Tại sao dòng mở máy không làm nhảy aptomat

Aptomat là thiết bị đóng cắt bảo vệ hệ thống điện cho ngôi nhà của bạn. Nhiều nhà Aptomat nhảy liên tục làm cho sinh hoạt gia đình bị gián đoạn. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân của việc này và cách khắc phục nó các bạn nhé.

  • 1. Aptomat là gì? và vai trò của nó trong hệ thống điện của ngôi nhà.
  • 2. Các nguyên nhân làm cho aptomat nhảy liên tục và cách khắc phục.
    • 2.1 Quá tải công suất.
    • 2.2 Đường dây bị chạm mạch
    • 2.3 Đường dây rò rỉ điện
    • 2.4 Aptomat bị hỏng
    • 2.5 Do aptomat kém chất lượng 
  • 3. Làm thế nào để tìm hiểu nguyên nhân khiến aptomat nhảy liên tục. 
  • 4. Cách xử lí aptomat nhảy do dây điện âm tường hỏng

1. Aptomat là gì? và vai trò của nó trong hệ thống điện của ngôi nhà.

Aptomat là tên thường gọi của thiết bị đóng cắt tự động (cầu dao tự động). Trong tiếng Anh thiết bị đóng cắt là Circuit Breaker (viết tắt là CB). Aptomat có chức năng bảo vệ quá tải và ngắt mạch trong hệ thống điện. Một số dòng Aptomat có thêm chức năng bảo vệ chống dòng rò được gọi là aptomat chống rò hay aptomat chống giật. Aptomat đôi khi còn được gọi theo cách ngắn gọn là Át.

Tại sao dòng mở máy không làm nhảy aptomat

2. Các nguyên nhân làm cho aptomat nhảy liên tục và cách khắc phục.

2.1 Quá tải công suất.

Điện áp quá tải có thể được xem là một trong những nguyên nhân chính. Vấn đề này xảy ra khi gia đình sử dụng quá nhiều thiết bị điện cùng một lúc, hoặc sử dụng một vài thiết bị có lượng tiêu thụ điện năng lớn vượt quá dòng điện định mức của aptomat.

Khi gặp trường hợp này gia đình cần hạn chế sử dụng đồng thời các thiết bị điện. Và sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng. Trường hợp vẫn phải dùng thiết bị điện này thì cần phải tính toán thay aptomat có công suất lớn hơn và dây điện tiết diện lớn hơn. Lưu ý chỉ nên thay aptomat khi bạn chắc chắn dây điện đủ chịu được tải của thiết bị điện nhà bạn. Nếu không đường dây điện nhà bạn sẽ bị hỏng trước khi aptomat kịp nhảy.

2.2 Đường dây bị chạm mạch

Vì một nguyên nhân nào đó mà một điểm nào đó trong ngôi nhà của bạn dây “lửa” và dây “mát” chạm vào nhau gây ra hiện tượng “đoản mạch”.  Lúc này aptomat sẽ nhảy và không bật lên được nữa. 

Để khắc phục được cần đo điện trở dây dẫn tìm ra tuyến dây bị hỏng và thay thế nó.

2.3 Đường dây rò rỉ điện

Nguyên nhân này thực sự rất nguy hiểm. Nó có thể do bạn lắp đặt aptomat đấu dây sai hoặc do dây âm tường bị hỏng, các đầu nối hở chập vào nhau dẫn đến cháy, nhảy áp và hỏng aptomat… dễ dẫn đến cháy nổ. 

Cần phải đo dòng điện, điện trở để tìm tuyến dây bị rò rỉ điện và thay thế chúng. 

2.4 Aptomat bị hỏng

Aptomat bị nhảy liên tục cũng có thể là do aptomat đã bị hư. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoạt động của toàn bộ hệ thống điện trong căn nhà. Không chỉ thế, nó còn khiến người dùng cảm thấy lo lắng, bởi ngoài việc aptomat bị hỏng thì rất có thể dây điện phần chìm nhà bạn đang gặp vấn đề.

Cần tháo dây tải sau aptomat và test sự hoạt động của aptomat, nếu đúng aptomat hỏng thì phải thay thế ngay.

2.5 Do aptomat kém chất lượng 

Việc này trên thực tế không còn gặp nhiều nhưng vẫn diễn ra. Tâm lí nhiều người cho rằng aptomat giá phải rẻ, không cần quá xịn là có thể sử dụng. Thế nhưng “tiền nào của nấy”, giá cả quá rẻ dẫn đến chất lượng không được đảm bảo, dễ gây hư hại và nguy hiểm cho người sử dụng.

3. Làm thế nào để tìm hiểu nguyên nhân khiến aptomat nhảy liên tục. 

Bước 1: Thay thế aptomat mới vào để kiểm tra vì sao aptomat bị nhảy liên tục. Tiếp theo hay theo dõi aptomat, nếu không còn hiện tượng nhảy áp thì hiểu rằng là do aptomat bị hỏng. Còn nếu vẫn tiếp diễn, bạn cần tiếp tục tìm lí do để có cách xử lí đúng nhất. 

Thay aptomat để kiểm tra

Bước 2: Tháo hết các thiết bị được kết nối với nguồn điện trong phòng ra. Sau đó bật aptomat trở lại để xem áp còn nhảy không? Nếu không bị nhảy có thể là do các thiết bị điện trong nhà bạn gặp vấn đề. Còn trường hợp aptomat vẫn nhảy thì bạn tiến hành sang bước tiếp theo.

Bước 3: Để các đầu dây âm – dương cách nhau ra và dỡ tất cả các ổ cắm, công tắc trong phòng ra. Để đảm bảo an toàn khi sửa chữa, bạn có thể dùng băng dính cách điện để bịt chúng lại rồi bật aptomat thử tiếp. Nếu như áp vẫn nhảy thì chắc chắn nguyên nhân là do đường dây điện âm tường có vấn đề.

4. Cách xử lí aptomat nhảy do dây điện âm tường hỏng

Bước 1: Nối trực tiếp aptomat chống giật với nguồn điện đầu vào.Tiến hành lắp từng hệ thống dây trong nhà vào đầu ra aptomat này và chờ đợi. Sau đó kiểm tra các dây đến ổ cắm và các dây đến công tắc, các thiết bị chiếu sáng… Khi kiểm tra, đoạn dây nào bị dò, hỏng thì sẽ làm áp chống giật nhảy.

Bước 2: Trường hợp thứ nhất, nhà bạn sử dụng đường dây đi âm tường ống gà thông tường.  Bạn chỉ cần rút dây cũ ra và luồn dây mới vào rồi lắp lại là xong.
Còn trường hợp khác là nếu dây âm tường nhà bạn chôn trực tiếp vào tường. Bạn cần sử dụng máy khoan để lấy ra thay thế hoặc bạn cũng có thể đục tường đi một đường dây khác. Nếu như đường dây này không mấy quan trọng, bạn có thể bỏ hẳn không cần thay thế.
Trong trường hợp bạn không xác định rõ nguyên nhân cũng như không thể tự mình sửa chữa được, bạn hãy liên hệ với người có chuyên môn để giải quyết. Hoặc các bạn liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Hotline: 096.63.36.096

Tham khảo bài viết liên quan:

7 lỗi thường gặp của hệ thống cơ điện công trình.

Hướng dẫn bảo trì ổ cắm, công tắc điện

Cách tự bảo trì tủ điện tại nhà

Những điều cần lưu ý khi bảo trì hệ thống điện

Dịch vụ bảo trì hệ thống cơ điện

5 1 đánh giá

Đánh giá bài viết