Tại sao đeo kính cận lại bị chóng mặt

Cận thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến nhất hiện nay với tỷ lệ người mắc ngày càng trẻ hóa. Để khắc phục tật này, phương pháp hiệu quả và nhanh nhất chính là đeo kính điều chỉnh thị lực. Tuy nhiên có nhiều người lại phản ánh rằng đeo kính thường hay bị nhức đầu, chóng mặt. Vậy nguyên nhân là do đâu? Hãy cùng Ouress tìm hiểu ngay nhé!

 

1. Tại sao đeo kính lại bị mệt mỏi, nhức đầu?

 

Nguyên nhân lớn nhất khiến người đeo kính bị cảm giác đau đầu, nhức mắt là do độ của kính đang đeo hiện tại không đúng với độ cận thực tế của mắt. Ví dụ bạn đang đeo kính cận thị sai độ (nặng hơn hoặc nhẹ hơn với thực tế), trục loạn thị sai,…. Với trường hợp này, bạn bắt buộc phải đến các cơ sở y tế, nơi có bác sĩ chuyên khoa mắt hoặc kỹ thuật viên khúc xạ sẽ kiểm tra lại thị lực và cập nhập độ cận mới nhất cho bạn.


Tại sao đeo kính cận lại bị chóng mặt

Nguyên nhân thứ hai thường gặp là kỹ thuật lắp kính bị sai chuẩn. Kỹ thuật viên mài lắp chấm tâm kính không đúng làm người đeo rất khó chịu và nhức đầu khi đeo kính. Thường thì những cơ sở uy tín, có những kỹ thuật viên chuyên môn cao sẽ hiếm xảy ra tình trạng này. Trong khi những cơ sở tự phát thường sai sót về kỹ thuật rất nhiều. Vậy nên, việc chọn cơ sở để cắt kính và chọn mua gọng kính cũng cần được chú ý bạn nhé.

Tại sao đeo kính cận lại bị chóng mặt

 

Nguyên nhân thứ ba là gọng kính dỏm, thiếu chất lượng khiến trải nghiệm đeo kính không thoải mái, phát sinh hiện tượng nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu nơi đeo kính. Những kính kém chất lượng thường có chất liệu rẻ tiền, không đồng nhất, kỹ thuật sản xuất, gia công kính không đảm bảo, độ chiết xuất kém v.v...Và tương tự như nguyên nhân thứ 2, bạn cần chọn địa chỉ tin cậy, chuyên cung cấp các loại gọng - tròng chính hãng để bảo vệ đôi mắt của mình.

Tại sao đeo kính cận lại bị chóng mặt

Nguyên nhân thứ tư là mắt kính mờ, nhòe, chưa đảm bảo độ trong suốt làm hình ảnh thu về mắt bị bóp méo, ảnh hưởng đến quá trình nhìn sự vật. Lúc này, đôi mắt phải điều tiết nhiều để tương thích khiến chúng bị làm việc quá sức, gây mệt mỏi, khô mắt, chảy nước mắt,...

Tại sao đeo kính cận lại bị chóng mặt

2. Làm thế nào để khắc phục tình trạng nhức đầu khi đeo kính?

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên đi kiểm tra lại cặp kính của mình và đi khám mắt ở bệnh viện mắt. Đừng chủ quan hay chần chừ! Vì tình trạng nhức đầu khi đeo gọng cận kéo dài có thể gây nhược thị, rất khó để điều trị và phải mất một khoảng thời gian rất dài để mắt được hồi phục như ban đầu.

 

Kính cận không chỉ là vật giúp điều chỉnh tật khúc xạ, làm ta nhìn rõ hơn mà còn bảo vệ đôi mắt. Vì vậy hãy giữ thói quen khám mắt định kỳ 6 tháng/lần. Đồng thời thận trọng khi lựa chọn gọng kính / tròng kính, tránh để chúng làm ảnh hưởng không tốt đến mắt cũng như sức khỏe nhé!

(NSMT) - Kính cận giúp những người cận thị cải thiện tầm nhìn. Tuy nhiên, nhiều người lại không thích đeo kính cận vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Các mẹo làm đẹp bạn không nên làm theo

Baking soda – thần dược làm đẹp của chị em phụ nữ với nhiều công dụng

Làm đẹp với mặt nạ nha đam đơn giản và hiệu quả

Đeo kính không đúng độ

Tại sao đeo kính cận lại bị chóng mặt

Ảnh minh họa

Sau khi bạn đi đo kính mới về, thoạt đầu kính có vẻ rất rõ nhưng khiến bạn bị chóng mặt, khó chịu và nhức đầu. Nguyên nhân có thể do kính bị tăng độ quá nhiều so với kính cũ. Bạn chưa kịp thích nghi với mắt kính mới, hoặc độ quá cao gây vô cùng khó chịu, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Mắt kính không chất lượng

Tại sao đeo kính cận lại bị chóng mặt

Ảnh minh họa

Hiện nay có rất nhiều loại kính cận kém chất lượng nhưng người sử dụng lại không thể phân biệt được. Những loại kính cận kém chất lượng được làm bởi chất liệu không đúng gây ảnh hưởng trực tiếp như gây nhức mắt, mỏi mắt, chóng mặt, đau đầu.

Bên cạnh đó, tròng kính và gọng kính không chắc chắn làm ảnh hưởng đến quá trình nhìn sự vật. Lúc này, đôi mắt phải điều tiết nhiều để tương thích với kính nên ảnh hưởng não bộ… Khi chọn kính nên chú ý đến chất lượng như gọng kính bằng nhựa để vừa nhẹ vừa an toàn. Mắt kính phải đảm bảo độ trong suốt…

Khoảng cách giữa hai đồng tử không đúng

Khoảng cách của hai đồng tử là cơ sở để xác định tâm kính. Đưa thấu kính phân kì vào đúng điểm sáng để hình ảnh được rõ nét. Khoảng cách giữa hai đồng tử không chính xác sẽ ảnh hưởng đến thị lực. Có thể có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, nhìn méo hình, hai hình,.. Bạn nên đến cơ sở uy tín để đo lại.

Tại sao đeo kính cận lại bị chóng mặt

Độ quang sai của tròng kính cũng gây nhức đầu. Nên đo lại độ kính trên tiêu cự kế. Ảnh healthline

Đeo kính có gọng quá chật hay quá lỏng

Tại sao đeo kính cận lại bị chóng mặt

Bạn nên đi ra của hàng kính chỉnh lại gọng kính nếu thấy hiện tượng kính bị tuột vì lỏng lẻo. Ảnh dmx

Sử dụng gọng kính không vừa vặn, quá chật hoặc quá lỏng cũng là lý do khiến việc đeo kính cận bị nhức đầu. Gọng kính chật ôm xiết vào đầu và tai gây ra đau đớn. Gọng kính lỏng lẻo lại dễ dàng rơi ra khỏi mũi. Nếu bị rơi ra nhiều lần có thể làm cho tiêu điểm của kính bị thay đổi. Điều này khiến mắt cảm thấy căng thẳng và dẫn đến tình trạng nhức đầu khi đeo kính cận.

Mang kính cận xuyên suốt

Ngoài việc chăm sóc mắt, bạn nên để mắt thư giãn thường xuyên. Không để mắt nghỉ ngơi và đeo mắt kính liên tục là một trong những lý do tặng độ cận ở mắt mà bạn không ngờ tới và thậm chí việc này khiến bạn bị nhức đầu, chóng mặt và thậm chí là buồn nôn. Ngoài ra đeo kính trong mọi hoạt động học tập, làm việc, sinh hoạt, giải trí,… sẽ gây ra vấn đề khô mắt, mỏi cơ mắt, làm giảm thị lực mắt.

Tại sao đeo kính cận lại bị chóng mặt

Không chỉ vậy, khi bạn tập trung quá lâu vào sách vở hoặc công việc, bạn thường quên mất một hoạt động rất đơn giản giúp mắt thư giãn, đó là chớp mắt. Ảnh st

Bạn cần chớp mắt 14 – 17 lần mỗi phút để giữ ẩm và làm sạch mắt, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho bề mặt mắt.

Sau 30 phút học hay làm việc liên tục, bạn nên tháo bỏ mắt kính và nhìn ra xa khoảng một đến hai phút. Trong hai phút này, bạn hãy ngồi thẳng, nhìn về phía trước, đánh mắt theo chiều dọc hoặc chiều ngang mỗi bên khoảng năm lần. Bạn cũng có thể nhắm mắt thư giãn, dùng ta sạch mát xa nhẹ nhàng mí mắt theo chuyển động tròn.