Số chu kì trong bảng tuần hoàn là bao nhiêu

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc :

Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết

Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:

Dãy nào sau đây thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần:

Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần:

Phát biểu nào sau đây là không đúng:

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử:

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn:

Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 lần lượt là:

A là khí không màu mùi hắc, rất độc và nặng hơn không khí

A. Lý thuyết:

 

I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

-  Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

-  Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp thành một hàng [chu kì].

-  Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột [nhóm].

II. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1. Ô nguyên tố:

- Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô nguyên tố

- Trong ô có các thông tin cơ bản về nguyên tố đó

- Số thứ tự ô nguyên tố = số đơn vị điện tích hạt nhân [Z] = số proton = số electron trong nguyên tử

2. Chu kỳ

- Chu kì là dãy các nguyên tố của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần

- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử.

- Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7:

+ Chu kì 1, 2, 3: chu kì nhỏ.

+ Chu kì 4, 5, 6, 7: chu kì lớn.

3. Nhóm nguyên tố:

- Nhóm nguyên tố là gồm các nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng tương tự nhau, nên tính chất hóa học gần giống nhau được xếp thành một cột.

- Có 2 loại nhóm nguyên tố là nhóm A và nhóm B:

+ Nhóm A: bao gồm các nguyên tố s và p. Số thứ tự nhóm A = tổng số e lớp ngoài cùng

+ Nhóm B: bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử tận cùng dạng [n – 1]dxnsy:

* Nếu [x + y] = 3 → 7 thì nguyên tố thuộc nhóm [x + y]B.

* Nếu [x + y] = 8 → 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIIIB.

* Nếu [x + y] > 10 thì nguyên tố thuộc nhóm [x + y – 10]B.

- Các nguyên tố nhóm B là tập hợp các nguyên tố có electron hóa trị nằm trên phân lớp d và f. 

B. Bài tập:

1. Dạng 1: Từ vị trí trong BTH xác định cấu hình e

Số thứ tự ô nguyên tố ⇒ số hiệu nguyên tử 

Chu kì ⇒ Số lớp e.

Nhóm A ⇒ Số e hóa trị.

VD1: Nguyên tố ở chu kì 5, nhóm VIIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là

A. 4s24p5                   B. 4d45s2                   C. 5s25p5              D. 7s27p3

Lời giải:

Chu kì 5 ⇒ 5 lớp e. Nhóm VIIA ⇒ 7e ngoài cùng. Vậy cấu hình e lớp ngoài cùng là 5s25p5 

Đáp án C.

2. Dạng 2: Từ cấu hình e xác định vị trí trong BTH

VD1: Nguyên tố M có cấu hình electron nguyên tử 1s22s22p63s2 3p64s1 vị trí của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là

A. Chu kì 4, nhóm IB                  B. Chu kì 3, nhóm IA

C. Chu kì 4, nhóm IA                  D. Chu kì 3, nhóm IIA

Lời giải:

Nguyên tố M có Z = 19, có 4 lớp e ⇒ thuộc chu kì 4, có 1 e ngoài cùng thuộc phân lớp s ⇒ thuộc nhóm IA.

Đáp án C.

Câu 2: Cấu hình e của ion X2+ là 1s22s22p6s23p63d6. Trong BTH các NTHH, nguyên tố X thuộc:

A. Chu kì 4, nhóm VIIIA                B. Chu kì 4, IIA

C. Chu kì 3, VIA                            D. Chu kì 4, VIIIB

Lời giải:

Cấu hình e của X2+ 1s22s22p6s23p63d6 ⇒ cấu hình e của X là 1s22s22p6s23p63d64s2 ⇒ Z =26, chu kì 4 nhóm VIIIB vì e cuối cùng điền vào phân lớp d.

Đáp án D.

Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp theo các nhóm và chu kỳ tuần hoàn, trong đấy chu kỳ là các hàng ngang và gồm các nguyên tố có cùng số lớp trong lớp vỏ electron. Trong mỗi chu kỳ từ trái sang phải: số nguyên tử tăng, bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng. Ngoại trừ chu kỳ 1 chỉ gồm 2 nguyên tố, các chu kỳ còn lại chứa nguyên tố của các nhóm chính, từ chu kỳ 4 trở đi còn có nguyên tố trong 10 nhóm phụ. Chu kỳ 6 còn có 14 nguyên tố trong nhóm Lanthan, chu kỳ 7 nhóm Actini.

Nhận xét: mỗi chu kỳ bắt đầu là một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khi hiếm [trừ chu kì 1 vì bắt đầu là phi kim H, kết thúc bởi khí hiếm He]

Tham khảoSửa đổi

Chu kì là dãy những nguyên tố mà những nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. Chu kì nào cũng bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm [Trừ chu kì 1].

Bảng tuần hoàn có 7 chu kì gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.

Chu kì nhỏ là chu kì 1, 2, 3.

Chu kì 1 có 2 nguyên tố.

Chu kì 2, 3 đều có 8 nguyên tố.

Chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6, 7.

Chu kì 4, 5 đều có 18 nguyên tố.

Chu kì 6 có 32 nguyên tố.

Chu kì 7 mới tìm thấy 32 nguyên tố.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Từ trái sang phải trong một chu kì tại sao bán kính nguyên tử các nguyên tố giảm thì tính kim loại giảm, tính phi kim tăng?

Xem đáp án » 20/03/2020 12,039

Khi cho 0,6g một kim lại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro [ở điều kiện tiêu chuẩn]. Xác định kim loại đó.

Xem đáp án » 20/03/2020 7,418

Tổng số hạt proton, notron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28.

Tính nguyên tử khối.

Xem đáp án » 20/03/2020 6,771

Trong bảng tuần hoàn, các nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố kim loại, nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố là phi kim, nhóm A nào gồm các nguyên tố khí hiếm. Đặc điểm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.

Xem đáp án » 20/03/2020 3,974

Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hidro có 5,88% về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó.

Xem đáp án » 20/03/2020 2,349

Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm?

Xem đáp án » 20/03/2020 1,263

Video liên quan

Chủ Đề