Tại sao có lúc ngứa tai

Thói quen ngoáy tai thường xuyên có thể gây viêm ống tai ngoài. Ban đầu ngoáy tai không đúng cách gây viêm nhẹ, sau đó càng ngoáy nhiều hơn thì càng ngứa hơn và viêm cũng nặng hơn. Ngứa tai có thể là dấu hiệu của một số bệnh

- Nhiễm trùng tai: Ngứa tai là triệu chứng điển hình nhất của bệnh nhiễm trùng ở tai như: Viêm tai giữa, viêm tai ngoài, viêm tai trong…Nhiễm trùng thường gây ra bởi vi khuẩn, virus và hay gặp ở người thích đi bơi lội hoặc thường xuyên để nước lọt vào tai khi tắm

- Nấm ống tai: Nấm ống tai là bệnh khá phổ biến hiện nay, chiếm 10% trong số những bệnh nhân bị viêm ống tai. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là cảm giác ngứa ở ống tai.

 - Dị ứng: Ngứa tai đôi khi có thể là phản ứng của dị ứng. Dị ứng có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra như: Dầu gội đầu, keo xịt tóc hoặc dị ứng thực phẩm.

- Bị bệnh chàm hay vẩy nến: Chàm, vẩy nến là những bệnh lý về da phổ biến với triệu chứng điển hình là ngứa. Nếu chàm hoặc vẩy nến xuất hiện ở ống tai, bạn cũng sẽ cảm thấy bị ngứa tai, rất khó chịu.

- Viêm mũi họng: Đường dẫn truyền cảm giác về não của tai và mũi họng có một số đoạn đi chung. Do vậy, những kích thích ở mũi họng cũng có thể gây ngứa ở tai.

Tại sao có lúc ngứa tai

Nên làm gì khi bị ngứa lỗ tai?

Khi bị ngứa tai, bạn cần tìm ra nguyên nhân và điều trị hiệu quả những bệnh lý liên quan. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện một số lưu ý sau để tình trạng ngứa trong tai không tiến triển nặng hơn.

 - Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể tập trung làm một việc gì đó để quên đi cảm giác ngứa ở tai.

 - Sau khi đi bơi, bạn nên dùng khăn lau khô vành tai để tránh không cho nước lọt vào tai.

- Không ngoáy tai quá sâu, không sử dụng các dụng cụ lấy ráy tai khi chưa được vô trùng. - Tránh tiếp xúc với khói bụi, tránh sử dụng tai nghe quá nhiều.

- Nếu nước vô tình vào tai khi tắm, khi bơi gây cảm giác khó chịu, ù tai, ngứa tai thì bạn hãy nghiêng đầu vỗ nhẹ vào nắp tai cho nước chảy ra, dùng tăm bông khô, sạch đặt vào ống tai để thấm hết nước chứ không được lau chùi nhiều.

Nếu bạn ngứa tai liên tục, lâu ngày không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được bác sĩ thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.

Tại sao có lúc ngứa tai

Tại sao có lúc ngứa tai

SKĐS - Tôi gần đây liên tục bị ngứa lỗ tai bên phải. Không phải do tóc, vì tôi vén tóc và buộc kỹ rồi vẫn ngứa. Càng để ý càng ngứa, ngoáy bông tai càng ngứa hơn. Lơ đi thì có khi đỡ. Như vậy có phải mắc bệnh không?

            Huỳnh Văn Hên (Hà Nội)

Ngứa tai có nhiều nguyên nhân: Do ráy tai tích tụ, do dị ứng, do kích thích của máy trợ thính, do nấm tai, viêm tai. Nếu ngứa tai liên tục thì nên nghĩ đến nguyên nhân bệnh lý như viêm tai ngoài hoặc nấm trong tai.

Thói quen ngoáy tai thường xuyên có thể gây viêm ống tai ngoài. Ban đầu ngoáy tai không đúng cách gây viêm nhẹ, sau đó càng ngoáy nhiều hơn thì càng ngứa hơn và viêm cũng nặng hơn.

Do ngứa, người bệnh có thể thò ngón tay, móng tay hoặc đồ vật khác vào ngoáy cho đã ngứa càng làm tổn thương ống tai và tình trạng viêm càng tệ hơn. Bệnh nấm tai thường phát triển mạnh vào mùa hè do vệ sinh tai không sạch sẽ. Tổn thương do nấm gây nên tại tai thường khu trú ở ống tai ngoài hoặc vành tai. Nếu mắc nấm sẽ có cảm giác ngứa trong ống tai. Mức độ ngứa tăng dần làm người bệnh phải ngoáy tai liên tục. Bệnh nấm tai giai đoạn này, rất ít người bệnh đi khám và chữa trị bởi cứ nghĩ rằng chỉ bị ngứa tai thông thường. Để lâu nấm tai nặng lên sẽ gây đau tai, đau tăng lên khi nhai hoặc ngáp. Người bệnh sẽ cảm thấy nặng, đầy tức không tai đồng thời nghe kém.

Nếu cả 2 tai bị nấm, người bệnh sẽ thấy sức nghe giảm sút, thỉnh thoảng có tiếng gió thổi ù ù trong tai, có dịch trắng, vàng hoặc màu nâu bẩn chảy ra ngoài cửa tai. Nếu bạn ngứa tai liên tục thì nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng. Để lâu bệnh có thể nặng lên.