Tại sao ăn măng lại độc

“Ăn măng có độc không?” là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. Trên thực tế, nếu bạn chế biến không đúng cách, một số chất độc trong măng có thể gây chết người. Chính vì vậy, để phòng tránh ngộ độc khi ăn măng, bài viết sau sẽ chỉ ra 3 cách ăn măng “rước họa vào thân” bạn nên tránh.

[Rất nhiều người thắc mắc “Ăn măng có độc không?”]

Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh – cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm thuộc Đại Học Bách Khoa Hà Nội, chất cyanide trong măng khi tiếp xúc với enzym tiêu hóa có trong dạ dày sẽ biến thành axit cyanhydric [hay còn gọi là axit HCN]. Đây là loại axit không tốt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu từ Cục ATVSTP, trong 100 gram măng tươi, có chứa từ 32 – 38 mg HCN. Một người trưởng thành, khi ăn vào từ 50 – 60 mg HCN [khoảng 200 gram măng tươi] có thể tử vong với các triệu chứng như: khó thở, các cơ quan tê liệt, co giật và tim ngừng đập.

[Trong măng có chứa chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người]

Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi vì măng đã luộc kỹ, trong 100 gram chỉ còn khoảng 2,7 mg HCN [trong nước măng là 10 mg] và nếu ngâm chua HCN trong măng chỉ còn là 2,2 mg. Chính vì vậy, nếu bạn biết chế biến đúng cách măng sẽ không gây hại tới sức khỏe.

Xem thêm

Mẹo chiên cá không dính chảo

Cách sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo PGS. TS Thịnh, HCN trong măng rất dễ bị hoà tan trong nước và sẽ bay hơi khi bị đun nóng, vì vậy bạn chỉ cần ngâm và luộc măng, sau đó đổ nước đi trước khi nấu ăn là có thể sử dụng. Ngoài các cách này, bạn tuyệt đối không nên ăn măng sống hoặc uống nước măng tươi để chữa bệnh, hạ sốt như kinh nghiệm dân gian. 

[Có rất nhiều cách để khử độc trong măng]

Sau đây là 5 cách khử độc măng hiệu quả bạn có thể áp dụng:

Cách 1: Măng tươi bóc vỏ, rửa sạch sau đó cắt thành những miếng nhỏ [hoặc để nguyên] cho vào nồi nước luộc kỹ từ 2 – 3 lần. Sau mỗi lần luộc, vớt măng ra rửa sạch sau đó thay nước mới. Măng đã luộc đem ngâm nước gạo trong khoảng 2 ngày là có thể sử dụng.

Cách 2: Măng tươi đã bỏ vỏ đem thái thành lát mỏng sau đó cho vào nồi nước luộc cùng 1 nắm lá rau ngót tới khi măng nhừ thì vớt ra, rửa sạch lại là có thể sử dụng.

[Luộc măng là cách khử độc hiệu quả]

Cách 3: Măng tươi lột vỏ, rửa sạch, thái nhỏ rồi đem ngâm qua đêm sau đó vớt ra rửa lại nhiều lần với nước là có thể đem đi chế biến.

Cách 4: Măng tươi để nguyên vỏ và cho vào nồi cùng vài quả ớt rồi đổ ngập nước gạo luộc tới khi măng mềm thì vớt ra, xả nước và lột sạch vỏ măng là có thể sử dụng.

Cách 5: Măng tươi lột vỏ, rửa sạch và đem ngâm cùng nước vôi trong qua đêm, sau đó tiến hành luộc măng từ 2 – 3 lần sau đó xả sạch là có thể sử dụng.

Nếu bạn là cơ sở chế biến măng tươi chuyên nghiệp, các thiết bị sau đây sẽ giúp bạn sơ chế măng tươi nhanh chóng, tiết kiệm công sức, chi phí.

Nồi nấu công nghiệp

Nồi nấu công nghiệp là thiết bị giúp luộc măng tự động, người dùng chỉ cần đổ nước, cho măng vào nồi, sau đó điều chỉnh mức công suất thích hợp để nồi tự hoạt động. Khi sử dụng nồi nấu công nghiệp, các cơ sở có thể luộc lượng lớn măng trong cùng một mẻ, đảm bảo tiết kiệm thời gian, công sức.

[Nồi luộc măng công nghiệp]

Máy thái lát, thái sợi măng tươi

Máy thái lát, thái sợi măng tươi sẽ giúp thái măng tươi nhanh gấp 15 lần so với phương pháp thủ công. Khi sử dụng thiết bị này, các cơ sở có thể điều chỉnh kích thước lát thái, đồng thời thái măng nhanh chóng, đảm bảo sạch sẽ. 

Video giới thiệu máy thái măng tươi

Hy vọng rằng, những thông tin mà bài viết đã đưa ra sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi: “ăn măng có độc không?” đồng thời biết chế biến măng đúng cách để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, nếu có nhu cầu tìm mua các thiết bị giúp sơ chế măng, bạn có thể liên hệ với NEWSUN bằng cách nhắn tin, gọi điện hoặc để lại số điện thoại trong khung chat, đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

Nguồn: //dienmaynewsun.com/

Mỗi kg măng củ có lượng độc tố đủ để gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, lượng chất độc vẫn còn 2/3.

Măng là một thực phẩm ưa thích của người dân Việt Nam ở cả nông thôn lẫn thành thị, đặc biệt trong các bữa cỗ hay dịp lễ Tết. Tuy nhiên, việc sử dụng măng không đúng cách sẽ hết sức nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây tử vong.

Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội đã từng cấp cứu một trẻ nguy kịch vì ngộ độc sau khi gia đình cho uống nước từ măng tươi giã nát để hạ sốt. Bệnh nhân là Dương Quang T., 9 tháng tuổi, ở Đông Anh, Hà Nội. Sau khi uống nước măng chưa đầy 30 phút, trẻ bị nôn, khó thở, co giật, rồi hôn mê. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nhiễm độc Cyanide do uống nước măng tươi.

Tại sao lại ngộ độc măng tươi?

Cyanide là một gốc Acid [-CN] mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc Acid, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hoá là 1 mg/kg trọng lượng cơ thể. Trong măng tươi có hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các Enzym đường tiêu hóa, Cyanide ngay lập tức biến thành Acid Cyanhydric [HCN], là một chất cực độc với cơ thể.

Trong cơ thể, Cyanide tác động lên chuỗi hô hấp tế bào bằng cách làm bất hoạt các Enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc Warburgase, là nguyên nhân gây tình trạng thiếu ôxy tế bào và toan chuyển hóa nặng.

Biểu hiện của ngộ độc măng tươi

Tùy theo hàm lượng Cyanide có trong măng mà người ăn có biểu hiện ngộ độc ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn măng khoảng từ 5 đến 30 phút. Trường hợp nhẹ, biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp…

Trường hợp nặng có biểu hiện co giật, cứng hàm, duỗi cứng, giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Nặng hơn nữa sẽ ngừng thở, tim đập nhanh và không đều, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, là nguyên nhân chính gây tử vong sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.

Xử trí ngộ độc măng

Khi người ăn nhiều măng xuất hiện các dấu hiệu trên, cần ngay lập tức giúp nạn nhân nôn, làm hô hấp nhân tạo nếu ngừng thở, đưa ngay nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất.

Tại các cơ sở y tế, cần ngay lập tức giải quyết tình trạng suy hô hấp, chống toan chuyển hóa, chống co giật, loại bỏ độc chất trong máu và trong đường tiêu hóa. Một trong những đặc tính quan trọng của Cyanide là bị bất hoạt bởi đường glucose nhờ tạo ra hợp chất C7H13O6N ít độc. Do vậy phương pháp truyền đường glucose tĩnh mạch vừa có tác dụng chống toan chuyển hóa, vừa có tác dụng loại bỏ độc chất.

Đề phòng ngộ độc măng

Mỗi kg măng củ có khoảng 230 mg Cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng Cyanide vẫn còn khoảng 160 mg trong mỗi kg. Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9 mg trong mỗi kg. Đến nay, chưa có tài liệu nào hướng dẫn cách chế biến măng để đảm bảo an toàn, nhưng căn cứ vào kinh nghiệm dân gian và đặc tính hàm lượng Cyanide trong măng, để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.

Những quan niệm sai lầm như uống nước măng tươi để hạ sốt và chữa bệnh, không nấu kỹ măng vì sợ mất chất, măng ngâm dấm chưa đủ thời gian đã ăn… sẽ là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngộ độc măng.

Theo VnMedia

Video liên quan

Chủ Đề