trời và mặt trăng: Khi nào xuất hiện mặt

trời
và mặt trăng, ích lợi và tác hại của nắng, biện pháp tránh nắng.
- Hạn hán: Hiện tượng, nguyên nhân và tác hại của hạn hán.
- Mưa: Hiện tượng, nguyên nhân và tác hại của bão lũ.
* Lĩnh vực 4: Con người và tài nguyên
- Tài nguyên đất: Tác dụng của đất: Biện pháp bảo vệ đất
- Tài nguyên nước: Các loại nước, tác dụng của nước, nguyên nhân gây ô
nhiễm nước, biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch.
- Danh lam thắng cảnh: Mục đích sử dụng danh lam thắng cảnh, biện pháp
giữ gìn bảo vệ danh lam thắng cảnh.
KẾT QUẢ CHUNG
* Với trẻ:
- 100% số trẻ tham gia tích cực vào việc bảo vệ môi trường trong trường
mầm non, luôn có ý thức và mong muốn tạo nên môi trường xanh - sạch - đẹp
trong tất cả các hoạt động của trẻ ở trường.
* Với cô:
- Trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi ở trường, tôi đã tìm được
cho mình những phương pháp và kinh nghiệm khá thành công trong việc giáo dục
trẻ bảo vệ môi trường, được các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường, đồng
nghiệp và các bậc phụ huynh đánh giá cao. Điều quan trọng nhất là tôi đã thành
công trong việc hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường ngay từ bậc học đầu
tiên, góp phần vào việc hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ - những chủ nhân
tương lai của đất nước – những con người của thời đại mới luôn biết giữ gìn và
tạo nên một hành tinh giàu đẹp hoà bình và xanh tươi.

15


* So sánh kết quả đầu năm học 2014-2015 với cuối năm học 2014 -2015 trên trẻ:
Nội dung đánh giá


Đầu năm học
2014-2015

Cuối năm học
2014-2015

- Hiểu biết của trẻ về môi trường
xanh - sạch - đẹp
- Ý thức giữ gìn và bảo vệ môi
trường trong trường mầm non
- Tiết kiệm các nguồn nguyên vật
liệu
- Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi

75%

95%

80%

100%

70%

100%

85%

100%


80%

100%

- Biết yêu thương chăm sóc loài
vật

PHẦN 3: KẾT LUẬN
1 . Những vấn đề quan trọng nhất:
Việc đưa giáo dục môi trường vào trường mầm non là hết sức cần thiết và
quan trọng vì:
- Tuổi mầm non là giai đoạn rất nhạy cảm để phát triển ý thức về việc tôn
trọng và chăm sóc môi trường thiên nhiên xung quanh. Những kinh nghiệm trong
hoạt động với môi trường ở giai đoạn này có ý nghĩa lớn đến sự phát triển tiếp
theo của con người về ý thức bảo vệ môi trường.
- Sự tác động qua lại với môi trường thiên nhiên một cách tích cực trong tuổi
mầm non sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển sức khỏe. Sự hợp tác này sẽ
tăng cường chất lượng cuộc sống cũng như chất lượng học tập trong giai đoạn đầu
tiên của cuộc đời mỗi con người.
Trong thực tế, các nước trên thế giới đều coi giáo dục là công cụ thay đổi xã
hội và giáo dục môi trường đã sử dụng các nguyên lý là:
+ Tiếp cận với thực tế.
+ Tăng cường tri thức và hiểu biết
+ Kiểm nghiệm cách ứng xử và các giá trị
+ Cung cấp những kỹ năng và kinh nghiệm
+ Khuyến khích các hoạt động
16



2: Hiệu quả thiết thực của sáng kiến
+ Hiểu biết về bản chất các vấn đề của môi trường: Tính phức tạp, quan hệ
nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu
tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi
trường và địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu.
+ Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như
một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển với bản thân họ cũng như đối
với cộng đồng quốc gia của mình và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng
đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng cho mình quan niệm đúng đắn về ý
thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kỹ năng thu thập số
liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ.
+ Có tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong
việc lựa chọn phong cách sống hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên
nhiên để họ có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các
vấn đề môi trường cụ thể nơi họ ở và làm việc.
+ Các giáo viên phải luôn tận dụng các cơ hội, phương pháp lồng ghép sao
cho phù hợp và gây hứng thú cho trẻ ngay từ đầu hoạt động.
+ Luôn trao đổi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm của đồng nghiệp cũng như của
những người đi trước. Không ngừng tự học hỏi, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện mình
về trình độ chuyê môn.
+ Làm các đồ dùng đồ chơi, sưu tầm các tư liệu băng hình phù hợp với nội
dung giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non, nhất là việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong việc giáo dục trẻ.
3.Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm tìm ra biện pháp giáo dục trẻ 4 - 5
tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non đạt hiệu quả tốt nhất, tôi có một số
kiến nghị như sau:

17



* Về phía giáo viên:
- Cần học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm về phương thức thực hiện các biện
pháp hướng dẫn trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non sao cho phù hợp
với từng lứa tuổi, ở từng giai đoạn khác nhau.
- Khi hướng dẫn trẻ cần phát huy tính tích cực, sự tò mò, ham hiểu biết của
trẻ.
- Tạo cho trẻ môi trường hoạt động có quan sát, khám phá, tìm tòi, phát hiện
những biểu tượng mới lạ để vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào hoạt động hàng ngày
để giáo dục của trẻ.
* Về phía trường mầm non:
- Tích cực làm công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo làm công tác tuyên
truyền tới mọi tầng lớp trong xã hội bằng cách tổ chức các hội thi trong đó có nội
dung chính là chủ đề môi trường để từng bước củng cố cơ sở vật chất đầu tư cho
hoạt động này và nâng dần chất lượng trong trường mầm non để việc giáo dục trẻ
ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
Xin trân thành cảm ơn./.

18


* Tài liệu tham khảo
- Tham khảo trên tư liệu của đồng nghiệp
- Chuyên đề hè
- Chuyên san giáo dục mầm non
* Tư liệu tranh ảnh
- Sưu tầm trên mạng Iternet

19




skkn một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [1.07 MB, 15 trang ]


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI”
I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ MÔ TẢ SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM:
Hiện nay, môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề
do sự gia tăng dân số; nghèo đói, lạc hậu ở các nước đang phát triển; khí thải của
công trường, nhà máy và lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày quá nhiều
không xử lý tốt; rừng bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích rừng bị thu hẹp, đất đai
bị suy thoái; ô nhiễm môi trường do các khu công nghiệp và khu đô thị hóa; hệ
thống giao thông quá tải gây khói bụi, tiếng ồn .... làm môi trường sống của
chúng ta đang bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hơn 22 vạn người
chết vì các loại bệnh tật do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh
gây ra do ý thức của con người. Một trong những nguyên nhân cơ bản hiểu biết
về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có
tính chiến lược toàn cầu.
Do đó giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong
việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu
tiên: Giáo dục Mầm non, nhiệm vụ trọng tâm đối với giáo dục mầm non là cung
cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân và môi
trường sống của con người nói chung, có một hành vi ứng xử phù hợp để giữ gìn
và bảo vệ môi trường, biết sống hòa nhập vào môi trường nhằm đảm bảo sự phát
triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Cơ thể trẻ còn non yếu, rất dễ bị các yếu tố
về môi trường tác động làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển trí tuệ của
trẻ. Vì vậy, trẻ em cần phải được sống trong một môi trường thật sự an toàn,
không bị ô nhiễm. Muốn làm được điều đó thì trước hết chúng ta phải xây dựng
cho trẻ tự ý thức về bảo vệ môi trường trong đời sống hàng ngày của trẻ. Bảo vệ
môi trường đang là nhiệm vụ sống còn của mỗi chúng ta không phải riêng một
ai, không phân biệt lớn, nhỏ. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc


đào tạo thế hệ trẻ và càng được quan tâm ngay từ tuổi ấu thơ nhằm hình thành
cho trẻ kỹ năng, thói quen tốt về vệ sinh môi trường. Là một giáo viên trực tiếp
đứng lớp [chồi 3] tôi luôn xem công tác giáo dục bảo vệ môi trường là một trong
những công tác quan trọng không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc và
giáo dục trẻ ở bậc học Mầm non. Chính vì thế mà tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một
số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 – 5 tuổi” để làm sáng
kiến kinh nghiệm. Tôi hy vọng sự đóng góp nhỏ nhoi của mình sẽ giúp cho trẻ
tự ý thức về bảo vệ môi trường sống của mình một cách lành mạnh, đảm bảo
cho trẻ có một sức khoẻ tốt phát triển một cách toàn diện hơn.
Để giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, tôi đã tiến hành điều tra, khảo
sát trẻ tại lớp Chồi 3 – Trường Mầm non Họa Mi – huyện Tam Bình – nơi tôi


đang công tác [Với tổng số cháu là 44 cháu]. Trong quá trình thực hiện tôi đã
gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
1/. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu trường cùng
với phụ huynh.
- Trường ho ̣c đươ ̣c xây rô ̣ng raĩ , thoáng mát, lớp tôi đươ ̣c đầ u tư trang thiế t
bi ky
̣ ̃ thuâ ̣t hiêṇ đa ̣i như: đàn, tivi.. nhiề u kệ góc đồ chơi đep.
̣
- Bản thân tôi là mô ̣t giáo viên trẻ, luôn nhiê ̣t tình, yêu nghề , mế n trẻ, không
ngừng ho ̣c tâ ̣p nâng cao trin
̣ Đă ̣c biêṭ
̀ h đô ̣ chuyên môn và ho ̣c hỏi đồ ng nghiêp.
tôi luôn tận dụng những nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để có thể biến chúng
thành những dụng cụ học tập và đồ chơi đơn giản giúp trẻ được học, được khám
phá và khắc sâu kiến thức.
2./ Khó khăn:

- Nhâ ̣n thức của phu ̣ huynh chưa đồ ng đề u về kiế n thức, ý thức bảo vê ̣ môi
trường.
- Việc lựa chọn nguồn nguyên vật liệu, nơi cất giữ và bảo quản để đảm bảo
sản phẩm có độ bền cao, sử dụng lâu ngày còn hạn chế.
- Đa số trẻ chưa thực hiện tốt nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Nhiều
trẻ còn vứt rác ra sân trường, đồ dùng đồ chơi chưa cất gọn gàng ngăn nắp, vặn
vòi nước sử dụng lãng phí tràn ra ngoài….
Trước khi thực hiện đề tài thì tôi đã có những hoạt động hướng trẻ vào việc
có ý thức bảo vệ môi trường nhưng tôi thấy trẻ chưa biết suy nghĩ quan tâm đến
việc bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, điều gì sẽ sảy ra nếu
tất cả chúng ta đều không có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường đã được tôi
tổng hợp trong bảng sau:
Tốt

Khá

T.Bình

Yếu

- Trẻ có ý thức BVMT

10=22,7% 13=29,5% 15=34,1%

6=13,6%

- Trẻ có thói quen gọn
gàng ngăn nắp về vệ sinh
sạch sẽ.


6=13,6%

10=22,7%

- Biết tạo cảnh quan môi 0=0%
trường lớp học.

8=18,2%

20=45,4%

10=22,7% 25=56,8% 9=20,5%

Từ những kết quả trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để
nội dung “Giáo dục bảo vệ môi trường” đạt hiệu quả hơn từ đó nâng cao ý thức
giúp trẻ bảo vệ môi trường được tốt hơn.
Dựa vào vốn kiến thức của riêng mình và được bồi dưỡng chuyên môn tôi
đã tìm ra một số biện pháp sau.
II. CÁC GIẢI PHÁP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :


1. Biện pháp 1: Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
theo từng chủ đề.
Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là một môn học mà nó là một nội
dung được tích hợp vào tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ theo các chủ đề.
Vì thế giáo viên cần chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ theo từng
chủ đề khác nhau sao cho phù hợp với nội dung của chủ đề đó. Nhằm tạo ra mối
quan hệ chặt chẽ giữa nội dung tích hợp với nội dung chính của từng hoạt động.
Giáo viên cần tích hợp nội dung như sau:
Ví dụ 1: Chủ đề “Trường mầm non”.

Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đưa vào dạy trẻ là:
- Nhận biết môi trường sạch - bẩn và sự ảnh hưởng đến sức khoẻ của con
người.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở trong trường học.
- Cách phòng tránh khi môi trường bị ô nhiễm.
- Cách giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tiết kiệm trong tiêu dùng, sinh hoạt.
- Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi .
Ví dụ 2: Chủ đề “Thế giới thực vật”.
Qua giờ khám phá khoa học “Cây xanh và môi trường sống” Cô giáo có thể
đàm thoại: Cây xanh để làm gì? cây xanh có ích lợi như thế nào? Qua lợi ích của
cây xanh, cô giáo giáo dục trẻ không ngắt lá bẻ cành, mà phải bảo vệ chăm sóc
cây xanh để cây cho ta nhiều lợi ích. Giáo viên cần cung cấp cho trẻ những nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường như: Trẻ biết được cây cần ánh sáng, nước,
không khí, đất…
- Trẻ biết được cây cần có sự chăm sóc của con người.
- Trẻ biết cây làm cảnh, cho ta bóng mát, cây, có tác dụng điều hoà và làm
sạch không khí, cây còn giữ cho đất khỏi trôi khi mùa mưa bảo.
- Cây còn là nơi ở và sinh sống của động vật.
- Cây cối còn làm giảm ô nhiễm môi trường: Giảm bụi, tiếng ồn, chất độc
hại, giảm nhiệt độ ngày hè…
- Trẻ biết được những nguy hiểm xảy ra khi rừng cây bị tàn phá: Con vật
không có nơi ở, không có thức ăn, nhiều động vật quý hiếm bị diệt chủng, lũ lụt
xảy ra thường xuyên, không còn những cây thuốc quý…
- Giáo dục trẻ cần phải bảo vệ rừng và cây xanh.
Ví dụ 3: Chủ đề “Giao thông”.
- Trẻ biết được nguyên nhân của các phương tiện giao thông làm ô nhiễm
môi trường.
+ Tiếng ồn của động cơ, tiếng còi xe máy, ô tô, tàu hoả, máy bay.



+ Các phương tiện chở hàng cồng kềnh cũng gây cản trở, gây tắc nghẽn giao
thông, gây ra tai nạn.
+ Trẻ chơi không đúng chỗ cũng làm cản trở giao thông.
- Biện pháp giảm bớt ô nhiễm môi trường do phương tiện giao thông gây ra.
+ Không vứt rác xuống đường, xuống sông khi đi trên các phương tiện giao
thông.
- Các hành vi văn minh khi tham gia giao thông.
- Tiết kiệm trong sinh hoạt: Cô và trẻ làm đồ đùng, đồ chơi, các phương tiện
giao thông bằng các phế liệu. Từ những kế hoạch trên giáo viên có thể dễ dàng
chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào các hoạt động trong
ngày hoặc ngày hội ngày lễ, sao cho phù hợp mà không nặng quá về nội dung
giáo dục bảo vệ môi trưòng hoặc tích hợp không phù hợp với nội dung chính
của mỗi hoạt động.
Ví dụ 4: Chủ đề “ Thế giới động vật”.
Nội dung tích hợp là:
- Điều kiện sống của con vật.
- Phân loại những loài động vật có lợi và có hại.
- Nguy cơ tuyệt chủng của một sô loài quý hiếm.
- Dạy trẻ biết lợi ích của con vật với môi trường.
- Cách chăm sóc và bảo vệ động vật
Ví dụ 5: Chủ đề “ Tết và mùa xuân” .
Các nội dung tích hợp là:
- Dạy trẻ cách bảo vệ môi trường trong dịp tết:
+ Dạy trẻ biết ngày tết cần phải tiết kiệm: Không bỏ phí bánh kẹo, hoa quả
và các thức ăn khác.
+ Không vứt rác bừa bãi, không tiểu tiện tuỳ tiện, không khạc nhổ, không
nói to nơi công cộng.
+ Không hái lộc đầu xuân bằng việc ngắt lá, bẻ cành.
- Dạy trẻ biết một số tập tục không tốt với môi trường như những nơi vui

chơi, giải trí, do nhiều người đi lại thăm hỏi, tham quan giải trí, rác thải nhiều
hơn.
Ví dụ 6: Chủ đề: “Nước và các hiện tượng thiên nhiên”.
Các nội dung tích hợp bảo vệ môi trường là:
- Nước là nguồn tài nguyên quý giá của con người. Hiện nay nguồn nước bị
ô nhiễm do chất thải nhà máy ra sông, kênh rạch không được xử lý. Con người
vứt rác bừa bãi…


+ Dạy trẻ biết bản chất của nước là không màu, không mùi, không vị,nhưng
khi bị ô nhiễm nước chuyển thành các màu vàng, xanh hoặc đen, có mùi, có
vị…
+ Cần xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt hợp lý. Trẻ biết
tiết kiệm nước trong nhà trường và ở nhà, không mở vòi nước chảy bừa bãi. Biết
khóa vòi nước khi sử dụng xong.
- Con người với các hiện tượng thiên nhiên: Gió, nắng và mặt trời, hạn hán,
bão lũ.
+ Cô giáo giải thích cho trẻ biết lợi ích và tác hại của gió, nắng, mưa. Các
biện pháp tránh nắng, tránh gió, tránh mưa. Không ngồi lâu chỗ có gió lùa, mặc
ấm khi có gió rét. Khi có giông bão phải đóng cửa kín.
+ Dạy trẻ biết đi dưới trời nắng phải đội mũ, đeo khẩu trang, đeo găng tay,
không ở ngoài trời lâu, trồng nhiều cây xanh, bóng mát. Đi dưới trời mưa phải
che dù, đội mũ nón hoặc mặc áo mưa, không chơi đùa dưới trời mưa, để bảo vệ
sức khỏe. Khi trời mưa to sấm sét không đứng dưới gốc cây to, không cầm
những vật bằng sắt…
+ Dạy trẻ biết trời nắng nóng lâu ngày không có mưa sẽ dẫn đến hạn hán.
Con người, con vật thiếu nước sinh hoạt thiếu nước để sản xuất và cây cối thiếu
nước khô héo cằn cổi
Ví dụ 7: Chủ đề: Quê hương đất nước.
Các nội dung tích hợp bảo vệ môi trường là:

- Giới thiệu về lễ hội ở địa phương và các trò chơi dân gian. Cô giáo dục trẻ
khi đến lễ hội không được vứt rác bừa bãi, bẻ cây, hoa và những đồ trang trí
trong lễ hội.
- Tìm hiểu về quê hương; đất nước và các danh lam thắng cảnh của quê
hương; Thủ đô Hà Nội. Cô giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường sạch đẹp không
vứt rác bừa bãi, không bẻ cây, ngắt hoa, không dẫm lên cỏ và không phá hoại
những đồ chơi ở những nơi công cộng. Cô giáo dục trẻ biết xây dựng và cùng
giữ gìn những cảnh quan đó.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường nơi trẻ sống và những nơi công cộng
[vườn hoa, công viên, bờ hồ…]
- Tìm hiểu về tác hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe con người và môi
trường. Trò chuyện về các danh lam thắng cảnh và những điều nên làm để giữ
gìn cảnh quan ở những dịa danh đó.
2. Biện pháp 2: Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
- Nội dung bảo vệ môi trường được thực hiện thông qua hoạt động lao
động.
+ Lao động tự phục vụ: Trẻ tự phục vụ tốt là việc làm có lợi cho môi
trường: Trẻ đi đại tiểu tiện đúng chỗ và đi xong biết dội nước, các đồ dùng vệ


sinh được dùng để ngăn nắp là một hành vi tốt, lớp gọn gàng, trẻ biết ăn hết suất
và khi ăn không rơi vãi là một hành vi tiết kiệm bảo vệ môi trường. Điều này
giúp cho trẻ khẳng định mình, nhận thức được khả năng của mình. Góp phần
tham gia và lao động thực sự của người lớn và các bạn cùng tuổi nhằm bảo vệ
môi trường gia đình và trường mầm non sạch sẽ.
+ Lao động vệ sinh môi trường như: Lau chùi đồ dùng đồ chơi, xếp dọn đồ
dùng ngăn nắp trong khi lau chùi cùng cô sẽ giúp trẻ hiểu vì sao phải vệ sinh
phòng, nhóm, vì sao phải thường xuyên lau, rửa đồ chơi các đồ chơi có tính chất
nguy hiểm, trong quá trình đó trẻ biết lựa chọn các bức tranh đẹp, các sản phẩm

cắt xé dán đẹp để trang trí các góc.
Bé lau chùi sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong góc

Trẻ biết nhặt rác, thu gom rác, lá ở sân trường là việc làm tốt đáng khích lệ
vì góp phần làm cho môi trường sạch và đẹp hơn .


Cô nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định một cách ngay ngắn, gọn
gàng, bỏ rác đúng nơi quy định vì mỗi buổi sáng, trẻ thường mang quà đến ăn,
vỏ sữa, vỏ bánh mì, chai nước…. Bỏ rác vào nơi quy định là việc làm cần thiết
đối với trẻ, trẻ biết tự bảo vệ môi trường lớp học, không có rác, tạo cho trẻ có nề
nếp thói quen cũng như ở nhà trường lớp học, nhắc nhở mọi người, anh chị em,
hãy bỏ rác đúng nơi quy định.
Trồng và chăm sóc cây là việc làm tốt làm cho môi trường xanh sạch đẹp,
tạo cảnh quan môi trường. Vì vậy phòng lớp tôi với diện tích vừa đủ tôi đã tạo
cho trẻ biết chăm sóc tưới nước cho cây, lau lá cây, nhắc nhở trẻ kiểm tra xem
chậu cây nào cần với đất….Tôi đã giải thích cho trẻ hiểu thành quả lao động của
các con, làm cho trường thêm đẹp, cả lớp sẽ được hưởng bầu không khí trong
lành.

+ Hoạt động học khám phá môi trường xung quanh: Tổ chức cho trẻ
quan sát, làm thí nghiệm thực nghiệm đơn giản, cây cần gì để lớn lên [nước,
không khí, ánh sáng] hiểu sự cần thiết của nước, không khí, ánh sáng đối với
con vật và thực vật, thí nghiệm nước bẩn do rác, không khí ô nhiễm do khói bụi,
mùi hôi thối.
Điều này trẻ sẽ tự đặt ra những phương án để giải quyết, vậy phải làm gì
để bảo vệ nguồn nước?
Ví dụ: Tôi cho trẻ thí nghiệm và quan sát cá khi sống trong môi trường
nước bẩn, có nhiều rác …sau một thời gian cá chết mặt dù hằng ngày cá vẫn
được cá bé cho ăn đầy đủ. Qua đây tôi muốn giúp trẻ hiểu và tìm ra nguyên nhân

này chính là trong cuộc sống hằng ngày chúng ta làm ô nhiễm nguồn nước.
Trong năm học vừa qua tôi cảm thấy rất vui vì có một số trẻ đã biết bảo
vệ môi trường, mà chính các phụ huynh đã nói “Mẹ không được vứt xác chết
của động vật xuống sông, đổ rác xuống ao, làm ô nhiễm môi trường nước cô


giáo con dạy thế”. Điều này làm tôi cảm thấy rất vui bởi không chỉ có trẻ, mà
chính bố mẹ trẻ cũng phải biết bảo vệ môi trường, do con mình nhắc nhở cùng
tham gia và có ý thức bảo vệ môi trường trong sạch.
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động vui
chơi.
+ Thông qua các trò chơi phân vai: Trẻ đóng vai và thể hiện các công việc
của người làm công tác bảo vệ môi trường như: trồng cây, chăm sóc cây, thu
gom rác, xử lý các chất thải. Trong các trò chơi “ Bé tập làm nội trợ” giáo viên
luôn chú ý dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước và các nguyên liệu chế biến món ăn,
thu gom đồ dùng gọn gàng sau khi làm….
+ Thông qua các trò chơi học tập : Trẻ tìm hiểu các hiện tượng trong môi
trường, trẻ học cách so sánh, phân loại các hành vi tốt, xấu đối với môi trường,
phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn và tìm ra nguyên nhân; trẻ biết giải
các câu đố, kể lại các câu chuyện về bảo vệ môi trường…
+ Thông qua các trò chơi vận động : Trẻ mô tả các hành vi bảo vệ môi
trường : động tác cuốc đất, trồng cây, tưới nước, bắt sâu… ; hoặc làm hại môi
trường : chặt cây, dẫm lên thảm cỏ, đốt rừng, săn bắt chim, thú…
+ Thông qua các trò chơi đóng kịch : Trẻ thể hiện được nội dung các câu
chuyện bảo vệ môi trường : “ Nỗi đau của lá”, “ Biết đi đâu”; “ Con hãy đợi rồi
sẽ biết”; “ Hạt đỗ sót”; trẻ biết thể hiện các hành vi có lợi, hành vi có hại cho
môi trường.
+ Thông qua các trò chơi nghệ thuật: Trẻ gởi thông điệp của mình đến cho
mọi người về bảo vệ môi trường qua các tác phẩm nghệ thuật do chính tay mình
làm ra : Vẽ những bức tranh bé trồng cây, hoa, bé để rác vào thùng rác, những

hình ảnh tàn phá rừng: Chặt cây rừng…, và kêu gọi mọi cùng bảo vệ môi trường
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động nêu gương.
+ Qua một ngày tôi quan sát trẻ phát hiện những hành vi tốt của trẻ có ý
nghĩa bảo vệ môi trường, tiết kiệm nước khi rửa tay, rửa chân….
+ Nếu có cháu để đồ dùng, đồ dùng chưa gọn, rửa tay còn để tràn nước ra
ngoài máng nước, nói to, thì cô nhắc nhở nhẹ nhàng những hành vi đó chưa có
lợi cho môi trường. Để giúp trẻ có những kiến thức, kỹ năng thực hành bảo vệ
môi trường phù hợp với khả năng của trẻ, điều quan trọng là cô giáo phải luôn
gương mẫu để trẻ làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì
thực hiện việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường qua đó giáo dục trẻ
biết yêu quý gần gũi với môi trường và đánh giá các hành vi tốt, xấu của con
người trong việc chăm sóc bảo vệ môi trường.
Bên cạnh việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào
trong các chủ đề, các hoạt động giáo dục trẻ, tôi đã chú trọng lồng ghép thêm
một nội dung mới như: Bé tiết kiệm điện. Tôi nhận thấy, đây là một nội dung
cần phải được giáo dục liên tục và thường xuyên để trẻ biết sử dụng các thiết bị


điện trong sinh hoạt một cách hiệu quả và hợp lý, đồng thời phải giải thích cho
trẻ hiểu : Tiết kiệm điện là bảo vệ môi trường.
+ Tìm hiểu cách sử dụng đồ điện tiết kiệm và an toàn. Cô nêu ra ý nghĩa
của việc sử dụng điện tiết kiệm đối với môi trường. Trò chuyện về ảnh hưởng
của việc sử dụng tiết kiệm điện đối với môi trường và những điều nên làm,
không nên làm để tiết kiệm điện.
3. Biện pháp 3: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua những
khái niệm đơn giản và gần gũi với trẻ:
- Tôi đã chú trọng cung cấp những hiểu biết về môi trường xung quanh của
trẻ. Điều có thể nhận thấy rất rõ trong đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non đó
là trẻ rất thích thú khi được làm quen, khám phá môi trường xung quanh. Đặc
biệt, đối với trẻ ở lứa tuổi 4 - 5 đã có một vốn kiến thức phong phú về môi

trường xung quanh, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dễ dàng hơn
khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục môi trường cho trẻ . Tuy nhiên, để hệ thống hóa
các khái niệm mang tính trừu tượng về môi trường xung quanh đòi hỏi giáo viên
phải linh hoạt, nhạy bén trong các phương pháp giáo dục trẻ:
- Giáo viên phải giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là môi trường sạch,
môi trường bẩn và các tác hại khi sống trong môi trường bẩn để từ đó trẻ có các
nhận thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Ví dụ: Cô giáo tạo tình huống làm môi trường lớp học bừa bộn có nhiều rác,
đồ dùng đồ chơi không ngăn nắp . Cô cho trẻ nhận xét môi trường sạch hay bẩn.
Trẻ đưa ra cách giải quyết : Trẻ tự phân công cho từng tổ, nhóm, cá nhân trực
nhật và thực hiện công việc. Sau khi lao động xong cho trẻ nhận xét, so sánh
môi trường của lớp học trước khi lao động với sau khi lao động .
- Hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng
đồ dùng, đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Đi vệ sinh đúng nơi quy
định, biết giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, biết rửa tay bằng xà phòng trước và sau
khi đi vệ sinh. Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày, không để vòi nước
chảy liên tục, thấy nước chảy tràn biết khóa vòi lại…
- Bên cạnh mối quan hệ giữa con người với động, thực vật, giáo viên còn
giải thích cho trẻ hiểu thêm về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên: lợi
ích và tác hại của mưa, gió, nắng… để từ đó trẻ có các biện pháp phòng tránh:
- Đưa ra kế hoạch trực nhật và lịch phân công trực nhật.
- Việc đưa ra kế hoạch trực nhật và phân công trực nhật theo lịch đã kích
thích tích tự giác của trẻ, giúp trẻ có tinh thần trách nhiệm cao với công việc
được giao, đồng thời tập cho trẻ có thói quen làm việc theo kế hoạch đã định.
- Tận dụng thời gian của giờ sinh hoạt chiều để giáo dục trẻ thói quen trực
nhật cuối ngày theo nhóm hoặc cá nhân. Chăm sóc góc thiên nhiên của lớp, sắp
xếp, lau dọn kệ đồ chơi, nhắc nhở bạn cùng nhau thực hiện.
4. Biện pháp 4 : Sưu tầm, tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ
chơi đơn giản từ nguyên vật liệu thải bỏ.



Bên cạnh những biện pháp vừa kể trên, tôi luôn kết hợp với giáo viên cùng
lớp, cùng khối suy nghĩ, tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơi đơn
giản được tận dụng từ nguyên vật liệu thải bỏ để hướng dẫn trẻ cùng thực hiện.
Vận động phụ huynh thu gom các nguyên vật liệu không còn sử dụng để hổ trợ
giáo viên trong việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho cháu.
Tôi nhận thấy, có rất nhiều sản phẩm được tạo ra từ nguồn nguyên vật liệu
này và trẻ đã hào hứng chơi với những đồ chơi ấy vì yếu tố mới lạ luôn hấp dẫn
trẻ. Đồng thời, tôi cũng chú ý sưu tầ m thêm các mẫu đồ chơi trên mạng internet,
sách báo,... để làm phong phú hơn ngân hàng đồ chơi tại lớp cho trẻ. Nhằm kích
thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ vào các hoạt động một cách tích cực. Tiết
kiệm cho đơn vị Trường kinh phí trong việc bổ sung đồ dùng cho các lớp. Cũng
từ đó tuyên truyền với mọi người xung quanh, từ trẻ đến phụ huynh học sinh ý
thức về việc tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Bể chơi với cát nước làm từ võ bánh xe, chai nhựa
5. Biện pháp 5: Tạo mọi điều kiện để trẻ được thực hành trải nghiệm.
- Một hoạt động chỉ được tổ chức thành công khi trẻ thể hiện sự hứng thú,
tập trung chú ý vào bài học. Chính vì vậy, khi tổ chức các hoạt động giáo dục,
tôi luôn tận dụng mọi cơ hội có thể, nhằm cho trẻ được thực hành trải nghiệm,
luôn luôn lắng nghe ý kiến của trẻ, động viên, khuyến khích kịp thời, tạo điều
kiện cho trẻ được thể hiện ý tưởng của mình. Từ những thực nghiệm của chính
bản thân mình, hình thành cho trẻ kỹ năng quan sát, óc phán đoán, biết giải
thích, suy luận, qua đó có thể cung cấp hoặc củng cố kiến thức cho trẻ.
Ví dụ :
- Trong lĩnh vực con người với môi trường, cô tổ chức cho trẻ làm các thí
nghiệm: Thí nghiệm về sự phân hủy cuả lá cây; thí nghiệm về không khí bị ô
nhiễm từ khói…
- Trong lĩnh vực con người với thế giới thực vật : Cô tổ chức các thí
nghiệm: cây cần nước, ánh sáng, không khí; điều kiện hạt nảy mầm…



6. Biện pháp 6: Chú trọng công tác tuyên truyền và phối kết hợp với Phụ
huynh.
Đối với trẻ mầm non dẽ nhớ lại dễ quên, nếu không được nhắc nhở hằng
ngày thì trẻ sẽ quên đi những lời cô dạy. Vì thế mà tôi thường xuyên trao đổi với
phụ huynh để có những thông tin giữa hai chiều.
Ví dụ: Cháu Thông, Khang …hôm nay rất chăm đã lau đồ dùng đồ chơi
rất sạch, sắp xếp rất gọn gàng ngăn nắp.
Động viên các cháu không chỉ biết bảo vệ môi trường xung quanh mà còn
giữ gìn giúp đỡ cha mẹ những việc vệ sinh nhỏ, quét nhà…
Trao đổi với phụ huynh mua cho trẻ những tranh ảnh phù hợp với lứa tuổi,
câu truyện bé biết bảo vệ môi trường, hình ảnh các bạn biết bảo vệ môi trường .
Việc kết hợp giữa gia đình và cô giáo là không thể thiếu được giúp trẻ có
những việc làm và những hành động tốt về bảo vệ môi trường. Vì trẻ ở môi
trường nông thôn nên trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, do đó bố mẹ thường
xuyên nhắc nhở những việc làm tốt thì hiệu quả việc bảo vệ môi trường ở nhà
cũng như ở trường sẽ trở thành kỹ năng sống của trẻ sau này…
III. TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN:
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin thông qua tất cả các hoạt
động trong ngày mọi lúc mọi nơi như cho trẻ xem tranh ảnh, các đoạn video clip
âm thanh tiếng động của môi trường, cô thiết kế các trò chơi về bảo vệ môi
trường tạo điều kiện cho trẻ được thí nghiệm và thực hành, tìm tòi khám phá
môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, theo phương châm “chơi
mà học, học mà chơi”.
IV. HIỆU QUẢ MANG LẠI:
Năm học qua với những biện pháp trên khi thực hiện tại lớp tôi trong việc
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ đã thu lại những kết quả, hiệu quả khả
quan:
* Đối với trẻ:

+ Hầu hết trẻ biết thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết cất đồ
dùng và vật liệu gọn gàng, đúng chỗ. Không có trẻ bẻ cây, hái hoa khi được ra
sân chơi hoặc hoạt động ngoài trời .
+ 100% trẻ ở bước đầu có ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm đơn
giản: Trẻ biết chăm sóc cây kiểng, tưới cây góc thiên nhiên, nhặt rác và lá rụng
cùng với các cô… có ý thức tốt bảo quản môi trường của lớp của trường
luôn xinh, luôn đẹp.
+ Khuôn viên của trường, lớp ngày càng " xanh - sach - đẹp" và an toàn,
thoáng mát đã góp phần rất lớn thu hút các bậc phụ huynh đưa trẻ đến trường
ngày một đông hơn.
Kết quả đánh giá của trẻ được biểu hiện qua bảng sau:


Bảng 1:
S
T
T

Đầu năm
Trẻ có ý
thức bảo vệ Số
Tỷ lệ
môi trường
lượng [%]

1

Loại tốt

10


2

Loại khá

3
4

Cuối năm

Tăng

Giảm

Số
lượng

Tỷ lệ

22,7

16

36,4

6

13,6

13


29,5

20

45,4

7

15,9

Trung bình

15

34,1

8

18,2

7

15,9

Yếu

6

13,6


0

0

6

13,6

[%]

Tỷ lệ Số
Số
lượng [%] lượng

Tỷ lệ
[%]

Bảng 2

T

Trẻ có thói Đầu năm
quen sống
Tỷ lệ
gọn gàng Số
lượng [%]
ngăn nắp

1


Loại tốt

6

13,6

14

31,8

8

18,2

2

Loại khá

8

18,2

17

38,6

9

20,5


3

Trung bình

20

45,4

10

22,7

10

22,7

4

Yếu

10

22,7

3

6,8

7


15,9

S
T

Cuối năm
Số
lượng

Tỷ lệ
[%]

Tăng

Giảm

Số
lượng

Tỷ lệ Số
Tỷ lệ
[%] lượng [%]

Bảng 3
S
T
T

Trẻ

biết Đầu năm
tạo
cảnh
quan môi Số
Tỷ lệ
trường lớp lượng [%]
học

Cuối năm
Số
lượng

Tỷ lệ
[%]

Tăng

Giảm

Số
lượng

Tỷ lệ Số
Tỷ lệ
[%] lượng [%]

1

Loại tốt


0

0

10

22,7

10

22,7

2

Loại khá

10

22,7

20

45,5

10

22,7

3


Trung bình

25

56,8

14

31,8

11

25

4

Yếu

9

20,5

0

0

9

20,5


* Đối với giáo viên:
- Với vai trò là người giáo viên, là người hướng dẫn trẻ tôi đã được tham gia
tập huấn đầy đủ, nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, tìm hiểu kỹ và
sâu sắc những vai trò của môi trường trong cuộc sống của con người. Để từ đó
tôi đã tìm ra những phương hướng, biện pháp tích cực và triệt để nhất để bảo vệ


môi trường, vận dụng được các phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống thực
của trẻ. Hình thành cho trẻ những hành vi thái độ bảo vệ môi trường thường
xuyên và liên tục.
- Luôn luôn nhận thức được bảo vệ môi trường và hướng người khác bảo vệ
môi trường là vấn đề cấp bách.
- Nhận thức đúng đắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên [nước, điện ] một
cách hiệu quả hợp lý là quyền và nghĩa vụ của bản thân, mang lại ích lợi cho
bản thân.
- Luôn tìm tòi và khám phá các cách sử dụng và tái chế các nguyên vật liệu
cũ để làm thành các công cụ dạy học và các đồ dùng, đồ chơi.
* Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh đã quan tâm hơn đến công tác này và hỗ trợ nhiệt tình các loại
nguyên vật liệu phế thải cho giáo viên ở lớp.
- Luôn phối hợp với giáo viên nhắc nhở trẻ ý thức bảo vệ môi trường ở mọi
lúc mọi nơi.
- Biết sử dụng các nhiên liệu [Xăng, gas, điện] và các nguồn tài nguyên [
Nước] một cách hiệu quả, tiết kiệm.
- Nắm chắc kiến thức, hiểu biết cơ bản về tác hại của thuốc lá đối với sức
khỏe và môi trường.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
V. PHẠM VI ỨNG DỤNG :
Sáng kiến này được áp dụng thực hiện cho tất cả các khối lớp Mẫu
giáo trong trường Mầm non Họa Mi Khóm 1, thị trấn Tam Bình trong năm học

2016 - 2017, và có thể áp dụng cho một số trường bạn trong Huyện có đặc điểm
tương tự như Trường Mầm non Họa Mi.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
* Kết luận:
- Là một giáo viên Mầm non tôi nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan
trọng của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cấp bách không những chỉ cho thế hệ
trẻ hôm nay mà còn cho cả thế hệ trẻ ngày mai, chính vì vậy, giáo viên phải là
người làm gương cho trẻ, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực
hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục trẻ
biết yêu quý, gần gũi, thân thiện với môi trường. Mỗi giáo viên là một tuyên
truyền viên về giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường, các bậc phụ huynh
và cộng đồng.
- Thực hiện tốt chuyên đề "Chung tay bảo vệ môi trường" có thể nói chuyên
đề này tạo được tiếng vang trong nhà trường và quý bậc phụ huynh về ý thức


bảo vệ môi trường. Đặc biệt là việc phối hợp với giáo viên trong công tác hỗ trợ
nguồn nguyên vật liệu thải bỏ tận dụng để làm đồ chơi cho trẻ.
* Kiến nghị:
Để thực hiện tốt đề tài này chúng tôi và những người làm công tác giáo
dục trực tiếp giảng dạy ở những nơi có hoàn cảnh khó khăn về cơ sở vật chất
phụ huynh chưa quan tâm nhiều. Để trẻ có ý thức bảo vệ môi trường ngày càng
tốt hơn, rất mong muốn lãnh đạo cấp trên quan tâm nhiều hơn nữa trong việc tổ
chức các cuộc thi bảo vệ môi trường nhằm tuyên truyền với tất cả mọi người
cùng chung tay để bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
Bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dùng tài liệu cho giáo viên nghiên cứu để
phục vụ cho việc dạy được tốt hơn.
Trên đây là một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
4 - 5 tuổi của bản thân tôi. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện không

thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Hội đồng khoa học các cấp bổ sung,
góp ý để đề tài của tôi được hoàn thiện, được áp dụng có hiệu quả trong và ngoài
nhà trường.
Xác nhận của Ban Giám Hiệu

Ngày 29 tháng 4 năm 2017
Người viết

Trương Ngọc Điệp



Top 7 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Bảo Vệ Môi Trường Mầm Non Ấn Tượng Nhất

Trang chủ » Tài Liệu Sáng Kiến Kinh Nghiệm » Top 7 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Bảo Vệ Môi Trường Mầm Non Ấn Tượng Nhất

  • 15/10/2021
  • » Xem thêm

    » Thu gọn
    Chủ đề:
    • Sáng kiến kinh nghiệm
    • Giáo dục môi trường cho trẻ
    • Bản chất môi trường
    • Giáo dục bảo vệ môi trường
    • Bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non
    • Chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường
Download
Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. PHẦNTHỨNHẤT:PHẦNMỞĐẦU 1.Lýdochọnđềtài: Môitrường[MT]baogồmcácyếutốtựnhiênvàvậtchấtnhântạocóquan hệ mậtthiếtvớinhau,baoquanhconngười,có ảnhhưởngđếnđờisống,sản xuất,sựtồntại,pháttriểncủaconngườivàthiênnhiên[Điều1–LuậtBVMT củaViệtNam1993].Môitrườngcótầmquantrọngđặcbiệtđốivớiđờisống conngườivàsự pháttriểnkinhtế,vănhóa,xãhộicủađấtnước,củanhân loại… Bảovệ môitrường[BVMT]lànhữnghoạtđộnggiữ chomôitrườngtrong lành,sạchđẹp,đảmbảocânbằngsinhthái,ngănchặn,khắcphụccáchậuquả xấudoconngườivàthiênnhiêngâyrachomôitrường;khaithácvàsửdụnghợp lýcáctàinguyênthiênnhiên. Giáodụcbảovệmôitrường[GDBVMT]làquátrìnhgiáodụccómụcđích nhằm làm cho con người và cộng đồng quan tâm đến các vấn đề của môi trường;cósự hiểubiếtvề môitrường;cótháiđộ,kỹ năngvàhànhvitốttrong việcBVMT. Chúngtađềunhậnthấymôitrườnghiệnnayđangbị ônhiễmnặngnề làm chokhíhậutoàncầubị biến đổi;tầnsuấtthiêntaigiatăng,khólường; tài nguyênsuythoáivàcạnkiệtdần…ảnhhưởnglớnđếnchấtlượngcuộcsống củamỗichúngta.Mộttrongnhữngnguyênnhânchủ yếulàdosự thiếuhiểu biết,chưacóthứcBVMTcủaconngười.Vấnđề cấpthiếtđặtralàcầnphải kêugọicáccấp,cácngành,cáctổchứcđoànthểvàmọicánhâncùngchungtay đểBVMT,coiđó“làvấnđề sốngcòncủađấtnước,nhânloạivàlàmộttrong nhữngyếutố quyếtđịnhsự pháttriểnbềnvững,cóliênquanchặtchẽ tớisự pháttriểnkinhtếxãhội…”. 1
  2. Trongnghịquyếtsố41/NQ/TWcủaBộChínhTrịrangày15/11/2004đãchỉ rõcầnphảiBVMTvớihivọngmọingười,mọinhàsẽ đượcsốngtrongmột mooutrườngtrongsạch,lànhmạnhvàhạnhphúchơn. ThựchiệnQĐsố1363/QĐ­TTgngày17/10/2001củaBGD&ĐTphêduyệtđề án“ĐưacácnộidungBVMTvàohệ thốnggiáodụcquốcdân”,trongđónhấn mạnh“NộidungGDBVMTphảiđảmbảođượctínhgiáodụctoàndiện”;đối vớigiáodụcmầmnon:“Cungcấpchotrẻ nhữnghiểubiếtban đầuvề môi trườngsốngcủabảnthânnóiriêngvàcủaconngườinóichung,biếtcáchsống tíchcựcvớimôitrường,nhằmđảmbảosựpháttriểnlànhmạnhvềcơthểvàtrí tuệ”;bậchọcmầmnon–nơichămsóc,nuôidưỡng,giáodụcconngườitừ nhữngbướckhởiđầucủacuộcđời,chínhvìlẽ đógiáodụcchotrẻ cóýthức BVMTlàđiềuthiếtyếunhất. Chỉ thị số 02/2005/CT­BGD&ĐTngày31/1/2005về tăngcườngcôngtác GDBVMTđãnhấnmạnh:“BVMTlàmộtvấnđề sốngcòncủađấtnước,của nhânloại.BVMTnóichungvàGDBVMTnóiriêngđãđượcĐảng,Nhànước quantâm…”.Trongđóđãđề ranhiệmvụ chocáccơ sở GDMNthamgiavào côngtácGDBVMT;giúptrẻhiểubiếtvềmôitrường;cóhànhvi,tháiđộứngxử phùhợpvớimôitrườngđểgìngiữ,bảovệmôitrường;biếtsốnghòanhậpvới môitrườngnhằmđảmbảopháttriểnlànhmạnh.TrẻbiếtđượcMTXQtrẻbao gồmnhữnggì,biếtphânbiệtđượcnhữngviệclàmtốt–xấu,nhữnghànhvi đúng–saiđốivớimôitrườngvàbiếtcầnphảilàmnhữnggìđể BVMT.Bên cạnhđócũnggiáodụctrẻ cáchchămsóc,giữ gìnsứckhỏecủabảnthân;biết chămsócbảovệ câycối,convậtnơimình ở;biếtvề mộtsố ngànhnghề,văn hóaphongtụctậpquánđịaphương,từ đódầnhìnhthành ở trẻ niềmtự hào,ý thứcbảotồn,pháthuyvănhóadântộc. ViệcgiáodụcchotrẻcóýthứcBVMTluônluônlàmộthoạtđộngmangtính giáodụccao,đòihỏigiáoviênphảinhạybén,linhhoạt,khônggâyquátảicho 2
  3. trẻ,biếttậndụngnguồnnguyênvậtliệuphế thảisẵncóđể làmđồ dùngđồ chơichotrẻđượcthựchành,khámphá,trảinghiệm…mộtcáchcóhiệuquả. Từ nămhọc2005­2006nộidungGDBVMTđãđượcđưavàochươngtrình CSGDtrẻ vàtrở thànhchuyênđề trọngtâmcủacáctrườngmầmnontrêncả nước.Thựchiệnchỉ thị chungcủangànhhọc,dựavàotìnhhìnhthựctế của trường,củalớp[tỉlệtrẻcónhữnghànhvi,tháiđộ thamgiabảovệmôitrường cònrấtítvàkhôngthườngxuyên…VD:Khitrẻănbimbim,uốngsữa…trẻsẵn sàng“tiệntay”némxuốngsântrườnghoặcmộtnơinàođómàkhôngvứtvào thùngrác…]tôiđãmạnhdạnchọnđềtàinghiêncứucủamìnhlà: “Mộtsốbiện phápgiáodụcbảovệmôitrườngchotrẻ4­5tuổiởtrườngmầmnon”. 2.Mụcđíchcủađềtài: Quađềtàigiúpgiáoviênhiểuhơnvềbảnchấtvàcácvấnđề liênquanđến môitrường;nhậnthứcđượcýnghĩa,tầmquantrọngcủacácvấnđềmôitrường nóichung,việccầnthiếtphảigiáodụcBVMTchotrẻmầmnonnóiriêng;từđó giáoviênnắmđượccáckiếnthức,nộidungvàtìmracácgiảiphápnhằmnâng caochấtlượngGDBVMTchotrẻdựatrêntìnhhìnhthựctếcủatrường,lớp,địa phương. PHẦNTHỨHAI:NỘIDUNGNGHIÊNCỨU 1.Cơsởlýluận: Từthế kỷXIXmộtsốnướcđãđưaranhữngđạoluậtvề môitrườngnhư: LuậtcấmgâyônhiễmnướcsôngởAnhnăm1876;LuậtvềkhóithanởMỹnăm 1896… Năm1972trongtuyênbốcủaHộinghịLiênHiệpQuốcvề “Môitrườngvà conngười”đãnêu“việcgiáodụcmôitrườngchothế hệ trẻ cũngnhư người lớn,làmsaođểhọcóđượcđạođức,tráchnhiệmtrongviệcbảovệvàcảithiện môitrường”. 3
  4. Trongchỉthịsố36/CT/TWngày25/6/1998củaBộChínhTrị về việc“Tăng cườngcôngtácBVMTtrongthờikỳCNH­HĐHđấtnước”đãđưaranhữnggiải phápcơbảnđểthựchiệnnhiệmvụBVMTnhư:“thườngxuyêngiáodục,tuyên truyền,xâydựngthóiquen,nếpsốngvàphongtràoquầnchúngBVMT”. CùngvớiLuậtgiáodụcthìBộ GD&ĐTđãcóQĐsố 3288/QĐ­BGD&ĐT ngày2/10/1998phêduyệtvàbanhànhcácvănbảnvềchínhsáchvàchiếnlược giáodụcmôitrườngtrongnhàtrường,đóchínhlàcơ sởpháplýquantrọngcho việctổchứctriểnkhaicáchoạtđộnggiáodụcmôitrườngtrongcáccơsở giáo dục. Thủtướngchínhphủcũngđãraquyếtđịnhsố1336/QĐ­TTgngày17/10/2001 phêduyệtđề án“ĐưanộidungGDBVMTvàohệ thốnggiáodụcquốcdân”; Quyếtđịnhsố256/QĐ­TTgngày02/12/2003vềchiếnlượcBVMTquốcgiađến năm2010vàđịnhhướngđếnnăm2020. Trongkỳ họpthứ 8,QuốchộikhóaXInướcCHXHCNViệtNamngày 29/11/2005đãbanhànhLuậtBVMTvàluậtcóhiệulựckểtừngày1/7/2006. 1.1.Đặcđiểmtâmlýtrẻ mầmnon: Trẻ lứatuổimầmnonrấtthíchhoạt động,khámphá;thíchtiếpxúcvớithiênnhiên;dễhìnhthànhnềnếp,thóiquen, tháiđộ ứngxử đúngđắn,cóvănhóa…đólànhữngyếutố thuậnlợichoviệc GDBVMT. 1.2.Kỹnăngcủatrẻmầmnon: Trẻcókhảnăngtiếpnhậnkiếnthức,hìnhthànhnhữngkỹnăngbanđầuđơn giản.Trẻcóđượcnhữngkỹnăngnhư:Quansát,phântích,sosánh,phânloạicác sự vậthiệntượng;nhậnbiếtđượccácmốiquanhệ giữaconngười–thiên nhiên,độngvật–thựcvậtvàđiềukiệnsốngcủachúng;thíchtìmhiểu,khám phánhữngđiềumớilạxungquanh… Họctậpcủatrẻmầmnoncònở dạngđơngiản;nhữngtrithứctrẻ lĩnhhội đượclànhữngtrithứctiềnkhoahọcđượclượmlặttrongđờisốnghàngngày,ở 4
  5. mọilúcmộtcáchtự nhiên,trẻ họcthôngquahoạtđộng,chiasẻ vớibạnbè, ngườilớn… Laođộngcủatrẻ là ở dạngsơ đẳng:đólàlaođộngtự phụcvụ,chămsóc thiênnhiên,vệsinhmôitrường…đâylàphươngtiệnquantrọnggiúphìnhthành ýthứcbảovệthiênnhiên,bảovệmôitrườngchotrẻ… 1.3.Vaitròcủagiáodụcbảovệmôitrườngtrongtrườngmầmnon: CácchuyêngiagiáodụcđãkhẳngđịnhGDBVMTlàrấtcầnthiếtvàcấp bách,phảibắtđầungaytừbậchọcmầmnon,nócóýnghĩatolớngópphầnđặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người. Tuy nhiên GDBVMTtrongtrườngmầmnonkhôngphảilàmộtmônhọcriêngbiệtmàchỉ cóthể lồngghép,tíchhợpvàocácmônhọctrongchươngtrìnhgiáodụcmầm nonvàtrongcáchoạtđộnghàngngàycủatrẻ.MụctiêucủaBVMTchínhlàvận dụngnhữngkiếnthức,kỹnăngvềmôitrườngvàoviệcbảovệmôitrường. Môitrường ở trườngmầmnoncũnglàtoànbộ môitrườngtự nhiên,môi trườngxãhộivàmôitrườngnhântạo,đólàmôitrườngtrongphònglớphọcvà môitrườngngoàiphònglớphọc­nơitrẻ vuichơi,họctậpvàsinhhoạthàng ngày.Môitrườngtự nhiên ở trườngmầmnonlàcácyếutố thiênnhiênbao quanhnhư:đất,nước,cát,sỏi,đá,nhiệtđộ,khôngkhí,ánhsáng,nắng,mưa,gió, bão,cây,hoa,quả,convật,vườntrường…Môitrườngnhântạobaogồmtấtcả nhữnggìconngườitạonên,làmthànhtiệnnghitrongcuộcsốngnhư:phòng nhóm,lớphọc,cácphòngchứcnăng,bếpăn,gócchơi,sânchơi,trangthiếtbị, bànghế,đồ dùngđồ chơi,tranh ảnh…phụcvụ trẻ họctập,sinhhoạtvàvui chơi… Giáoviêncầnphảitạođiềukiệnthuậnlợichotrẻ thamgiavàocáchoạt độngquansát,tìmhiểu,khámphámôitrường,phảiluônđáp ứngnhucầuham thíchtòmò,tìmtòi,khámphácủatrẻ,từđógiúptrẻhiểubiếtvềmôitrườngvà mongmuốnđượcthamgiabảovệmôitrường. 5
  6. 2.Thựctrạng: GDBVMTchotrẻmầmnonđượcbắtđầubằngviệcchotrẻlàmquencuộc sốngcủacácđộngvật,thựcvậtgầngũi,quenthuộcxungquanhtrẻ;mốiquan hệ củachúngvớiMTsốngvàsự phụ thuộccủachúngvàoMT.Khichămsóc cácconvậtvàcâycốitrẻ nhậnrađượcsự khácnhautrongtừnggiaiđoạnphát triển,hiểuđượcrằnglaođộngcủaconngườisẽ gópphầntạonênMTsống bềnvữngxungquanh. Trẻcònđượclàmquenvớicácloạivisinhvậtvớiýnghĩalàcơthểsống,sự đadạng về nhómsinhvậtcónguồngốckhácnhaucùngtồntạitrongmôi trường;đượclàmquenvớinhữngcơsởbanđầuvềsinhtháihọc,củngcốhiểu biếtcủatrẻvềkhảnăngtựđánhgiásứckhỏe,nhữngthóiquenđơngiảntrong cuộcsốngcủamỗiconngười;đượclàmquenvớiviệcsử dụngcáctàinguyên thiênnhiêntronghoạtđộngcủaconngườinhằmhìnhthànhtháiđộgìngiữ,tiết kiệmtàinguyênthiênnhiên. NộidungGDBVMTtrongtrườngmầmnonđượcthựchiệnthôngquaquá trìnhkhaithácnộidungcácchủ điểmgiáodục,lồngghépquacáchoạtđộng hàngngàycủatrẻởtrường. 2.1.Thuậnlợi: ­Làmộtgiáoviêncótrìnhđộ Đạihọc,đượcđàotạochínhqui,cótâmhuyết vớinghề;luônyêunghề,mếntrẻ;cókỹ năngtạohình,khiếuthẩmmĩ,sáng tạo…luônbiếttậndụngnhữngnguồnnguyênvậtliệuphế thảitạorađược nhiềuđồdùngđồchơiphụcvụtrẻmộtcáchhiệuquả. ­Bảnthânlàgiáoviêntrựctiếpgiảngdạy,cónhiềuthờigiantiếpxúcvớitrẻ. ­Trẻngoanngoãn,đihọcchuyêncầnđạt95%. ­Trườnglớpđượcxâydựngrộngrãi,thoángmát,lớpđượcđầutư cáctrang thiết bịkỹthuậthiệnđạinhư:ĐànOrgan;tiviđanăng;nhiềugiágóc,đồchơiđẹp… 6
  7. ­Nhàtrườnglàmtốtcôngtácxãhộihóagiáodục,đượccáccấp,cácngành, lãnhđạođịaphương,phụ huynhtintưởng,quantâmtạođiềukiệngiúpđỡ về nhiềumặt. ­BGHnhàtrườngluônquantâm,chỉđạosátsao,tạođiềukiệnchoGVhọchỏi; độingũCBGVnhàtrườngnhiệttình,tíchcựchỗ trợ,chiasẻ kinhnghiệmcho nhauquacácbuổisinhhoạtchuyênmôn. ­ Bảnthântiếpthuđầyđủ chuyênđề về MôitrườngvàGDBVMTchotrẻ, nhiềunămliềntậpluyệnchotrẻ thamgiacáchộithivề BVMTnhư:“Bévới BVMT”;“BévớiATGTvàBVMT”;“BévớitạohìnhvàBVMT”…. 2.2.Khókhăn: ­CSVCcònthiếunhiều;cảnhquanmôitrường,khuônviênxanh­sạch­đẹp chưahoànchỉnh,câyxanhđãcónhưngcònhạnchếvềchủngloại;cóhố xửlý rácthảinhưngchưahợplý... ­ Trẻ mầmnonnhanhnhớ mauquên,trẻ chưatự ýthứcđượcviệccầnphải BVMTvàvệsinhmôitrườngxungquanh… ­CácnộidungGDBVMTchotrẻ cònchungchung,mangtínhhìnhthức,chủ yếulàqualờinói. ­NhậnthứccủamộtsốphụhuynhvềGDBVMTchotrẻcònchưađầyđủ nên côngtácphốikếthợpvớigiađìnhcònnhiềuhạnchế,chưatạođượcsự đồng nhất... ­Trìnhđộnhậnthức,kỹnăngsưphạmcủagiáoviênkhôngđồngđều,chưatạo đượcsựthốngnhấttrongviệcGDBVMTchotrẻ,trongquátrìnhsoạngiảngcòn chưachúýđếnviệclồngghépnộidungGDBVMT… ­Trẻtronglớpquáđông[36cháu]ảnhhưởngđếnviệctổchứccáchoạtđộng GD. ­TrẻchưabiếtcáchgiữgìncẩnthậnvàsửdụngcóhiệuquảcácĐDĐCđược làmtừnguyênvậtliệuthiênnhiên,nguyênvậtliệuphếthải… 7
  8. ­Việclựachọnnguồnnguyênvậtliệu,nơicấtgiữvàbảoquảnĐDĐCtựtạo đểđảmbảosảnphẩmcóđộbềncao,sửdụnglâungàycònhạnchế. Vàođầunămhọctôiđãtiếnhànhkhảosáttrẻ theo5nộidung.Kếtquảthu đượctheobảngsau: BẢNGKHẢOSÁTĐÁNHGIÁTRẺ T Trẻđạt Nộidungkhảosát Tốt Khá Trungbình Chưađạt T [Tổngsốtrẻđược Số TL% Số TL% Số TL% Số TL% khảosát:36cháu] trẻ trẻ trẻ trẻ 1 Trẻ có những hiểu biết banđầuvềMTsốngcủa 4 11% 7 19,4 10 27,8 15 41,8 conngười. % % 2 Trẻ có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ 5 13,8 8 22,2 8 22,2 15 41,8 sinhcánhân,vệ sinhmôi % % % % trườngsáchsẽ. 3 Trẻtíchcựcthamgiavào các hoạt động bảo vệ 7 19,4 8 22,2 10 27,8 11 30,6 môitrường,lớp. % % % % 4 Trẻ biếtchiasẻ,hợptác với bạn bè và những 4 11% 7 19,4 9 25% 16 44,6 người xung quanh về % % công tác bảo vệ môi trường 5 Trẻ cóphản ứngvớicác hành vi của con người 6 16,7 9 25% 9 25% 12 33,3 làm bẩn môi trường và % pháhoạimôitrường. TừthựctrạngchấtlượngcôngtácGDBVMTchotrẻ ởlớpmìnhphụ trách như vậytôiđãtìmtòi,nghiêncứuvàđưaramộtsố giảiphápnhằmnângcao chấtlượnggiáodụcbảovệmôitrườngchotrẻ. 3.Cácbiệnphápthựchiện: 8
  9. Trướcthựctrạngônhiễmmôitrườngngàycàngcao,dosự giatăngdânsố quánhanh,nhândâncònnghèokhổvàlạchậu[ởcácnướcđangpháttriển],quá trìnhđôthịhóa,khíthảicủacáccôngtrường,nhàmáythảirasông,hồ làmcho nướcbịônhiễmvàlượngrácthảitrongsinhhoạtkhôngđượcphânloạivàxửlý đúngcách,đúngnơiquyđịnhdẫnđếnlàmmấtvệ sinhvàgâyraônhiễmmôi trường.Chínhvìvậyđể bảovệ môitrườngconngườiphảithựchiệnnhiều hìnhthứcvàbiệnphápkhácnhau,trongđócácbiệnphápgiáodụcbảovệ môi trườngchotrẻđượcxemlàrấtcóhiệuquả,nhấtlàgiáodụcbảovệmôitrường ởlứatuổimầmnonvìởlứatuổinàydễhìnhthànhnhữngnềnếp,thóiquentốt vàđúngđắntạocơsởchoviệchìnhthànhnhâncáchtốtđẹpcủatrẻvềsaunày. Việcgiáodụcbảovệ môitrườngtrongtrườngchúngtôiđượcxácđịnhlà mộttrongcácnhiệmvụquantrọng,đượctiếnhànhthườngxuyên,liêntụcmột cáchcóhệthống,linhhoạtthôngquahoạtđộnghằngngàynhằmcủngcốvàhệ thốnghóacáckinhnghiệmmàtrẻ đãtíchlũyđượctrongquátrìnhtrẻ quansát, họctập,vuichơi,laođộng,chămsócvàbảovệsứckhỏe,… 3.1.Tíchhợp,lồngghépnộidunggiáodụcBVMTtrongcácchủđề: Giáodụcbảovệ môitrườngkhôngphảilàmộtmônhọcmànólàmộtnội dungđượctíchhợpvàotấtcảcáchoạtđộngtrongngàycủatrẻtheocácchủđề. VìvậygiáoviêncầnphảilựachọnnộidungGDBVMTchotrẻsaochophùhợp vớinộidungcủatừngchủđề mộtcáchlinhhoạt,sángtạo,cóhiệuquả,tạora mốiliênhệ chặtchẽ giữanộidungtíchhợpvớinộidungchínhcủatừnghoạt động. QuátrìnhkhaithácnộidungGDBVMTtrongcácchủ điểmgiáodụcđược tiếnhànhtheo3bước.Cụthể: *Bước1:Phântíchchủđềgiáodục.Quabướcnàygiáoviênsẽlựachọnđược nhứngnộidungGDBVMTsaochophùhợpkhả năngcủatrẻ,tìnhhìnhthựctế nhóm[lớp],địaphương,phùhợpchủđềđangthựchiện. 9
  10. *Bước2:XácđịnhnộidungGDBVMTtrongmỗichủđề.Mứcđộ củacácnội dungphụ thuộcvàođặctrưngcủachủ điểm,đặcđiểmhoạtđộngnhậnthức củatrẻ,đảmbảođượctínhhợplý,logictrongquátrìnhkhámphá,cóhệ thống vàvừasứcđốivớitrẻ. Ưutiênlựachọncácnộidunghấpdẫn,thiếtthực,gần gũivớitrẻ… *Bước3:CụthểhóanộidungGDBVMTvàocáchoạtđộngcủatrẻ.Dựavào cácgiaiđoạnpháttriểnnhậnthứccủatrẻđểxâydựngcácnộidunggiáodục. ­GiaiđoạnI:Khảosát.Giaiđoạnnàygiáoviêncầncósựchuẩnbịchuđáovề môitrường,tâmthếchotrẻvàđiềukhiểnhợplýhoạtđộngthìtrẻsẽhứngthú, tíchcực,chủđộngvàtíchlũyđượcnhiềutrithứcliênquanđếnđốitượng. ­GiaiđoạnII:Hìnhthànhkháiniệm.Trithứcdotrẻtựtìmkiếmđượctronggiai đoạnkhảosátthườngkhôngđầyđủ,đôikhithiếuchínhxác,thiếutínhhệthống vàtínhkháiquát.Dovậycầngiúptrẻcóbiểutượng,kháiniệmđúngvềsựvật hiệntượngxuangquanhđểlàmcơsởtạoratháiđộđúngcủatrẻ. ­ GiaiđoạnIII: Ứngdụng.Giaiđoạnnàygiúptrẻ lưugiữ thôngtinlĩnhhội đượcvềđốitượng.VớiýnghĩaGDBVMTthìđâylàcơhộichotrẻthểhiệnthái độđúngvớisựvật,hiệntượng,môitrườngxungquanh. Vídụ1:Chủđề“Trườngmầmnon”nộidungGDBVMTđưavàodạytrẻlà: Nhậnbiếtmôitrườngsạch­bẩnvàsựảnhhưởngđếnsứckhoẻcủaconngười; Nguyênnhângâyônhiễmmôitrường ởtrongtrườnghọc;Cáchphòngtránhkhi môitrườngbị ônhiễm;Cáchgiữ gìnvệ sinhtrườnglớpsạchsẽ;Tiếtkiệm trongtiêudùng,sinhhoạt;SắpxếpĐDĐCgọngàng,giữgìnđồdùng,đồchơi… Vídụ 2:Chủ đề “Thế giớithựcvật”nhữngnộidungGDBVMTtíchhợpcho trẻ:Trẻbiếtđượccâycầnđất,ánhsáng,nước,khôngkhí,…biếtđượccâycần cósự chămsóccủaconngười;biếtcâyđể làmcảnh,chobóngmát,câycótác dụngđiềuhoàvàlàmsạchkhôngkhí,câycòngiữchođấtkhỏixóimònkhimùa mưabảo,làmgiảmônhiễmmôitrường[giảmbụi,tiếng ồn,giảmnhiệtđộ 10
  11. ngàyhè…];biếtđượcnhữngnguyhiểmxảyrakhirừngcâybịtànphá:Convật khôngcónơi ở,khôngcóthứcăn,xảyralũlụt,khôngcònnhữngcâythuốc quý…Giáodụctrẻcầnphảibảovệrừngvàcâyxanh… Vídụ3:VớiChủđề“Giaothông”Trẻbiếtđượcnguyênnhâncácphươngtiện giaothônglàmônhiễmMT:Tiếng ồncủađộngcơ,tiếngcòixemáy,ôtô,tàu hoả,máybay;khóicủacácloạiPTGTthảira;cácphươngtiệnchở hàngcồng kềnh,nhiềuPTGTcùnglưuthônggâycảntrở,gâytắcnghẽngiaothông,gâyra tainạn;trẻchơikhôngđúngchỗcũnglàmcảntrởgiaothông…;biếtlàmthếnào đểgiảmbớtônhiễmmôitrườngdogiaothônggâyra[Khuyếnkhíchmọingười đibộvàsửdụngcácPTGTcôngcộng;khôngvứtrácxuốngđường,xuốngsông khiđitrêncácphươngtiệngiaothông…] Vídụ 4:Chủ đề:“Nướcvàcáchiệntượngtự nhiên”cácnộidungtíchhợp BVMT: Nướclànguồntàinguyênquýgiácủaconngười.Hiệnnaynguồnnướcbịô nhiễmdochấtthảinhàmáyrasông,kênhrạchkhôngđượcxửlý,conngườivứt rácbừabãi…Dạytrẻbiếtbảnchấtcủanướclàkhôngmàu,khôngmùi,không vị,nhưngkhibịônhiễmnướcchuyểnthànhmàuvàng,xanhhoặcđen,cómùi, … Cầnxửlýnướcthảicôngnghiệpvànướcthảisinhhoạthợplý.Trẻbiếttiết kiệmnướctrongnhàtrườngvà ở nhà,khôngmở vòinướcchảybừabãi.Biết khóavòinướckhixửdụngxong… Conngườivớicáchiệntượngthiênnhiên:Gió,nắng,mặttrời,hạnhán,bão lũ…Giảithíchchotrẻbiếtlợiíchvàtáchạicủagió,nắng,mưa.Cácbiệnpháp tránhnắng,tránhgió,tránhmưa.Khôngngồilâuchỗ cógiólùa,mặcấmkhicó giórét.Khicógiôngbãophảiđóngcửakín;khiđidướitrờinắngphảiđộimũ, đeokhẩutrang,khôngởngoàitrờilâu,trồngnhiềucâyxanh,bóngmát.Đidưới trờimưaphảicheô,độimũ,nónhoặcmặcáomưa,khôngchơiđùadướitrời 11
  12. mưa…để bảovệ sứckhỏe.Khitrờimưatosấmsétkhôngđứngdướigốccây to,khôngcầmnhữngvậtbằngsắt…Chotrẻbiếttrờinắngnónglâungàykhông cómưasẽ dẫnđếnhạnhán.Conngười,convậtthiếunướcsinhhoạt,thiếu nướcđểsảnxuấtvàcâycốithiếunướcsẽbịkhôhéocằncỗi… *GDBVMTthôngquacáchoạtđộnghọc:Trẻđượcthamgianhiềuvàocác hoạtđộngkhácnhau:pháttriểnthểchất,khámphákhoahọc,âmnhạc,làmquen tácphẩmvănhọc,tạohình...mỗihoạtđộngtrênđềucónhữngđặctrưngriêng vàcóưuthếkhácnhaunhư:trẻquansát,đàmthoại,thựchànhtrảinghiệm,thí nghiệm,chơicáctròchơi.....vớitrẻ để trẻ nhậnrađư ợcnhữngviệclàmtốt, khôngtốt,nhữnghànhđộngđúng– hànhđộngkhôngđúngkíchthíchtrẻ suy nghĩ,bộclộtìnhcảm,cótháiđộphùhợpvớimôitrườngtrongvàngoàilớphọc. Chủđiểm:“Trườngmầmnon”:Tôitổchứcchotrẻchơitròchơi“Hành viđúng–hànhvisai”.Côlàmtranhvẽvềviệcgiữgìnbảovệmôitrườngcủa mộtbạnnhỏ như:bévứtrácvàothùng,vứtrácbừabãi,béquétnhà,giẫmlên cỏ,béđucànhcây,béngồilênbàn,bétranhgiànhđồ chơi...Sauđóchiatrẻ làm haiđội,mỗiđộicómộtbứctranhyêucầutrẻphảibậtquacácvòngvàyêucầu độikhoanhtròncáchànhviđúngvàmộtđộikhoanhvàonhữnghànhvisai.Thời giansaumộtbảnnhạcđộinàokhoanhđượcđúngtheoyêucầulàchiếnthắng Ởchủđiểm:“Bảnthân”Mụcđíchlàgiáodụctrẻbiếtíchlợicủaviệcgiữ gìnvệ sinhthânthể,vệ sinhmôitrườngđốivớisứckhoẻ conngười.Trẻ có hànhvivàthóiquentốttrongănuống:mờicô,mờibạn,khôngănquàvặtngoài đường...Nhậnbiếtkýhiệuthôngthường:nhàvệ sinhnam,nữ,thùngđựng rác…vàbiếttránhmộtsốvậtdụng,nơinguyhiểmđốivớibảnthân:dao,kéo,ổ cắmđiện,ao,hồ...Vídụ:TronggiờKPKH“Nămgiácquancủabé”tôichotrẻ tựmìnhkhámpháthựchànhtrảinghiệmvềcácgiácquanvàquađógiáodụctrẻ biếtchămsócgiữ gìnđôimắt[khôngdụitaybẩnlênmắt,rửamặthàngngày bằngnướcvàkhănsạch].Giáodụctrẻbiếtgiúpđỡnhữngbạnbịkhiếmthị,bị 12
  13. cận...khôngchotaybẩnvàotai,khôngdùngquengoáytaicủamìnhvàcủabạn, khitắmgộichúýkhôngđểnướcchuivàotai...biếtđộimũ,ôvàđeokhẩutrang khiranắng,thườngxuyênđánhrăngvàkhôngănnhữngthứcănquánóng,quá lạnhphảigiữvệsinhrăngmiệnghàngngày,tiếtkiệmnướckhirửatayvàđánh răng... Chủđiểm:“Giađình”trẻphảithấyđượcsựthayđổicủamôitrườngxung quanhnhàcủatrẻ,nhậnbiếtđượcmôitrườngsạch,môitrườngbẩntronggia đình.Biếtquýtrọnggiữ gìnđồ dùngtronggiađình,cấtđồ dùng,đồ chơiđúng chỗ,bỏ rácđúngnơiquyđịnh,khôngkhạcnhổ bừabãi...cóýthứcvề những điềunênlàmnhư:khoávòinướckhôngsửdụng,tắtđiệnkhirakhỏiphòng.... Vídụ:TrongtiếtKPKH “Đồ dùngsử dụngbằngđiệntronggiađìnhbé” Ngoàiviệcchotrẻ biếttêngọi,chứcnăngcủamộtsố đồ dùngsử dụngbằng điệntronggiađìnhnhư:bóngđiện,quạt,tivi,đài,tủ lạnh,...tôicòngiáodụctrẻ nhữngkỹnăngsử dụngđồ dùngbằngđiệnđúngcáchvừatiếtkiệmlạicóthể bảoquảnđồ dùng,tránhđượcnhữngvấnđề gâycháynổ haynguyhiểmkhác. Bêncạnhđóđưaracáctìnhhuốngnhằmlồngghépnộidung“sử dụngnăng lượngtiếtkiệm,hiệuquả” như khirakhỏiphòngcácconphảilàmgì? [Tắt đèn,tắttivi,quạt...] TrongChủđiểm:“Giaothông”Tôichotrẻxemnhữngvideohìnhảnhcủa cácphươngtiệngiaothônggâyônhiễmmôitrường…để chotrẻ tự nêunhận xét. Chuẩnbịchomỗitrẻ1bứctranhvẽcáchìnhảnh:ngườiđixemáykhôngđội mũbảohiểm,ngồitrênxethòđầuquacửasổ,ngườingồisauđứnglênxeđạp, xemáy,đixekhôngđeokínhkhẩutrang,ngườiđibộđitrênvỉahè,điđúngluật giaothông,trẻemđábóngdướilòngđườnghìnhảnhngườiđixemáyđeokhẩu trang,đeokínhđộimũbảohiểm...Yêucầutrẻđánhdấunhữnghànhđộngđúng [sai]khithamgiagiaothông,tôtranhnhữngphươngtiệngiaothôngbảovệmôi 13
  14. trường,lựachọnnhữnglôtôphươngtiệngiaothôngkhônggâyônhiễmmôi trường... Giáodụctrẻđiđườngbiếtbịtkhẩutrang,độimũbảohiểmtránhtainạn,bố mẹ đưađếntrườngphảiđể xeđúngquyđịnh,khôngchoxeđivàosântrường khóibụilàmônhiễmmôitrường... NhưvậyviệclồngghépGDBVMTchotrẻ thôngquacácchủ đề rấtphong phú,đadạngkhichúngtabiếtlồngghéptíchhợpđểgiúptrẻcónhữngkiếnthức hiểubiếtvềchămsócchobảnthân,vềmôitrườngxungquanhgầngũivớibản thân,biếtsử dụngvàgiữ gìnđồ dùngluônsạchsẽ gọngàng,ngănnắp....biết sốngvìmôitrường,bảovệ vàgiữ gìnmôitrường,cótháiđộ đúngvớimôi trườngmộtcáchtíchcựcvàhiệuquả. 3.2.Giáodụcbảovệmôitrườngthôngquacáchoạtđộngkhác. NộidungGDBVMTtrongtrườngmầmnonđượctíchhợptrongcáchoạt độnggiáodụcdướinhiềuhìnhthức:Theođịnhhướngcủagiáoviên,theoýthích củatrẻhoặctrongthờigiandạochơingoàitrời,thamquan... 3.2.1.Giáodụcbảovệmôitrườngthôngquahoạtđộngvuichơi: Hoạtđộngchơimangtínhtíchhợpcaotronggiáodụctrẻ.Hoạtđộngchơi đượctổ chứcđáp ứngnhucầucủatrẻ,đồngthờitíchhợpnộidunggiáodục, trongđócócácnộidungGDBVMT. ­Thôngquacáctròchơiphânvai:trẻđượcđóngvaivàthểhiệncáccôngviệc củangườilàmcôngtácbảovệ môitrườngnhư:Trồngcây,chămsóccây,thu gomrác,xử lýcácchấtthải...Tròchơibácsĩ,ytá[Khámchữabệnhchomọi người,chúýgiữ gìnvệ sinhphòngkhám,xử lýrácthảiytế...];đóngvaicảnh sátgiaothôngđibắtnhữngngườiviphạmlấnchiếmvỉahè,gâymấttrậttự côngcộng,đisaiđường,bánhàngrong...giáodụctrẻluậtlệantoàngiaothông vàbảovệmôitrường.Tròchơigiađình:dọndẹpnhàcửa,lauchùinềnnhàsạch sẽ,ngănnắp;quầnáogấpgọngàng,đimuađồdùnggiađình,giữgìnkhôngrơi 14
  15. vỡ,...trướckhiănphảirửatay,rửamặtsạchsẽnhắcnhởmọingườiphảitiết kiệmtrongsinhhoạt...Tròchơinấuăn:tậplàmmónănđơngiản,chúývệsinh dụngcụnhàbếp,tiếtkiệmnước... ­Thôngquacáctròchơihọctập:Trẻtìmhiểucáchiệntượngtrongmôitrường, họccáchphânloại,sosánh,phânloạicáchànhvitốt­xấuđốivớimôitrường, phânbiệtmôitrườngsạch–bẩnvàtìmranguyênnhâncủachúng;chotrẻ giải cáccâuđố,kểlạicáccâuchuyệnvềBVMT... ­Thôngquacáctròchơivậnđộng:TrẻmôtảcáchànhviBVMThoặclàmhại môitrường:độngtáccuốcđất,trồngcây,tướinước,bắtsâu–chặtcây,dẫmlên cỏ.... ­ Thôngquacáctròchơiđóngkịch:Trẻ thể hiệnnộidungcáccâuchuyện BVMT,thểhiệncáchànhvicólợivàhànhvicóhạichomôitrường... ­ Tròchơivớimộtsố phươngtiện,côngnghệ hiệnđại[Máyvitính...]:trẻ nhậnbiếtmôitrườngbẩn–sạch,tìmnguyênnhânvàcáchlàmchomôitrường sạchhơn. 3.2.2.Thôngquatổchứcgiờăn,ngủchotrẻ: Đâylàhoạtđộngnhằmhìnhthànhcácnềnếpthóiquentrongsinhhoạt,tôi thườngxuyênnhắctrẻphảibiếtkêbànngayngắn,biếtlấykhăn,lấyđĩađựng cơmrơivãivàđểkhănướtlaumiệng.Sauđóraxếphàngrửataybằngxàphòng theoquitrình7bước[côbaoquátnhắcnhởtrẻthựchiệnđúngthứtựcácbước]. Trongkhiăncônhắctrẻ ănhếtxuất,khihophảilấytaychemiệng,khôngnói chuyệntrongkhiăn.Ănxongbiếtxếpbát,thìavàonơiquyđịnhmộtcáchgọn gàng,rửatay,laumiệng...[nhắcnhởtrẻtiếtkiệmnước,rửaxongnh ớv ặnkhóa vòinước...] Nhắctrẻgiữgìnvệsinhphòng,nhómsạchsẽ,đivệsinhphảiđúngnơiquy định,biếttựlấygốiđingủ,... 3.2.3.Thôngquahoạtđộngđidạo,thămquan. 15
  16. Trẻ đượcquansáttrựctiếpvớimôitrườngtự nhiên,cácđịadanhxung quanhtrường,lớpđểtrẻcảmnhậnvềvẻđẹpcủamôitrườngquanhtrẻvàcóý thứcgiữgìnvàbảovệ.Tôichotrẻđượcđithămquanmôitrườngtronglớphọc của những lớp học khác, khu vực quanh trường, thăm quan nghĩa trang liệt sĩ,...Yêucầutrẻnhậnxétvềvệsinhmôitrườngởtạinơiđóvàtìmracáchkhắc phụcBVMT. 3.2.4.Thôngquahoạtđộnglaođộng. NộidungBVMTđượcthựchiệnthôngquahoạtđộnglaođộngvàđượctriển khai,tíchhợpvàocácchủđề,gồmcácdạnglaođộngnhư: ­Laođộngtựphụcvụ[đạitiểutiệnđúngchỗ,để đồ dùngcánhângọngàng, ngănnắp...]giúptrẻtựkhẳngđịnhđượckhảnăngcủamình,gópphầnthamgia vàolaođộngthựcsự củangườilớnvàcácbạncùngtuổinhằmBVMT ở gia đình,trườnglớpsạchđẹp... ­Laođộngchămsócvậtnuôi,câytrồng. ­Laođộngvệ sinhmôitrường[lauchùiđồ chơi,xếpdọnđồ dùngngănnắp, nhặtrác,thugomláởsântrường... Tôihướngdẫntrẻ làmmộtsố đồ dùng,đồ chơitừ nguyênvậtliệuthiên nhiênvàvậtliệuđãquasửdụng:Lấyláchuốilàmkèn,nhặthoacỏdạitậpgói hoatặngcô,tặngmẹ....Thôngquađótôigiáodụctrẻ ýthứctiếtkiệmvàlao độngsángtạo.Thườngvàocácbuổithứ6cuốituầntôichotrẻlaođộngvệsinh MTXQtrườnglớpnhư:Tổ HoaHồng:Thugomrácxungquanhtrường[nhặt giấyvụn,vỏbimbim,vỏhộpsữa,thugomlábỏ vàothùngrác...];Tổ HoaCúc: Lauđồdùng,đồchơi,cácgiáđểđồchơicủalớp;TổHoaMai:Sắpxếpđồchơi đúngnơiquyđịnh... 3.2.5.Thôngquahoạtđộngnêugương. Hoạtđộngnêugươngcũnglàmộttrongnhữnghoạtđộngđể tôitíchhợp GDBVMT,giúpchotrẻ cóýthứcbảovệ môitrườngmộtcáchhiệuquả nhất. 16
  17. Vàonhữngbuổinêugươngcôchotrẻnêukểnhữngviệclàmtốtgiúpcôgiáovà cácbạnnhư:biếtkêbànăn,biếtgấpkhăn,biếtnhặtrácbỏvàothùng,biếtchào hỏi,khimắclỗivớicôhoặcbạnthìbiếtxinlỗi,khicóngườikhácgiúpđỡ hay choquàthìbiếtcảmơn... Tôituyêndương,khíchlệtrẻkịpthờivàchotrẻđượccắmcờ,trongđóchú trọngkhenngợinhữngtrẻ đãcóhànhvibảovệ môitrườngnhư:nhặtlárụng, quétlớp,kêsạpngủ,xếpgối,tiếtkiệmnướckhirửatay,rửachân....Đồngthời chúýpháthiệnvànhăcnhở nhẹ nhàngnhữngtrẻ cóhànhvichưatốtvớimôi trườngnhư:đểđồdùng,đồchơichưagọngàng,vứtrácbừabãi... 3.2.6.Thôngquahoạtđộnglễhội. Hoạtđộnglễhộicómộtvịtrírấtquantrọngtrongviệcgiáodụctrẻbảovệ môitrường.Thôngquaviệctổchứclễhội,hìnhthànhởtrẻcáckỹnăng,tháiđộ, hànhvitíchcựcvềcácđịadanhvàmôitrường,biếtbảovệ,giữgìnmôitrường vàcácđịadanhnơidiễnralễhội. 3.3.ỨngdụngcôngnghệthôngtintrongGDBVMT Tronggiaiđoạnhiệnnay,việcứngdụngvàsửdụngcôngnghệthôngtinvào côngtácgiảngdạylàvôcùngquantrọng,sửdụngcôngnghệthôngtingiúpcho trẻcótưduytrựctiếpđểpháthuytínhtíchcựccủatrẻ,trẻhứngthúbaonhiêu thìkếtquảđạtđượccànglớn.Nếulựachọnđềtàiđểdạytrẻtrênmọitiếthọc màchỉcótranhảnhkhôngthìtrẻrấtdễbịnhàmchán,chấtlượngtrẻchắcchắn sẽ khôngcao.Chínhvìvậymàtôiluôntìmtòihọchỏicáchlàmcáchiệu ứng PowerPointvàsử dụng“Phầnmềmgiáoánđiệntử”để chotrẻ xemcáchình ảnh,đoạnvideoclip,chơitròchơicónộidunggiáodụcbảovệmôitrường.Đây làphươngtiệndạyhọchấpdẫnvớitrẻnhỏ,cókhả năngtruyềntảikiếnthức đốivớitrẻmộtcáchsốngđộng,gầngũi,dễ hiểu.Tôisưutầmthêmtranhảnh, bănghìnhcónộidunggiáodụcbảovệmôitrườngvàotrongcáctiếtdạy.Vídụ: hình ảnhcáctrậnbão,lũlụt,cháyrừng,rácthảiđỗ bừakhôngđúngnơiquy 17
  18. định,xemcáccôlaocôngđanglàmviệc,bạnnhặtrácbỏvàosọtrác,cácanhchị thiđuatrồngcây…Nhờcócáctròchơitrênmáyvitínhnhưvậytrẻcủalớptôi hứngthú,saymêkhámphá,tư duypháttriểnmạnh,sự ghinhớ cáchình ảnh đúng­saiđượcdễdàng. 3.4.Tạocáctìnhhuốngcóvầnđềđểtrẻxửlý. Đâylàmộthoạtđộngthựchành,giáoviêncóthể đưaracáctìnhhuốnggiả địnhkhácnhaucóthểxảyratrongthựctiễnhoặctậndụngcáctìnhhuốngthực đangxảyrađể yêucầutrẻ giảiquyết.Trongkhitròchuyệnvớitrẻ tôiđưara nhữngtìnhhuốnggiảđịnhcótínhchấtBVMTnhư: ­Khithấyvòinướcđangchảytrànrangoàicácconsẽlàmgì?Vìsao? ­Khiđiquanhữngnơicónhiềukhói,bụicácconphảilàmgì?Vìsao? ­Nếuconthấybạnănbánhxongkhôngbỏvỏvàothùngrácmàvứtxuốngsân trườngconsẽlàmgì?.... Ngoài ratôi luôn tậndụngnhững tìnhhuốngxảy ra trong lớp học để GDBVMTchotrẻchẳnghạnnhư:TronggiờhọcTạohìnhkhicógiấythủcông vụnrơiralớp;Khiđồdùng,đồchơicóbụibẩn;Trongkhiăncócơmrơivãi…. Bêncạnhđótôicònsử dụngtranh ảnh,câuchuyệncótìnhhuốngđể trẻ tự suynghĩvàgiảiquyết… 3.5.Côngtácphốikếthợpcùngphụhuynh. Tôitraođổitrựctiếpvớiphụhuynhquabuổiđóntrảvềnhữnghànhvitốtvà chưatốtcủatrẻvềBVMT,...nhắcnhởđểphụhuynhcùngphốihợprènnềnếp chotrẻ,tuyêntruyềnchocácbậcphụ huynhkháccùngýthứcđể bảovệ môi trường...Quacácbuổihọpphụhuynhtraođổivềtầmquantrọngcủaviệcgiáo dụcbảovệ môitrường,tuyêntruyềnphụ huynhrènnề nếpchotrẻ ởnhànhư nhắctrẻbiếtchàohỏingườilớn,mờibốmẹăncơm,ăncơmxongbiếtlấytăm, lấynước,biếttựgấpquầnáođể vàotủ củamình,cùngbố mẹ thamgiachăm 18
  19. sócbảovệcâycốitronggiađình,giữgìnvệsinhnhàcửasạchsẽ,tíchcựcdiệt ruồi,muỗi... Vậnđộngphụhuynhthamgialaođộngvệsinhtrườnglớp,trồngcâyxanh..., hỗtrợnguyênvậtliệuphếthảilàmđồdùngđồchơichotrẻ... 3.6.Xâydựngcảnhquan,tạomôitrườngchotrẻ hoạtđộngBVMTmột cáchtíchcực,hiệuquả. Việctạocảnhquantronglớphọclàviệclàmvôcùngquantrọng.Cuốituần tôithườngtổchứcchotrẻthiđualaudọn,sắpxếpđồchơigọngàng.Nhờvậy, quamỗilầntổ chứchoạtđộngvuichơitrẻ chơixongthườngthudọnđồ chơi gọngàngvàngănnắpđúngcácgócquiđịnh…trẻ cũnghiểuđượcvệ sinhlớp họcgiúpchokhôngkhílớphọcđượctronglành,đồdùngđồchơisạchsẽkhông cóbụibẩnsẽgiúpchotrẻđượckhoẻmạnh… Đặcbiệttôixâydựnggócthiênnhiênphongphú,nhiềuloạicâygầngũi…để tạochotrẻmộtkhônggianxanh,mỗingàytrẻđềucóthểtựmìnhchămsóccây xanh,nhổcỏ,tướinước,laulá,bắtsâu....từđógiúptrẻthêmyêulaođộng,tạo chotrẻsựgầngũivàthânthiếtvớithếgiớitựnhiên.Ởđâytrẻcóthểtìmhiểu vềsựpháttriểncủacây,từlúcgieohạt,nảymầm,chođếnlúccâypháttriển… Tạocácgócmở chotrẻ đượchoạtđộng,đượcchơinhư:“BévớiBVMT”; “Hànhviđúng–hànhvisai”… Bêncạnhđóđể tạocảnhquansântrườngsạchđẹp,tôithườngxuyêntổ chứcchotrẻnhặtrác,lácâytrongsântrường,làmđồchơitừlácây[Conbướm, chuồnchuồn,trâu,cá…]tronggiờhoạtđộngngoàitrời,dạochơi… 3.7.Tậndụngcácnguyênvậtliệuphếthảilàmđồdùng,đồchơichotrẻ. Tôiđãtìmkiếm,lựachọnnhữngmẫuđồ dung,đ ̀ ồ chơiđơngiảnđượctận dụngtừnguyênvậtliệuphếthảiđểlàmđồdùng,đồchơichotrẻvàhướngdẫn trẻlàmcùngcô.Sưutâmthêmcacmâuđôch ̀ ́ ̃ ̀ ơitrênmanginternet,sachbao,tap ̣ ́ ́ ̣ ̉ ̀ ̀ ơitronglớpchotre.T chi…đêlamphongphu“ngânhang”đôch ́ ́ ̀ ̉ ừđókhôngchỉ 19
  20. ̣ ựhưngthuchotrekhiđ taos ́ ́ ̉ ượckhamphacacloainguyênvâtliêuvàt ́ ́ ́ ̣ ̣ ̣ ựtayminh ̀ lamnh ̀ ưngmonđôch ̃ ́ ̀ ơiminhthichmàtôichorănglamtôtcôngtacnaythihiêu ̀ ́ ̀ ̀ ́ ́ ̀ ̀ ̣ ̉ ờhocđ quagi ̣ ượcnânglênrấtnhiều.Trẻ cũnghiểuđượcviệclàmcủamình, củacôgiáođãtiếtkiệmđượcnhiềunguyênvậtliệu,gópphầngiảmbớtđi lượngrácthảirấtlớnđangthảiramôitrườngvàcũnglàthamgiabảovệmôi trường. PHẦNTHỨBA:KẾTQUẢĐẠTĐƯỢCVÀĐỀXUẤT,KIẾNNGHỊ 1.Kếtquảđạtđược: 1.1.Vềphíatrẻ: ­100%họcsinhđãbiếtbỏrácđúngnơiquyđịnh. ­95%trẻđạtbéchăm­ngoan­sạch,biết đivệsinhđúngchỗ,biếttiếtkiệm điện,nước,rửataytrướckhiănvàsaukhiđivệsinh… ­Trẻ cótháiđộ gầngũivớimôitrườngtựnhiên,môitrườngxãhội,yêuquý chămsócbảovệcỏcâyhoalátronggiađình,nhàtrườngvàởkhắpmọinơi,yêu quýchămsócbảovệvậtnuôigầngũi,quýtrọngbảovệđồ dùngđồ chơi,biết lauchùiđồdùngđồchơibịbụibẩn.... ­Trẻbiếtyêuquývàbảovệthiênnhiênkhôngbẻcànhngắtlá,biếtchămsóc câycối,biếtlàmmộtsốđồchơiđơngiảntừvậtliệuthiênnhiên. ­Trẻ tíchcực,hàohứngthamgiavàocáchoạtđộngbảovệ môitrườngmột cách,tựnguyện.Trẻmongmuốnđượclàmnhữngcôngviệcphùhợpliênquan đếnbảovệmôitrường. ­TrẻđãbiếtđộngviênbốmẹcùngthamgiaBVMTnhư:nhắcbốmẹkhôngđi xemáy,xeđạpvàosântrườnglàmbụibẩnsântrường,nhắcbốmẹthugomphế liệu,đónggóptranhảnhđểlàmđồdùng,đồchơitrangtrílớp,góctuyêntruyền. BẢNGKHẢOSÁTĐÁNHGIÁTRẺ [Saukhiápdụngcácbiệnpháp] T Nộidungkhảosát Trẻđạt 20

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 - 5 TUỔI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Đọc bài Lưu

Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số Biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường trong trường mầm non” là tổng hợp các biện pháp nhằm mục đích giúp trẻ phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường dựa trên những kiến thức, kỹ năng đã có của trẻ. Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số Biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường trong trường mầm non” là tổng hợp các biện pháp nhằm mục đích giúp trẻ phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường dựa trên những kiến thức, kỹ năng đã có của trẻ.

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ SƠN TÂY

TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 - 5 TUỔI PHÁT HUY

TÍNH TÍCH CỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG

TRƯỜNG MẦM NON

Tên tác giả: Nguyễn Thị Ngoan

Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Kim Sơn

Chức vụ: Giáo viên

NĂM HỌC: 2020 - 2021

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến

Trong giai đoạn hiện nay, môi trường đang bị suy thoái, hủy hoại và bị ô nhiểm nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến đời sống con người, làm giảm đi chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên chính là do sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của mỗi một con người trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường [BVMT] là một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu không chỉ đối với người lớn mà ngay cả trẻ ở lứa tuổi mầm non.

Việc cho trẻ mầm non tiếp cận với các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là rất cần thiết, sớm hình thành những nề nếp, thói quen vệ sinh tốt, những giá trị tốt đẹp, hành vi tích cực và cách ứng xử có văn hóa trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường đối với con người và thiên nhiên xung quanh trẻ. Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường từ nhỏ khi lớn lên trẻ sẽ ý thức tốt hơn về vấn đề giữ gìn và bảo vệ môi trường.

Nhận thấy rằng tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, nguồn nước, không khí, ngày càng ô nhiễm một cách trầm trọng, bão lũ lụt, hạn hán, sóng thần...hậu quả của việc hủy hoại môi trường đã và đang làm thiệt hại cả về con người và tài sản, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, kinh tế của đất nước. Do đó việc BVMT là cấp thiết, để BVMT chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực BVMT được xem là có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non.

Vì vậy tôi đã chọn đề tài này để giúp trẻ phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường, cho môi trường ngày càng thêm sanh - sạch - hơn.

2. Mục tiêu của sáng kiến:

Giáo dục trẻ phát huy tính tích cực BVMT được lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân. Để làm được điều này trẻ được nhìn nhận sự việc một cách khách quan, trẻ được trải nghiệm lĩnh hội kiến thức, từ những việc làm rất nhỏ nhưng ý nghĩa lớn giúp cải thiện BVMT.

3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021.

- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 4-5 tuổi

- Phạm vi nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi B3 trường Mầm non Kim Sơn. Số lượng là 35 cháu tại lớp tôi phụ trách.

II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN

1. Hiện trạng của vấn đề:

Giáo dục BVMT cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành động đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc giáo dục ý thức BVMT được hình thành và rèn luyện từ lứa tuổi mầm non giúp trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.

Được sự phân công của nhà trường, năm học 2020 -2021 tôi được phân công giảng dạy lớp 4 – 5 tuổi, với tổng số trẻ là 35 cháu. Trong đó có 23 nam và 12 nữ .Việc giáo dục trẻ mầm non phát huy tính tích cực BVMT được hực hiện trong các hoạt động hằng ngày của trẻ tại lớp. Từ lúc đón, đến các hoạt động học, hoạt động chơi, ăn, ngủ... đều được giáo viên thực hiện lồng ghép việc giáo dục tính tích cực BVMT cho trẻ. Như ở lớp tôi phụ trách tôi đã thực hiện một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực BVMT thông qua tranh ảnh, tôi đàm thoại cùng trẻ về hành động, việc làm của các bạn nhỏ về ý thức BVMT [ bỏ rác vào thùng, trồng cây...] hay tổ chức các buổi lao động dọn sân trường, giao nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ, hay giáo dục trẻ phát huy tính tích cực BVMT thông qua trò chơi nhưng đạt hiệu quả chưa cao. Trẻ chỉ nhớ được lúc đó nhưng sau thì lại quên ngay, và khi lao động trẻ làm một cách miễn cưỡng, coi đấy là nhiệm vụ của mình phải làm. Trẻ chỉ làm khi người lớn yêu cầu, chưa có tính tự giác nên tôi rất lo lắng về vấn đề tích cực BVMT của trẻ.

Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường hiện nay đôi lúc còn mang tính lý thuyết, chưa chú trọng yếu tố thực tiễn một cách sâu sắc, nghĩa là chưa thực hiện tốt phương châm “Học đi đôi với hành; lý luận gần gũi với thực tiễn”. Xuất phát những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Một số Biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường trong trường mầm non” Đề tài được nghiên cứu thực hiện tại lớp 4 tuổi B3 trường Mầm non Kim Sơn nơi tôi đang công tác.

1.1. Thuận lợi:

- Về cơ sở vật chất:

Năm học 2020-2021, trường Mầm non Kim Sơn được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ 2, trường đạt kiểm định cấp độ 3. Nhà trường được trang bị đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học đầy đủ theo hướng hiện đại và đồng bộ, môi trường an toàn và thân thiện.

Trường lớp rộng rãi, thoáng mát, có khu vệ sinh khép kín tại các nhóm lớp, có thùng đựng rác có nắp đậy tại các nhóm lớp và ngoài sân trường thuận tiện cho phụ huynh và học sinh để rác.

- Về giáo viên:

Bản thân tôi tốt nghiệp Đại học sư phạm mầm non, có đủ năng lực, sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ công tác. Tôi luôn có tinh thần trách nhiệm và đầy lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Bản thân tôi luôn tìm tòi vận dụng các phương pháp, hình thức đổi mới vào các hoạt động dạy và học nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực.

- Về phụ huynh:

Phụ huynh rất quan tâm đến con mình, thường xuyên đưa đón trẻ đi học chuyên cần và trao đổi tình hình sức khỏe, học tập khi ở nhà cũng như ở trường với giáo viên của lớp.

- Về học sinh:

Lớp tôi phụ trách có 35 cháu [trong đó số lượng trẻ nam 23 cháu, trẻ nữ 12 cháu], tất cả trẻ đều phát triển bình thường, nhanh nhẹn, hoạt bát.

1.2. Khó khăn:

* Về giáo viên

- Bản thân tôi khi tổ chức hoạt động cho trẻ còn cứng nhắc, chưa tân dụng được hết các tình huống để giáo dục trẻ.

* Về phụ huynh

Là một xã thuộc nông thôn hầu hết phụ huynh là nông dân, làm ruộng nên họ nhận thức về môi trường rất khác nhau do đó có sự chênh lệch rõ ràng về nhận thức cũng như hành vi về BVMT, dẫn đến hình thành cho trẻ các nhận thức, kĩ năng BVMT còn nhiều hạn chế, giáo dục về môi trường cho con em còn thiếu quan tâm, tỉ mỉ và chính xác.

Bên cạnh đó, một số gia đình do không nắm được một cách vững vàng đặc điểm tâm, sinh lý trẻ em, do quá bận rộn với công việc hàng ngày mà không giáo dục trẻ cách giữ gìn và BVMT cho đúng .

* Về học sinh

- Trẻ còn nhỏ chưa có có tính tích cực về BVMT, một số trẻ còn vứt, giẫm đạp lên vỏ sữa, bim bim....và coi đó là trò chơi hấp dẫn. Hay nhiều lúc trẻ vẫn chạy một cách vô tư chưa biết nhặt rác ngay dưới chân mình để bỏ vào thùng, thậm chí còn bẻ cành cây bẻ hoa vườn trường, đi vệ sinh, rửa tay chưa biết khóa vòi nước lại.

Bảng 1 kết quả khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài ;

TT

Nội dung tiêu chí đánh giá trẻ

Tổng số trẻ

Kết quả

Đạt

Tỷ lệ %

Chưa đạt

Tỷ lệ %

1

Tự giác cất dọn giữ gìn, đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp đúng nơi quy định.

35

10

29%

25

71%

2

Tự giác giữ gìn trật tự, vệ sinh trường lớp, nhặt rác, vứt rác đúng nơi quy định.

35

11

31%

24

69%

3

Tự giác vệ sinh cá nhân, tiết kiệm nước khi sử dụng và tắt khi không sử dụng.

35

10

29%

25

71%

4

Tỏ thái độ với những hành động sai đối với môi trường.

35

12

34%

23

66%

Từ những thuận lợi và khó khăn trên, căn cứ vào nhu cầu và tình hình thực tế của nhà trường và lớp học, tôi đã nghiên cứu tìm ra một số các biện pháp như sau:

2. Các biện pháp thực hiện

2.1. Biện pháp 1. Cho trẻ tìm hiểu về tác dụng của việc bảo vệ môi trường.

* Cho trẻ tìm hiểu về thực trạng môi trường hiện nay và ảnh hưởng của môi trường đối với đời sống con người.

Đây là bịên pháp giúp trẻ có kiến thức về môi trường, về thực trạng môi trường hiện nay, ảnh hưởng của môi trường với đời sống con người, nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường? Để cung cấp lượng kiến thức này tôi đã chuẩn bị các hình ảnh, video, học liệu về môi trường. Thông qua các hoạt động đón, trả trẻ, hoạt động chiều, các kiến thức về môi trường được truyền tải một cách chân thực nhất. Trẻ thấy được: môi trường xung quanh mình đang ngày một ô nhiễm. Các chất thải của các nhà máy xí nghiệp, những dòng sông trở thành những dòng sông rác, màu của nước chỉ còn là màu đen, động vật quý hiếm đang bị săn bắt nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của con người... Diện tích rừng bị thu hẹp, các vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra, động vật không còn nơi trú ngụ, những đống rác thải chất cao hơn núi, ảnh hưởng của môi trường với biến đổi khí hậu: hạn hán, lũ lụt, hành động của con người đối với môi trường... Con người đang gánh chịu những hậu quả của ô nhiễm môi trường: Bệnh tật, thiếu nguồn nước, thiếu lương thực, hạn hán, bão lụt......

Song song với việc xem các video, hình ảnh về môi trường tôi đặt các câu hỏi tư duy: Vì sao môi trường nước bị ô nhiễm? Nước ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống con người như thế nào?... tùy vào từng video, hình ảnh mà đối tượng hỏi trong các câu hỏi khác nhau.

* Cho trẻ tìm hiểu về tác dụng của việc bảo vệ môi trường.

Không chỉ cung cấp cho trẻ những kiến thức về vấn đề thực trạng môi trường hiện nay, tôi cung cấp cho trẻ những kiến thức về tác dụng của việc bảo vệ môi trường. Tôi đặt những câu hỏi cho trẻ: Nếu môi trường luôn trong lành, sạch, đẹp thì sẽ như thế nào? Môi trường bị ô nhiễm là do đâu? Muốn bảo vệ môi trường thì phải làm gì? Bảo vệ môi trường có lợi ích gì?....

Thông qua những câu hỏi gợi mở và những hình ảnh về môi trường được thường xuyên truyền tải tới trẻ, trẻ hiểu được môi trường rất quan trọng, bảo vệ môi trường giúp cho con người hạn chế được bệnh tật, không còn xảy ra bão lũ, hạn hán, thiên tai... Trẻ hiểu được bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Đối với trẻ mầm non, việc bảo vệ môi trường thẻ hiện qua những hành động: không vứt rác ra lớp, sân trường, bỏ rác vào thùng, không vẽ bậy lên bàn, ghế, tường,... thường xuyên dọn vệ sinh: lau lá cho cây, không dẫm, ngắt hoa, nhắc nhở các bạn phải có ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp......

2.2. Biện pháp 2: Lồng nghép giáo dục BVMT thông qua các hoạt động trong ngày.

* Lựa chọn nội dung lồng ghép giáo dục BVMT vào các hoạt động.

Đối với lớp tôi, tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ lồng ghép các hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, sinh hoạt dựa vào tình hình của lớp, khả năng thực tế của trẻ. Lựa chọn để đưa vào kế hoạch những nội dung lồng ghép đa dạng, phong phú: phân loại rác, để rác đúng nơi quy định, chăm sóc cây xanh…, lựa chọn những nguyên vật liệu gần gũi với thiên nhiên, những nguyên vật liệu đã qua sử dụng: Các đồ dùng cũ, các loại chai nhựa,.... có thể tạo được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu "học bằng chơi, chơi mà học" cho trẻ, đảm bảo hiệu quả đạt được của đề tài luôn ở mức cao nhất.

Thông qua việc lựa chọn, tôi nhận thấy rằng chúng ta có thế sử dụng kiến thức về BVMT vào các hoạt động, tùy theo từng chủ đề và hoạt động khác nhau mà lồng ghép BVMT khác nhau. Qua đó tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân.

* Lồng ghép giáo dục BVMT qua tổ chức thực hiện các hoạt động.

Việc lồng ghép giáo dục BVMT luôn được tôi thực hiện một cách khéo léo, linh hoạt, luôn đổi mới đan xen vào hoạt động mà không làm mất đi kiến thức nội dung cơ bản của mỗi tiết dạy, luôn tạo không khí vui tươi, gần gũi, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với môi trường.

Mỗi một hoạt động có nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cần phải giúp cho trẻ hiểu được một số vấn đề cơ bản: Vì sao cô lựa chọn sử dụng các nguyên vật liệu này trong giờ học? Để rác đúng nơi quy định để làm gì?.... Hơn nữa phải cho trẻ hiểu được việc bảo vệ môi trường không phải là việc của riêng người lớn mà còn chính là nhiệm vụ của trẻ, từ những hành động thường ngày: Tiết kiệm nước, bỏ rác vào thùng, chăm sóc cây xanh, không hái hoa, bẻ cành, yêu quý động vật....

* Sáng tác, sưu tm các bài hát, thơ ca, hò vè, tranh truyn, trò chơi v giáo dc bo v môi trường

Tôi luôn sưu tm, t sáng tác các bài thơ, câu chuyn, bài hát, trò chơi, hò vè có ni dung v giáo dục BVMT đưa vào các tiết hc, các hot động mi lúc mi nơi. Mc đích cung cp cho tr kin thc, kĩ năng, thy được tm quan trng và ý nghĩa ca vic BVMT.

* Các bài thơ, bài vè

- Các bài thơ: Bác quét rác, cô dy, không vt rác ra đường, nghe li cô giáo, bé quét nhà….

Bài thơ: “ BÁC QUÉT RÁC ”

Keng ! Keng ! Keng !

Tiếng keng rt quen

Ca bác quét rác

Đó là bác nhc

Tt c mi nhà

Mang hết rác ra

Cho bác đi đổ.

Ti nào cũng nh

H nghe tiếng keng

Vi cùng m em

Đến bên xe rác

M cùng vi bác

Cht rác lên xe.

Xe rác đầy ghê

Bác còng lưng đẩy

Và em nhìn thy

Bác đẫm m hôi

Nhưng bác vn cười

đường ph sch.

Hoàng Th Dân

- Các bài vè: Vè môi trường, vè xanh sch đẹp,.

Bài vè: “ XANH - SẠCH – ĐẸP”

Ve v vè ve

Ta đọc bài vè

Nhiu cây, nhiu hoa

Cây ra hoa đỏ

Cây ra hoa vàng.

Cây xanh tươi tt

Bóng mát quanh năm

Sân trường xanh sch

Bo v môi trường

Quanh năm xanh - sch

Sân trường tôi đây

Là trường, là lp

Lp hc thân thương

Tôi hc hng ngày

Không có rác bn

Đẹp ơi là đẹp.

[T sáng tác]

- Các câu đố: Thùng rác, nước thi, ngh lao công, vt liu tái sinh, túi bóng… Quanh năm đứng v đường

Các bn qua li hãy thương cho cùng

Là cái gì? [Thùng rác]

- Các câu chuyn: Kh con ăn chui, chuyn trong vườn, tiếng kêu cu ca rng xanh, vt con lông vàng.

Qua các câu chuyn tôi giáo dc tr biết gi gìn v sinh, b rác đúng nơi quy định, trng nhiu cây xanh, yêu cây xanh để môi thường thêm trong lành và sch đẹp.

- Các bài hát: Em yêu cây xanh, lí cây xanh, tưới cây, em đi trng cây.

Qua các bài hát giáo dc tr trng nhiu cây xanh để cho bóng mát, chăm sóc cây, tưới nước cho cây, không b cành ngt lá.

- Trò chơi: Ngôi nhà xanh nh

a. Mc đích

Giúp tr hiu được hot động trng cây, t đó yêu quý và biết chăm sóc cây xanh.

b. Chun b

Mt chu đất nh, mt chu thu tinh hoc l thu tinh to có th úp lên trên chu đất, mt ít ht.

c. Tiến hành

- Ngâm ht vào nước m vài ba tiếng ri vt ra,

- Gieo ht vào chu đất, tưới nước cho đất m

- Úp chu thu tinh [hoc l] lên chu đất.

- Đặt chu nơi có ánh nng mt tri

- Hng ngày cho tr quan sát, theo dõi s thay đổi ca chu đất [ht ny mm, mc lên to thành ngôi nhà xanh nh rt đẹp.

2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động chuyên đề về giáo dục bảo vệ môi trường.

* Xây dựng các tiết dạy chuyên đề qua ý tưởng của trẻ về môi trường

Dựa vào kế hoạch, nội dung các hoạt động năm học 2020-2021 và tình hình thực tế của lớp tôi phụ trách, tôi đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch, giáo án chuyên đề về môi trường trên nền tảng ý tưởng trẻ. Khuyến khích trẻ nêu những ý tưởng của mình về các hoạt động bằng nhiều cách, ví dụ: Cho trẻ xem video về thực trạng môi trường hiện nay và hỏi trẻ thích điều gì nhất? Hoặc cho trẻ chơi một số trò chơi để kích thích trẻ nói... từ đó giáo viên sẽ chọn lọc và thực hiện xây dựng tiết dạy. Các tiết dạy cần xác định được các yêu cầu đạt được của chuyên đề: tầm quan trọng của môi trường? Trẻ hiểu được mục đích của hành động giữ gìn, bảo vệ môi trường? Trẻ biết được bảo vệ môi trường cần phải làm những việc gì phù hợp với lứa tuổi?

Ví dụ: Với đề tài Bảo vệ nguồn nước trẻ biết được nước có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người và các loài động vật thực vật, nước quan trọng đối với đời sống hàng ngày, lợi ích của nước. Cần đi sâu hơn trong việc trẻ nắm được thực trạng của ô nhiễm nguồn nước và thực trạng sử dụng nguồn nước để từ đó trẻ rút ra được bảo vệ nguồn nước cần làm gì? Hay với đề tài: Phân loại rác trẻ cần biết được khái niệm đơn giản nhất về rác vô cơ, rác hữu cơ? Tác dụng, lợi ích, tác hại của từng loại? Trẻ sẽ rút ra được bài học cho bản thân và biết phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ.......

Sau khi xác định được mục đích yêu cầu của đề tài dựa trên ý tưởng của trẻ, tôi từng bước xác định nội dung, phương pháp cho phù hợp. Chuẩn bị các đồ dùng, học liệu để tiến hành thực hiện.

* Cô cùng trẻ chuẩn bị nguyên vật liệu, đồ dùng đã qua sử dụng xây dựng môi trường.

Khi thực hiện chuyên đề về bảo vệ môi trường, môi trường lớp cần phải phù hợp. Trẻ học ở mọi lúc mọi nơi, học qua thực tiễn, qua tranh ảnh, đó là lý do tôi và trẻ đã sưu tầm một số hình ảnh bảo vệ môi trường phù hợp với trẻ mầm non đặt tại các góc: Ví dụ với hình ảnh hãy sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường tôi đặt ở góc tạo hình, với hình ảnh hãy để rác đúng nơi quy định tôi đặt tại nơi để thùng rác, với hình ảnh khóa nước sau khi sử dụng tôi đặt tại phòng vệ sinh nơi gần bồn nước....

2.4. Biện pháp 4: Thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm về bảo vệ môi trường

* Thường xuyên tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho trẻ.

Dựa vào đặc điểm của lớp tôi phụ trách, hàng ngày, tôi cùng tr hóa thân vào các bác nông dân tưới nước cho ht và cùng nhau quan sát s ny mm ca ht. Đối vi con vt nuôi, cây xanh cho tr tìm hiu v đặc đim, giá tr, v đẹp ca con vt, cây, hoa, lá.... Nói v s sinh trưởng ca cây xanh, cô cùng tr tham gia hot động thc tế: Gieo ht. Cô cho tr xem v quá trình phát trin, thay đổi ca đối tượng: Ht - ny mm - cây có chi - lá non - lá xanh thm, to hơn, sau đó tr được xem c quá trình lao động chăm sóc cây trng. Tùy theo điu kin tôi chn nhng thí nghim làm cho tr xem và sau đó trò chuyn vi tr: Điu gì xy ra nếu không có nước? Phi làm nhng công vic gì để bo v ngun nước? Chúng ta làm gì để góp phn tiết kim nước? Chính hot động tri nghim này s mang li cho tr s hng thú khi hàng ngày được chăm sóc và tham gia các hot động như các bác nông dân thc th. T đó, tr biết trân trng cây xanh và bo m môi trường.

Nhng tình hung trong các hot động mà tr tri nghim cũng hình thành cho tr ý thc v bo v môi trường. Ví d: Thông qua tranh, nh, băng, đĩa tr được nhìn thy nhng hành vi phá hoi môi trường và nhng nh hưởng khi môi trường b ô nhim như: Phá hoi cây xanh, vt rác ba bãi, săn bn động vt T đây tr có cái nhìn đúng, sai v hành vi bo v môi trường sng.

Qua nhng hình nh trên máy chiếu, cho tr xem nhng vùng, min thiếu nước, cây ci thiếu nước, đất đai thiếu nước hoc ngun nước b ô nhim hay hình nh lãng phí nước s tác động đến cảm xúc ca tr. Khi được xem và tìm hiu v nước, các bé đã xây dng được ý thc tiết kim và hình thành thói quen tt nước khi không s dng.

Có th nói rng, các hot động tri nghim có tác động rt ln ti vic phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường của trẻ.

* Tổ chức trải nghiệm thông qua cuộc thi về bảo vệ môi trường

Để đề tài thực sự đi vào hoạt động thường kỳ của lớp, mang lại kết quả cao nhất, tôi đã mạnh dạn tổ chức một số cuộc thi về môi trường cho trẻ cùng với sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh thông qua các ngày lễ hội.

- Tổ chức cuộc thi hóa trang bảo vệ môi trường.

Cuộc thi mang lại không khí vui tươi, khích lệ ý tưởng sáng tạo của trẻ và phụ huynh học sinh. Với nội dung bảo vệ môi trường, nhiều bộ trang phục lấy ý tưởng từ sách báo cũ, từ giấy gói hoa, hoặc từ các loại cây, rau... Qua cuộc thi trẻ hiểu được thông điệp của cuộc thi mang lại.

- Cuộc thi phân loại rác bảo vệ môi trường.

Ở cuộc thi này tôi cùng phụ huynh học sinh đã chuẩn bị tất cả các đồ dùng vật liệu để tổ chức cuộc thi. Các cháu trở thành những bác lao công vệ sinh môi trường. Trước khi vào cuộc thi trẻ được củng cố kiến thức về rác vô cơ và rác hữu cơ qua 1 số video. Phần thi thứ nhất là phần thi kiến thức, các câu hỏi trắc nghiệm, các câu hỏi mở có nội dung liên quan đến vấn đề phân loại rác và nghề vệ sinh môi trường. Phần thi thứ hai là phần thi thực hành, trẻ phải dựa trên những hình ảnh về rác và kiến thức của mình để phân loại riêng rẽ rác vô cơ và rác hữu cơ. Tất cả các phần thi trẻ đều được chia thành các nhóm.

- Cuộc thi Hành động vì môi trường xanh - sạch - an toàn

Những video, clip về những hành vi bảo vệ môi trường là một phần quan trọng trong cuộc thi, trẻ được xem được thấy những tình huống trên video, trẻ phải tư duy để xử lý các tình huống có những hành vi sai về bảo vệ môi trường. Ngoài ra trẻ được tham gia vào một số trò chơi dân gian trong cuộc thi.

* Làm đồ dùng đồ chơi t phế liu:

Hàng ngày, do nhu cu sinh hot mà 1 lượng ln rác thi đã thi ra môi trường đây chính là nguyên nhân gây ô nhim môi trường trm trng. Để gii quyết 1 phn vn đề đó tôi đã đặt ngoài hành lang góc lp 4 tui B3 ngôi nhà trong đó hc sinh, ph huynh, cô giáo hàng ngày s đem các phế liu đặt vào ngôi nhà đó, tôi s chn phân loi nguyên vt liu khác nhau để s dng làm đồ dùng t to Hành động nh ý nghĩa ln”. Qua đó gim thiu được lượng rác thi ra ngoài môi trường, tránh ô nhim môi trường.

Tôi kết hp cùng vi giáo viên trong lp la chn nhng nguyên vt liu trong cuc sng sinh hot đảm bo an toàn v sinh tuyt đối cho trẻ: hp bánh ko, v hp sa, bìa cat tong, chai l nha, sách báo cũ… vì vy mà gim được chi phí và lượng rác thi trong nhà trường và môi trường. Sưu tầm thêm các mẫu đồ chơi trên mng internet, sách báo, hi thi đồ dùng đồ chơi các cp phù hp vi tng ch đề tng loi nguyên vt liu hướng dn cô cùng tr làm thành nhng đồ dùng đồ chơi cho tr chơi ti các góc lp. Là đồ dùng đồ chơi t to do đó to s hng thú cho tr khi được khám phá các loi nguyên vật liệu đó và t tay mình làm nhng món đồ chơi mình thích. Tôi cho rng làm tốt công tác này thì hiệu qu gi hc được tăng cao.

3. Kết quả sau khi thực hiện các giải pháp:

Một năm thực hiện mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm, tạo điều kiện của nhà trường, sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp, sự cộng tác nhiệt tình của phụ huynh và những nỗ lực của bản thân, tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng khảo sát số liệu điều tra so sánh đối chứng

Bảng khảo sát trẻ đầu năm

TT

Nội dung tiêu chí đánh giá trẻ

Tổng số trẻ

Kết quả

Đạt

Tỷ lệ %

Chưa đạt

Tỷ lệ %

1

Tự giác cất dọn giữ gìn, đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp đúng nơi quy định.

35

10

29%

25

71%

2

Tự giác giữ gìn trật tự, vệ sinh trường lớp, nhặt rác, vứt rác đúng nơi quy định.

35

11

31%

24

69%

3

Tự giác vệ sinh cá nhân, tiết kiệm nước khi sử dụng và tắt khi không sử dụng.

35

10

29%

25

71%

4

Tỏ thái độ với những hành động sai đối với môi trường.

35

12

34%

23

66%

Bảng khảo sát trẻ cuối năm

TT

Nội dung tiêu chí đánh giá trẻ

Tổng số trẻ

Kết quả

Đạt

Tỷ lệ %

Chưa đạt

Tỷ lệ %

1

Tự giác cất dọn giữ gìn, đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp đúng nơi quy định.

35

32

91%

3

9%

2

Tự giác giữ gìn trật tự, vệ sinh trường lớp, nhặt rác, vứt rác đúng nơi quy định.

35

33

94%

2

6%

3

Tự giác vệ sinh cá nhân, tiết kiệm nước khi sử dụng và tắt khi không sử dụng.

35

32

91%

3

9%

4

Tỏ thái độ với những hành động sai đối với môi trường.

35

33

94%

2

6%

Sau khi thực hiện các biện pháp giáo dục BVMT tôi nhận thấy:

Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, trẻ chú ý lắng nghe, cảm nhận và có những việc làm hành động cụ thể đúng đắn, trẻ mạnh dạn tự tin bày tỏ quan điểm, hiểu biết của bản thân phù hợp giúp cải thiện và bảo vệ môi trường như: Biết thu dọn rác, sắp xếp đố dùng đồ chơi gọn gàng, biết chăm sóc bảo vệ thiên nhiên.

Trẻ có được kiến thức đơn giản ban đầu về môi trường sống của con người, về động vật, thực vật và biết bảo vệ môi trường nơi trẻ ở. Trẻ gần gũi yêu quý thiên nhiên hơn.

Trẻ có kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, nhà ở và nơi công cộng. Biết sử dụng điện nước tiết kiệm.

Từ những kết quả đạt được tôi trao đổi cùng với giáo viên trong khối lớp, cùng nhau tìm tòi, áp dụng những biện pháp hợp lí, phù hợp trong tất cả các hoạt động của trẻ trên lớp học do vậy mà trẻ trong lớp 4 tuổi B3 cũng như trẻ trong khối 4-5 tuổi có ý thức rất tốt về bảo vệ môi trường.

4. Hiệu quả sáng kiến:

4.1. Hiu qu v khoa hc

Đề tài đã được áp dng cho tr 4-5 tui lp B3 trường Mm non Kim Sơn. Các gii pháp được đưa ra da trên cơ s nhng tri thc, k năng, k xo mà tôi đã tích lũy được trong thc tin công tác ging dy và giáo dc, bng nhng hat động c th đã khc phc được nhng khó khăn mà vi nhng bin pháp thông thường không th gii quyết được, góp phn nâng cao hiu qu rõ rt trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dc tr.

Khi thc hin sáng kiến, đã thúc đẩy tôi không ngng sáng to trong quá trình làm vic. Sáng to trong vic xây dng môi trường, làm đồ dùng đồ chơi t to, xây dng nhng bài ging va gây hng thú va truyn ti các ni dung cơ bn va có s tri nghim cho tr.

4.2. Hiu qu v kinh tế:

Đề tài nghiên cu là s đúc kết kinh nghim ca bn thân tôi, khi thc hin đề tài tôi đã tiến hành xây dng môi trường lp hc, làm đồ dùng đồ chơi t to bng nhng nguyên vt liu sn có trong t nhiên, nhng nguyên vt liu đã qua s dng, s dng các trang thiết b có sn có đem li hiu qu cao trong công tác ging dy vi chi phí thp. Nếu các gii pháp thc hin ca đề tài không ch được thc hin lp tôi mà nhân rng ra khi 4 tui, tôi tin vào hiu qu mà nó mang li. Va dễ thực hiện, va tiết kim chi phí.

4.3. Hiu qu v xã hi

Các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn về vấn đề môi trường hiện nay. Định hướng cho trẻ ý thức tự giác bảo vệ môi trường bằng những hành động phù hợp với lứa tuổi của mình.

5. Tính kh thi.

Vi hiu qu sáng kiến mang li, v khoa hc, kinh tế, xã hi, đã được chng minh qua các sn phm ca tr, s hng thú tích cc ca tr qua các hot động tri nghim, s hài lòng ca ph huynh, sáng kiến hoàn toàn có th áp dng được ti trường Mm non Kim Sơn. Tùy tng độ tui mà la chn các nhóm k năng có th d hơn hoc khó hơn để tiến hành.

6. Thi gian thc hin đề tài

T tháng 09/2020 đến tháng 3/2021.

7. Kinh phí thc hin đề tài:

- Nhà trường được đầu tư đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học hiện đại. Tôi đã khai thác và sử dụng để áp dụng vào việc dạy và giáo dục bảo vệ môi trường.

- Thc hin tuyên truyn ph huynh hc sinh ng h đồ dùng đã qua s dng, tăng cường s dng nguyên vật liu sn có.

- Tận dụng những sản phẩm, đồ dùng, đồ chơi tự tạo phù hợp với nội dung của sáng kiến.

Khi được triển khai, sáng kiến của tôi đều sử dụng những đồ dùng, nguyên liệu có sẵn và được phụ huynh học sinh ủng hộ. Vì vậy, sáng kiến của tôi không mất kinh phí để đầu tư.

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

* Đối với phòng giáo dục

- Kính đề nghị phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sơn Tây mở lớp tập huấn cho giáo viên trong toàn thị xã về lồng ghép giáo dục BVMT cho trẻ mầm non.

- Mở lớp bồi dưỡng nâng cao về kiến thức, kĩ năng, việc làm, hành động cụ thể về giáo dục BVMT cho giáo viên trong toàn thị xã, tham gia giúp đỡ phương pháp dạy trẻ lồng ghép thích hợp..

- Tổ chức cho giáo viên đi tham quan các trường điểm trong và ngoài thành phố.

* Đối với nhà trường

Rất mong được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường, sự phối hợp của các giáo viên trong toàn trường về ý nghĩa của việc giáo dục phát huy tính tích cực BVMT cho trẻ

Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong việc giúp trẻ phát huy tính tích cực BVMT, rất mong sự đóng góp của các đồng chí lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho tôi để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

XÁC NHẬN CỦA

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Kim Sơn, ngày 15 tháng 3 năm 2020

NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Ngoan

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề