Sự khác nhau giữa transport và transportation

Trong hoạt động vận tải quốc tế, có rất nhiều phương thức vận tải khác nhau, trong đó có 1 phương thức vận tải đặc biệt, kết hợp giữa nhiều phương thức vận tải gọi là vận tải đa phương thức. Đó là cách hiểu cực kì khái quát và đơn giản, tuy nhiên cụ thể vận tải đa phương thức là gì? Những thuật ngữ khác nhau liên quan đến vận tải đa phương thức như: Intermodal và Multimodal transport cũng là vấn đề chúng ta cần quan tâm.

>>>>>> Xem thêm: Forwarder là gì? Nghề làm forwarder là nghề gì?

1.Vận tải đa phương thức là gì?

Vận tải đa phương thức là hình thức vận tải hàng hóa kết hợp nhiều phương thức vận tải khác nhau như: vận tải hàng không, vận tải biển, vận tải đường bộ, vận tải đường sắt,…. Việc phối hợp các phương thức vận tải cần được thực hiện một cách khoa học và hợp lý sao cho tiết kiệm thời gian, chi phí và tạo ra sự yên tâm tối đa đối với chủ hàng.

Tùy vào trách nhiệm được phân chia trên toàn bộ qúa trình vận tải, các loại chứng từ vận tải khác nhau sẽ được sử dụng. chứng chỉ kế toán trưởng

Ưu điểm của vận tải đa phương thức:

Do có nhiều ưu điểm như dưới đây nên vận tải đa phương thức ngày càng được chủ hàng ưa chuộng và lựa chọn để xuất nhập khẩu hàng hóa

Giảm chi phí logistics

Khuyến khích thương mại quốc tế

Mở rộng mạng lưới vận tải

Tăng khả năng cạnh tranh về giá thành, chất lượng

Tiếp cận nhanh hơn với thị trường (đặc biệt là thị trường quốc tế)

Giảm thiểu những chứng từ không cần thiết lớp bồi dưỡng chứng chỉ kế toán viên

Hiện nay, vận tải đa phương thức đã trở nên phổ biến bên cạnh các phương thức vận tải truyền thống như: đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không và vận tải biển, vì có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng và ngày càng phức tạp của thị trường vận tải hàng hóa.

2.Sự khác nhau giữa Intermodal và Multimodal transport

Intermodal Transport là gì? 

Là hoạt động vận chuyển hàng hóa từ điểm lấy hàng đến điểm trả hàng bằng nhiều phương thức vận chuyển (đường bộ, đường biển, đường không…). Mỗi phương thức có một nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển khác nhau, với các hợp đồng cung cấp dịch vụ vận chuyển riêng lẻ. Với Intermodal transport, có nhiều bên cung cấp dịch vụ tham gia vào quá trình giao nhận lô hàng. khóa học xuất nhập khẩu

Multimodal Transport là gì?

Là hoạt động vận chuyển hàng hóa từ điểm lấy hàng đến điểm trả hàng bằng nhiều phương thức vận chuyển khác nhau (đường bộ, đường biển, đường không…). Mỗi phương thức có một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển khác nhau nhưng chỉ có duy nhất một (01) hợp đồng dịch vụ vận chuyển đứng tên duy nhất một đơn vị vận tải trong suốt quá trình giao nhận lô hàng.
Về cơ bản, sự khác nhau giữa 2 thuật ngữ nằm ở số lượng Hợp đồng vận chuyển và trách nhiệm chuyên chở giữa người chuyên chở và chủ hàng (Seller/ Buyer). Vậy doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên chọn phương thức vận tải hàng hóa nào? học logistics online

Sự khác nhau giữa transport và transportation

Doanh nghiệp nên lựa chọn Multimodal hay Intermodal?

Cả Intermodal và Multimodal transport đều có những ưu và nhược điểm riêng, điểm khác biệt duy nhất ở đây là chủ hàng phải ký một hay nhiều hợp đồng vận chuyển.

Nếu bạn chọn multimodal, nghĩa là chủ hàng chỉ ký hợp đồng với một nhà vận chuyển duy nhất trong toàn bộ hành trình của lô hàng, bất kể số lượng phương thức vận tải tham gia. Người vận chuyển theo hợp đồng phát hành Vận đơn kết hợp hoặc Vận đơn đa phương thức. Những lợi thế của Multimodal transport bao gồm: Đầu tư chứng khoán

Chỉ cần một công ty vận chuyển chịu trách nhiệm về việc vận chuyển hàng hóa

Mỗi lô hàng chỉ cần có một đầu mối theo dõi

Một đơn vị chịu trách nhiệm đáp ứng mọi yêu cầu giao hàng

Với Intermodal, bạn phải ký nhiều hợp đồng – một hợp đồng với người giao nhận hàng hóa hoặc hãng vận tải biển, một hoặc nhiều hợp đồng với công ty vận tải đường bộ và một hoặc nhiều hợp đồng với vận tải đường sắt,… Mỗi hãng vận chuyển phát hành một Vận đơn riêng trong vận chuyển liên phương thức. Lợi thế của Intermodal transport bao gồm:

Có thể chọn nhà vận chuyển cho từng chặng của lô hàng dựa trên giá cả hoặc dịch vụ (giá cả cạnh tranh hơn)

Có thể dừng lô hàng bất kỳ lúc nào vì bất kỳ lý do gì

Linh hoạt hơn trong việc lựa chọn nhà cung cấp khi có các vấn đề không mong muốn phát sinh

Như vậy, cả hai phương thức vận tải này đều có thể giúp bạn tối ưu hóa thời gian giao hàng, giảm chi phí tồn kho và giữ mức chi phí vận tải trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nhiều người có xu hướng nghiêng về Multimodal transport vì tiết kiệm chi phí, thời gian và thủ tục đơn giản hơn.

>>>>> Bài viết tham khảo: Học khóa học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Hy vọng bài viết này của Nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hữu ích cho những bạn đang cần tìm hiểu về Vận tải đa phương thức. Bài viết có sự cố vấn, phân tích về việc ứng dụng trong thực tiễn của Giảng viên tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh.

Bạn muốn học Logistics và xuất nhập khẩu và thực hành những phần nghiệp vụ xuất nhập khẩu cùng chuyên gia XNK, hãy tham gia Khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế tại Lê Ánh để bổ sung kiến thức, trải nghiệm thực tế và hoàn thiện kĩ năng.

Để sử dụng ngôn ngữ hiệu quả các từ đồng nghĩa trong bài viết IELTS Writing, người viết cần nắm bắt được điểm khác biệt tinh vi giữa các cặp từ gần nghĩa để sử dụng một cách hài hòa với ngữ cảnh và ngữ pháp trong câu, đảm bảo tính chính xác và linh hoạt. Vì vậy, bài viết sẽ phân biệt nét nghĩa, sắc thái, đặc điểm ngữ pháp và phân tích cách dùng của một số cặp danh từ đồng nghĩa chủ đề Transport (Giao thông) trong IELTS Writing Task 2.

Đọc thêm: Idea of IELTS Writing Topic Transport

Phân biệt các danh từ đồng nghĩa chủ đề Transport

Transport – Transportation – Traffic

Định nghĩa

Transport (danh từ không đếm được) được định nghĩa là (1) một hệ thống vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, (2) một loại hình hoặc phương tiện giao thông, ví dụ: xe hơi, tàu hỏa, máy bay, (3) hoạt động hoặc công việc vận chuyển hàng hóa sử dụng xe tải, tàu hỏa, ...

Ví dụ:

  1. Air transport is the most expensive while rail transport is the cheapest. (Vận tải đường hàng không là đắt đỏ nhất, trong khi vận tải đường sắt là rẻ nhất.)

  2. In Vietnam, the most common means/mode of transport is the motorcycle. (Ở Việt Nam, phương tiện giao thông phổ biến nhất là xe máy)

Transportation có nghĩa tương tự transport, tuy nhiên cách viết này phổ biến hơn tại Bắc Mỹ.

Traffic (danh từ không đếm được) có nghĩa là (1) sự di chuyển của người, hàng hóa từ nơi này đến nơi khác (2) lưu lượng các phương tiện giao thông vào một thời điểm nhất định.

Lưu ý khi sử dụng

Nếu tạo cụm danh từ bao gồm “traffic” và danh từ chỉ sự vật được vận chuyển (hàng hóa, hành khách) thì chỉ mang nét nghĩa (1) là hoạt động vận chuyển sự vật đó – ví dụ: passenger traffic, hoặc traffic of goods. Tuy nhiên, nếu kết hợp với danh từ chỉ loại hình vận tải sẽ tạo thành cụm có nghĩa (2) là “lưu lượng phương tiện thuộc loại hình giao thông đó”, ví dụ: air/road/rail traffic.

Ví dụ:

  1. The traffic of goods between countries has been disrupted because of the pandemic. (Hoạt động vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia đã bị gián đoạn bởi dịch bệnh.)

  2. Due to the heavy road traffic, I arrived at work late. (Do lưu lượng giao thông đường bộ lớn, tôi đến nơi làm việc muộn.)

Tuy đều chỉ sự vận chuyển giữa các địa điểm khác nhau nhưng transport/transportation có nghĩa là cả một hệ thống vận tải, bao gồm loại hình, phương tiện, cơ sở hạ tầng giao thông... còn traffic có ý nghĩa hẹp hơn vì chỉ đề cập tới quá trình vận chuyển hàng hóa, hành khách.

Vì vậy, nếu muốn đề cập tới ngành vận tải thuộc một loại hình giao thông nào đó, người viết cần sử dụng transport chứ không thể thay thế bằng traffic. Mặt khác, nếu muốn miêu tả khối lượng phương tiện thuộc loại hình vận tải đó thì người viết sử dụng từ traffic.

Ví dụ:

  1. An advantage of rail transport/transportation in Vietnam is its nationwide train network. (Một lợi thế của ngành vận tải đường sắt ở Việt Nam là mạng lưới đường sắt rộng khắp cả nước.)

  2. Rail traffic has been declining because of the lockdown policies since the

  3. coronavirus outbreak.(Lưu lượng giao thông đường sắt đã giảm sút do các chính sách phong tỏa kể từ sự bùng phát dịch bệnh vi-rút Corona.)

Người viết cần lưu ý thêm rằng: traffic có thể chỉ hoạt động vận chuyển hành khách hoặc hàng khóa, trong khi transport/transportation chỉ sử dụng cho công tác vận tải hàng hóa.

Traffic Jam – Congestion – Bottleneck

Định nghĩa

Traffic jam (danh từ, đếm được) được từ điển Oxford định nghĩa là tình trạng có một hàng dài các phương tiện giao thông không thể nhúc nhích hoặc chỉ có thể di chuyển rất chậm chạp.

Traffic congestion (cụm danh từ, không đếm được) là hiện tượng mật độ giao thông quá cao, gây khó khăn cho việc di chuyển.

Bottleneck (danh từ, đếm được) một phần đường hẹp hoặc đông xe cộ, nơi mà giao thông thường bị đình trệ. Tạm dịch: nút thắt giao thông.

Lưu ý khi sử dụng

Tuy tương đồng về ý nghĩa nhưng traffic jam là danh từ đếm được, còn traffic congestion là danh từ không đếm được. Vì vậy, người viết cần lưu ý sử dụng quán từ ”a”, ”the” đứng trước traffic jam ở dạng số ít và thêm “s” khi dùng ở dạng số nhiều.

Ví dụ:

  1. Traffic jams often occur on main roads during rush hours. (Các đám ùn tắc giao thông thường xảy ra trên các tuyền đường chính vào các giờ cao điểm.)

  2. Serious traffic congestion in major urban centers is a common problem in many countries. (Tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở các trung tâm đô thị lớn là một vấn đề phổ biến tại nhiều quốc gia.)

Nếu traffic jam/congestion là cụm danh từ để chỉ hiện tượng tắc nghẽn giao thông nói chung thì bottleneck có nghĩa hẹp hơn, chỉ một địa điểm – một cung đường nhất định thường xảy ra ùn tắc do sự tồn tại của các yếu tố làm giảm tốc độ lưu thông của phương tiện. Các yếu tổ tạo nên “nút thắt giao thông” bao gồm chiều rộng của đường, đèn giao thông hẹn giờ không phù hợp, công trình xây dựng, ...

Bởi bottleneck là danh từ chỉ địa điểm nên người viết không nên sử dụng đi kèm với các tính từ miêu tả tần suất (ví dụ: frequent) hoặc mức độ nghiêm trọng (ví dụ: serious, severe) thường chỉ áp dụng để làm rõ đặc điểm của một tình huống, sự kiện nào đó (traffic jam/congestion).

Ví dụ: The main road became a bottleneck since the construction of a shopping mall last year.(Tuyến đường chính đã trở thành một nút thắt giao thông kể từ khi việc xây dựng một trung tâm thương mại bắt đầu vào năm ngoái.)

Incident – Accident

Định nghĩa

Incident (danh từ, đếm được): biến cố, một sự việc nào đó khác thường hoặc gây khó chịu, phiền toái.

Accident (danh từ, đếm được): tai nạn, một sự việc tồi tệ xảy ra nằm ngoài dự tính, thường gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tổn thương đến người nào đó.

Lưu ý khi sử dụng

Dựa vào định nghĩa, có thể thấy incident là những sự kiện không tổn hại về người và của mà chỉ gây ra bất tiện cho người tham gia giao thông. Một số ví dụ cho incident có thể bao gồm việc cấm đường, cản đường, hoặc phương tiện giao thông hỏng hóc, ... Mặt khác, accident mô tả những tình huống có thiệt hại, thương tích như va chạm giữa phương tiện giao thông và các sự vật (dải phân cách, nhà dân, ...) hoặc đụng xe.

Ví dụ:

  1. The roadblock incident stalled traffic for three hours. (Sự cố chặn đường khiến giao thông bị đình trệ trong vòng ba tiếng đồng hồ. )

  2. A large number of car accidents are caused by drunk driving. (Một số lượng lớn các vụ tai nạn xe hơi là do lái xe trong tình trạng say rượu.)

Traffic Calming – Traffic Restraint

Định nghĩa

Traffic calming (danh từ, không đếm được) được định nghĩa là các biện pháp điều hòa giao thông nhằm nâng cao an toàn đường bộ, đặc biệt cho người đi bộ hoặc đi xe đạp. Theo Litman (2003), traffic calming đòi hỏi chỉnh sửa, bổ sung các đặc điểm thiết kế của đường bộ nhằm giảm tốc độ xe cộ và lưu lượng phương tiện trên một tuyến đường cụ thể.

Traffic restraint (cụm danh từ) có nghĩa là hạn chế giao thông. Theo May (1986), traffic restraint đề cập tới các biện pháp hạn chế việc sử dụng phương tiện giao thông nào đó nhằm điều chỉnh thời lượng đi xe, lộ trình hoặc điểm đến của người tham gia giao thông. Những biện pháp nghiêm ngặt có thể làm giảm nhu cầu tham gia giao thông, từ đó lưu lượng phương tiện giao thông cũng giảm bớt.

Lưu ý khi sử dụng

Hai danh từ nêu trên đều miêu tả các giải pháp cho những bất cập trong hệ thống giao thông đường bộ, tuy nhiên mục đích của chúng là khác nhau. Traffic calming hướng đến mục tiêu giảm tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông để bảo vệ người đi đường, ví dụ như:lắp đặt gờ giảm tốc (speed bump), vòng xuyến (traffic roundabout), …

Ví dụ: Thanks to traffic calming measures, children who go to schools located near the main road are less at risk from speeding vehicles. (Nhờ các biện pháp điều hòa giao thông, trẻ em đi học ở các trường nằm gần trục đường chính ít gặp nguy hiểm từ các phương tiện chạy quá tốc độ cho phép.)

Mặt khác, bản chất của các biện pháp hạn chế giao thông (traffic restraint) là thay đổi hành vi, nhu cầu tham gia giao thông để đạt được các mục tiêu đa dạng như: giảm mật độ phương tiện, giải tỏa ùn tắc giao thông, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường do khói bụi xe cộ, … Các biện pháp đó bao gồm: cấm đường, giới hạn khung giờ tham gia giao thông của các phương tiện kích thước lớn như xe buýt, xe tải, ...

Ví dụ: Traffic restraint policies such as roadblock can ease traffic congestion in certain areas by redirecting the flow of traffic. (Các chính sách hạn chế giao thông như cấm đường có thể giảm bớt tắc nghẽn ở một số khu vực bằng cách chuyển hướng luồng phương tiện tham gia giao thông.)

Tổng kết

Bài viết trên đã phân tích định nghĩa, lưu ý cách sử dụng và đưa ra ví dụ để giúp người đọc phân biệt các cặp danh từ đồng nghĩa chủ đề Transport IELTS Writing Part 2. Người đọc có thể tham khảo các kỹ thuật tiếp nhận từ vựng như Spaced Repetition và Mnemonics hoặc phương pháp học từ mới theo ngữ cảnh để ghi nhớ các từ vựng trên hiệu quả hơn và sử dụng chúng một cách chính xác trong bài viết.

Ngô Nguyễn Bảo Ngọc