Sự ra đời của thị trường chứng khoán

a) Khái niêm Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra hoạt động giao dịch, mua bán các loại chứng khoán được tiến hành bởi những đối tượng khác nhau theo quy định của pháp luật. Đây là nơi chắp nối quan hệ cung – cầu vốn đầu tư trung, dài hạn của nền kinh tế quốc dân và quốc tế; là nơi gặp gỡ, giao dịch giữa những người cần huy động vốn đầu tư (người phát hành chứng khoán) với những người có vốn nhàn rỗi muốn đầu tư (người mua chứng khoán) cũng như giữa các nhà kinh doanh chứng khoán với nhau. Thị trường chứng khoán là một hiện tượng lịch sử, xuất hiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Cũng như các thị trường khác, thị trường chứng khoán cũng qua những bước phát triển sơ khai ban đầu, sau đó ngày càng đa dạng, phức tạp dần theo sự phát triển của các quan hệ kinh tế – xã hội. Đây là thị trường đặc biệt, lưu hành các loại hàng hoá đặc biệt là chứng khoán. Sự khác biệt cơ bản đó làm cho nguyên tắc, tổ chức, quản lý thị trường chứng khoán cũng có sự khác biệt so với các thị trường thông thường. Thị trường chứng khoán có từ bao giờ? Thị trường chứng khoán được hình thành, phát triển trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Đó là nền kinh tế thị trường với những quy luật vốn có của nó. Tại đó cơ hội kinh doanh, khả năng chuyển đổi mới hình thành và tồn tại. Đối với nền kinh tế tập trung không thực hiện được những hoạt động này. Trên thế giới, thị trường chứng khoán ra đời cách đây hơn 400 năm. Hình thức và địa điểm ban đầu rất thô sơ, bột phát, tản mạn, khó xác minh. Mốc thời gian đánh dấu thị trường hoạt động đồng bộ, với đủ loại hình giao dịch như ngày nay được ghi vào đầu thế kỷ 17 tại Amsterdam (Hà Lan). Công ty cổ phần đầu tiên thành lập, phát hành cổ phiếu vào ngày 20 tháng 3 năm 1602. ít lâu sau người ra phát kiến ra trái phiếu quốc gia và các loại trái khoán, giấy ghi nợ rất phong phú. Thị trường chứng khoán Pari “non trẻ” hơn, ra đời năm 1801. Sau London, nó là “chợ” lớn nhất châu Âu, một lục địa sang đầu thế kỷ 21 đã có hơn 30 thị trường quốc gia, 12 hệ thống buôn bán và 20 hệ thống thi hành lệnh, triển khai quy trình thanh toán bù trừ. Theo thời gian các thị trường biến hình liên tục. Nếu trong thời kỳ đầu, thị trường chứng khoán chỉ xuất hiện ở các nước có nền kinh tế tự do phát triển như Hà Lan, Anh, Đức, Hoa Kỳ … thì hiện nay mô hình thị trường này đã lan rộng và trở thành hiện tượng phổ biến của các quốc gia có nền kinh tế thị trường. Mặc dầu vậy, để phù hợp với trình độ phát triển nền kinh tế, thực lực nền kinh tế mà mức độ phức tạp, đa dạng cũng như mức độ sôi động của thị trường chứng khoán tại các quốc gia khác nhau. Sự khác biệt ấy không chỉ dừng lại giữa các quốc gia, ngay ở những khu vực phát triển kinh tế khác nhau trong một quốc gia, mức độ lưu hoạt vốn của các bộ phận thị trường (mang tính địa phương) cũng khác nhau rõ rệt. Cùng với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, hoạt động của thị trường chứng khoán các quốc gia ngày càng trở nên gần nhau hơn, thông qua các liên kết giao dịch, nhu cầu kinh doanh, đầu tư của tất cả các đối tượng. Ở Việt Nam nếu không tính đến những năm chuẩn bị thì thời điểm khai trương chính thức trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hòo Chí Minh là vào tháng 6 năm 2000. Phiên giao dịch đàu tiền diễn ra ngày 20-7-2000.

b) Phân loai thi trường chứng khoán

+ Xét theo tiêu chí lưu thông chứng khoán có the phân ra thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Tại thị trường sơ cấp, các chứng khoán lần đầu tiên được bán cho các nhà đầu tư nên còn được gọi là thị trường phát hành. Điều đó cũng có nghĩa, thông qua thị trường sơ cấp, những nguồn đầu tư mới thực sự được chuyển cho nhà phát hành. Thị trường thứ cấp diễn ra các giao dịch chứng khoán chưa được thanh toá. Bộ phận thị trường này không làm tăng nguồn vốn mới cho nền kinh tế, nhưng có thể hoạt động liên tục, tạo ra khẳ năng thanh khoản cho chứng khoán đã phát hành. “Thị trường thứ cấp phục vụ cho hai mục đích chính: thúc đẩy sự tạo vốn cho các doanh nghiệp, chính phủ và tạo ra các công cụ đầu tư có khả năng sinh lời cho các nhà đầu tư”. Thông qua thị trường thứ cấp, các bên tham gia đều mong muốn đạt tới hiệu ích kinh tế của mình. Hai bộ phận thị trường sơ cấp cũng như thứ cấp có mối quan hệ nội tại, mật thiết: thị trường sơ cấp là sơ sở, tiền đề; thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì không có chứng khoán để vận hành thị trường thứ cấp; ngược lại nếu không có thị trường thứ cấp sẽ khó khăn trong việc phát hành vì chứng khoán hầu như không có khả năng thanh khoản vì chưa đến hạn thanh toán. + Xét theo phương thức tổ chức và giao dịch, thị trường chứng khoán bao gồm thị trường tập trung và không tập trung. Thị trường chứng khoán tập trung diễn ra các hoạt động mua hoặc bán chứng khoán, hoặc tham khảo để thực hiện các giao dịch chứng khoán, được tồn tại dưới hình thức phổ biến là Sở Giao dịch chứng khoán hạc các sàn giao dịch chứng khoán. Thị trường không tập trung diễn ra hoạt động giao dịch chứng khoán không có đủ điều kiện giao dịch tại thị trường tập trung, có thể tiến hành thông qua những hình thức đa dạng khác nhau như hệ thống giao dịch nối mạng hoặc là giao dịch chứng khoán riêng lẻ.

Thị trường chứng khoán tập trung có giá trị như “bộ mặt” thị trường chứng khoán quốc gia, các bộ phận thị trường khác thể hiện sự đa dạng của các giao dịch có thể lựa chọn. Hàng hoá của thị trường tập trung cũng là những hàng hoá có thể đánh giá có chất lượng hơn so với hàng hoá của thị trường khác, do tính có tổ chức của nó; điều đó cũng có nghĩa sự an toàn hay rủi ro, cơ hội kiếm lời là khác nhau trong các giao dịch trên thị trường.

20 năm hình thành và phát triển có thể không phải là một khoảng thời gian không dài so với lịch sử của thị trường chứng khoán thế giới, tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã dần phát triển và định hình vai trò của mình với nền kinh tế nước nhà. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại hành trình 20 năm đầy biến động này:

Bắt đầu vào thời điểm ngày 28-11-1996, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ. Và chỉ 2 năm sau đó, ngày 11-7-1998, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh theo Nghị định số 48/CP của Chính phủ. Đồng thời, Chính Phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, đặt cơ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 28-7-2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM chính thức đi vào hoạt động với 2 mã cổ phiếu giao dịch đầu tiên là REE và SAM.

Sự ra đời của thị trường chứng khoán

Ngày 8/3/2005 Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội cũng chính thức ra mắt, trở thành trung tâm niêm yết của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trải qua quãng đường 20 năm, có không ít những biến động đã xảy ra. Trong giai đoạn đầu tiên (2000 – 2005), đây là giai đoạn chập chững bước những bước đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam, vốn hóa thị trường chỉ đạt mức trên dưới 1% GDP, gần như không có thay đổi gì nhiều.

Tuy nhiên kể từ năm 2006 khi khi Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành và chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2007, thị trường chứng kiến rất nhiều sự thay đổi khi những bất cập, những xung đột với các văn bản pháp lý được giải quyết, chúng ta có khả năng hội nhập hơn với các thị trường vốn quốc tế và khu vực.

Năm 2006, quy mô thị trường có bước nhảy vọt mạnh mẽ, đạt 22,7% GDP và chạm đến con số trên 43% vào năm 2007. Tuy nhiên, mọi việc bắt đầu xấu đi vào năm 2008, do ảnh hưởng của thị trường tài chính và nền kinh tế trong nước và thế giới, chúng ta chứng kiến một năm "kinh tế buồn" với mức vốn hóa thị trường giảm mạnh, xuống còn 18% GDP.

Sự ra đời của thị trường chứng khoán

Khi khó khăn dần qua đi, năm 2009 chứng kiến sự phục hồi nhẹ với vốn hóa thị trường đạt 37,71% GDP và các công ty niêm yết trên thị trường tăng dần. Sản phẩm mới Chứng quyền có đảm bảo (Cover Warrant - CW) được ra đời từ ngày 28/6. Ngày 18/11/2019, HoSE cho ra mắt bộ chỉ số mới Vietnam Diamond Index (VN Diamond), Vietnam Financial Select Sector Index (VNFin Select) làm tiền đề cho sự ra đời của các quỹ ETF, qua đó giải quyết bài toán tại các doanh nghiệp đã hết room ngoại.Trong vài năm trở lại đây, mức vốn hóa thị trường đã tăng thần tốc lên tới hơn 82% GDP, nhưng một lần nữa thị trường chứng khoán Việt Nam lại chịu thêm thách thức từ đại dịch Covid-19. Những dấu hiệu phục hồi đã dần rõ ràng, tâm lí hoảng loạn của các nhà đầu tư cá nhân đã dần giảm đi, sắc xanh đang trở lại trên thị trường.

Lời kết,

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua nhiều biến động nhưng vẫn khẳng định được vai trò thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam của mình. Trong giai đoạn hiện nay, Chính Phủ Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế ổn định và vững chắc, đây là điều kiện tốt cho TTCKVN phát triển phù hợp với vị thế của thị trường và sánh vai với thị trường quốc tế.

Thị trường chứng khoán được biết đến là một tập hợp mà ở đó có sự giao thương giữa người mua và người bán cổ phiếu. Trên thế giới, chứng khoán là kênh đầu tư xuất hiện từ lâu đời, tuy nhiên, lịch sử thị hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được xác lập từ năm 1996. Vậy, những dấu mốc, sự kiện quan trọng trong quá trình lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm một cách chi tiết hơn.

Sự ra đời của thị trường chứng khoán

Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán ở nước ta trải qua 4 giai đoạn chính.

Mở đầu là sự kiện thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam, theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, vào ngày 28/11/1996. Hai năm sau, vào ngày 11/7/1998, dựa vào Nghị định số 48/CP của Chính phủ, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh.

Lúc này, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (tiền thân là Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh – HOSE) được thành lập.

Đến ngày 28/7/2000 diễn ra phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam. Hai mã cổ phiếu được giao dịch là REE (thuộc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh) và SAM (thuộc Công ty Cổ phần SAM Holdings). Ở thời điểm đó, mỗi tuần sẽ có 2 phiên giao dịch.

Năm 2005, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) được thành lập. Cùng với đó là sự ra đời của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – HSX) vào ngày 8/3/2005.

Cho đến năm 2007, thời gian giao dịch chứng khoán được điều chỉnh. Cụ thể, thời gian này mở rộng hơn, kéo dài từ 8h30 đến 11h, thay vì từ 9h đến 11h như trước. 

Tiếp đến, ngày 24/6/2009, sàn Upcom đi vào vận hành. Đây trở thành nơi giao dịch cổ phiếu lớn, tuy nhiên vẫn chưa đạt đủ tiêu chuẩn đi niêm yết trên 2 sàn giao dịch TP.HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX).

Ngày 6/2/2012, chỉ số VN30 lần đầu tiên ra mắt. VN30 là nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn được giao dịch trên sàn giao dịch HOSE. Kế tiếp, vào khoảng tháng 9/2012, một số sự thay đổi trong cách thức giao dịch cũng tạo sự thu hút với nhà đầu tư. 

Dẫn chứng như thời gian thanh toán rút ngắn từ T+4 xuống còn T+3. Trong đó, T+ chính là chu kỳ thanh toán trong chứng khoán. Còn T+3 được hiểu là sau 3 ngày nhà đầu tư mới hoàn toàn sở hữu được chứng khoán đã mua. Đồng thời, sau 3 ngày nhà đầu tư có thể nhận lại tiền bán chứng khoán.

Dấu mốc trong lịch sử hình thành thị trường này đó là vào ngày 22/7/2013 khi thời gian giao dịch chứng khoán trên sàn HOSE được mở rộng. Cụ thể là kéo dài tới 15h00 hàng ngày.

Chỉ sau đó khoảng 7 ngày, ngày 29/7/2013, thời gian giao dịch trên HSX cũng được kéo dài tương tự. Thị trường chứng khoán được bổ sung các loại lệnh giao dịch mới như: lệnh thị trường, ATC…

Ngày 1/7/2015, sàn Upcom chính thức đưa ra quyết định điều chỉnh biên độ giao dịch từ +/- 10% thành +/- 15%. Sau đó, từ 1/1/2016, chu kỳ thanh toán T+3 được rút ngắn xuống còn T+2. Tháng 8/2017, hình thức chứng khoán mới là chứng khoán phái sinh ra đời. 

Trong hơn 25 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhưng cùng với đó là không ít các biến động lớn. Những năm 1996 đến trước năm 2000 được coi là nền móng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Khoảng thời gian 2000-2005 đánh dấu sự khởi đầu hay còn được coi là giai đoạn chập chững tập đi. Ở khoảng thời gian 5 năm này, vốn hóa thị trường chỉ đạt mức trên dưới 1% GDP và gần như không có thay đổi gì nhiều.

Bắt đầu từ năm 2006, Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành và chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2007. Đồng thời, năm 2006 cũng chính là năm đánh dấu bước nhảy vọt mạnh mẽ khi vốn hóa thị trường đạt 22,7% GDP. Đến năm 2007, chỉ số này tiếp tục tăng mạnh tới mức trên 43%.

Sau đó 1 năm, năm 2008, nền kinh tế trong nước và thế giới khủng hoảng, thị trường tài chính gặp nhiều biến động. Đây được coi là một năm “thị trường buồn” khi mức vốn hóa giảm mạnh, xuống còn 18% GDP.

Đến năm 2009, thị trường bắt đầu có sự hồi phục nhẹ với vốn hóa thị trường đạt 37,71% GDP. Ngoài ra, sự gia tăng đáng kể của các công ty niêm yết cũng là tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán nói chung.

Trải qua hơn 10 năm với những thăng trầm, tính đến thời điểm hiện tại, mức vốn hóa đã tăng nhanh chóng lên tới hơn 82% GDP. Điều này một phần thể hiện được sự bùng nổ mạnh mẽ của thị trường chứng khoán.

Với đà tăng trưởng nổi bật trong cả tiến trình của lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam, hứa hẹn trong thời gian tới, chứng khoán sẽ là kênh đầu tư bùng nổ hơn nữa. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, nắm bắt cơ hội để quá trình đầu tư đạt hiệu quả cao nhất, thu về nguồn lợi nhuận tốt nhất.

Hy vọng qua bài viết lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam được Sen Tây Hồ chia sẻ đã mang đến cho quý bạn đọc thông tin hữu ích về thị trường chứng khoán nhé. Hãy thường xuyên ghé thăm website sentayho.com.vn để tìm hiểu rõ hơn kiến thức về tài chính, forex, chứng khoán và crypto nhé.