Tại sao dựng nước phải đi đôi với giữ nước quốc phòng 10

QĐND - Dựng và đi đôi với lo giữ n­ước là bài học thành công và truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta. Ngay sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lư­ợc. Tại đền thờ các Vua Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ân cần căn dặn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 trước khi về tiếp quản Thủ đô: “Các Vua Hùng đã có công dựng n­ước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy n­ước”. Đây là t­ư tư­ởng chỉ đạo rất quan trọng của Bác với quân và dân ta.

Thực tiễn lịch sử cho thấy: Thời đại nào gắn chặt dựng nư­ớc đi đôi với lo giữ n­ước, xây dựng đất n­ước theo quan điểm dân giàu, n­ước mạnh, quốc phú, binh cư­ờng, thì độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ đư­ợc giữ vững. Thời đại nào không gắn chặt giữa dựng và giữ nước, không lo giữ n­ước từ lúc nư­ớc chư­a nguy, để nư­ớc nghèo, dân đói, xã hội lạc hậu, quốc phòng và an ninh không đư­ợc củng cố, nội bộ mâu thuẫn, sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để kẻ thù tiến công.

Thiếu tướng, PGS, TS Bùi Thanh Sơn. Ảnh: Xuân Cường

Bài học kết hợp chặt chẽ dựng nư­ớc đi đôi với lo giữ nư­ớc trong lịch sử dân tộc đư­ợc Đảng ta và Hồ Chủ tịch phát triển lên một b­ước mới: Thành t­ư tư­ởng chỉ đạo chiến l­ược, kết hợp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đ­ược tiến hành trong cả hòa bình cũng như­ khi đất n­ước có chiến tranh. Ngay sau khi đất n­ước vừa giành đ­ược độc lập tháng 9-1945, Đảng ta và Hồ Chủ tịch đã kêu gọi toàn dân hăng hái lao động sản xuất, chăm lo xây d­ựng và củng cố quốc phòng. Do đó, đất nư­ớc đã nhanh chóng vư­ợt qua nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử năm 1945, hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương đ­ược củng cố, lực lượng vũ trang ngày càng tr­ưởng thành. Tạo nền tảng quan trọng để quân và dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nư­ớc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta và Bác Hồ chủ trương: Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa chặn đánh làm chậm tốc độ tiến công của kẻ thù ở phía Nam đất nư­ớc, vừa xây dựng tiềm lực và chuẩn bị hậu phư­ơng kháng chiến. Mục tiêu chiến l­ược của cách mạng lúc này là phải diệt cho đư­ợc cả ba loại giặc là: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Vận dụng thành công bài học kết hợp dựng và giữ nư­ớc trong lịch sử, Đảng ta và Bác Hồ đã phát huy được sức mạnh toàn dân, sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế, đánh thắng thực dân Pháp xâm lược giải phóng Tổ quốc. B­ước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, tư­ tưởng chỉ đạo d­ựng nư­ớc đi đôi với lo giữ n­ước lại được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển lên một bư­ớc cao hơn thành hai nhiệm vụ chiến lư­ợc: Xây dựng miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội và giải phóng miền Nam, thống nhất nư­ớc nhà. Trong đó, Bác xác định rõ: "Xây dựng miền Bắc là cái nền, cái gốc để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước". Nhờ có tư­ tưởng, đ­ường lối và nhiệm vụ chiến lư­ợc đúng đắn của Đảng, quân và dân ta đã xây dựng miền Bắc vững bư­ớc đi lên chủ nghĩa xã hội. Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, quốc phòng và an ninh ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Quân đội và công an đư­ợc xây dựng chính quy, có trang bị ngày càng hiện đại, các công trình quốc phòng được xây dựng và củng cố, tạo sức mạnh bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam.... Có sự chi viện to lớn của nhân dân miền Bắc, sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, quân và dân ta đã đánh thắng đế quốc Mỹ xâm l­ược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước…

Thực tiễn đó đã chứng minh rõ đ­ường lối và tư­ tưởng chỉ đạo: Kết hợp chặt chẽ giữa dựng và lo giữ n­ước của Đảng và Bác Hồ là rất sáng tạo và vô cùng độc đáo, sát với thực tiễn tình hình đất n­ước và bối cảnh quốc tế, lại chưa từng có trong lịch sử nhân loại thế giới…

NGỌC LÊ [lược ghi]

Tin, bài liên quan

“Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

“Một “dấu son” và ký ức thiêng liêng trong cuộc đời làm báo của tôi”

Mở đợt tuyên truyền, giáo dục sâu rộng về lời căn dặn của Bác


"Lời Người là mệnh lệnh hành động của mỗi cán bộ, chiến sĩ..."

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã khẳng định một chân lý: Dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Chân lý đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc, đồng thời là một quy luật nội tại của quá trình xây dựng và phát triển bền vững đất nước.

Sáng ngày 19-9-1954, nói chuyện với các cán bộ Đại đoàn 308 ở Đền Hùng [Phú Thọ], Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: bộ đội ta tuy đánh giặc giỏi, nhưng phải được lòng dân, được nhân dân tin cậy mới là quan trọng,… và Người nói: “Bác cháu ta gặp nhau ở đây tuy tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa. Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Đây là sự ghi nhận về công lao to lớn dựng nước và giữ nước của Tổ tiên, dân tộc; là sự nhắc nhở trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta về sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc; thể hiện sự kế thừa và phát triển tư tưởng chỉ đạo chiến lược đặc sắc, một bài học kinh nghiệm quý báu, đã trở thành quy luật của dân tộc ta - “Dựng nước đi đôi với giữ nước”.

Lời căn dặn của Bác, không chỉ là lời giáo huấn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308, mà còn là Mệnh lệnh của Lãnh tụ tối cao, “Người cha thân yêu của lực lượng vũ trang nhân dân” với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

Thực tiễn lịch sử cho thấy: thời đại nào gắn chặt dựng nước đi đôi với lo giữ nước, xây dựng đất nước theo quan điểm dân giàu, nước mạnh, quốc phú, binh cường, thì độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ được giữ vững; thời đại nào không gắn chặt giữa dựng và giữ nước, không lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy, để nước nghèo, dân đói, xã hội lạc hậu, quốc phòng và an ninh không được củng cố, nội bộ mâu thuẫn, sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để kẻ thù tiến công.

Tại Hội nghị Trung ương 8 [khóa XI], Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết lần này là sự tổng kết, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc, có hệ thống trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong 10 năm qua và đề ra các chủ trương, chính sách, biện pháp đúng đắn, phù hợp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình thế giới, khu vực đã và đang có nhiều diễn biến phức tạp.

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trong có thể gây ra đột biến”.

Quan điểm “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa” của Đảng ta là sự kế thừa tư tưởng giữ nước mang tính truyền thống của dân tộc trong điều kiện mới, đồng thời thể hiện tư duy, nhận thức mới của Đảng về phương thức, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. 

Thiếu tướng, GS,TS Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng cho rằng: Quan điểm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bao hàm cả yếu tố thời gian và không gian.

Nói đến từ “sớm” có nghĩa nói về thời gian. Các yếu tố, nội dung bảo vệ Tổ quốc đều được chủ động tiến hành từ sớm, từ trước, duy trì thường xuyên, liên tục, về mọi mặt trong thời bình. Quá trình xây dựng, củng cố, phát triển cũng là quá trình triển khai các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ, tự bảo vệ từ trước. Nói “bảo vệ Tổ quốc từ sớm” có nghĩa là phải có chiến lược bảo vệ, tự bảo vệ bên trong; phòng chống, ngăn ngừa, triệt tiêu các nhân tố phá hoại, mất ổn định bên trong lẫn bên ngoài.

Còn “bảo vệ Tổ quốc từ xa” [không gian], được hiểu là cần chủ động, cảnh giác, sớm phát hiện, triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trong có thể gây ra đột biến. 

Nhiều chuyên gia nhận định, những năm tới, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp và có nhiều yếu tố không thuận lợi, dễ gây mất ổn định. Trong bối cảnh đó, một trong những phương thức tốt nhất, hiệu quả nhất được coi là thượng sách giữ nước là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, ngăn ngừa không để xảy ra xung đột và chiến tranh dưới bất kỳ hình thức, quy mô nào. Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa được xác định là sự lựa chọn thông minh nhất, phù hợp nhất, có lợi nhất. Đó còn là vấn đề cực kỳ hệ trọng liên quan sự tồn tại và phát triển của đất nước.

Để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, đòi hỏi phải chủ động bám sát tình hình, tích cực nghiên cứu, nhất là nghiên cứu, dự báo chiến lược.

Quảng Ngãi là một tỉnh có bờ biển dài, có Lý Sơn là đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Để thực hiện tốt Chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa trong tình hình mới, thời gian qua, địa phương đã tổ chức thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

Cùng các cấp, các ngành làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, chính quyền, LLVT và nhân dân về quan điểm của Đại hội XII của Đảng: “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa”.

Làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường đoàn kết nội bộ Đảng gắn với thực hiện tốt Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XI]- Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.

Các lực lượng công an, biên phòng, hải quân... trên địa bàn tỉnh phối hợp, làm tốt công tác nắm tình hình, dự báo đúng các tình huống có thể xảy ra; kịp thời tham mưu cho Đảng bộ và chính quyền thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, xây dựng tỉnh Quảng Ngãi thành khu vực phòng thủ vững chắc;...

Coi trọng xây dựng tiềm lực chính trị-tinh thần, thế trận lòng dân vững mạnh trong bảo vệ Tổ quốc. Luôn đề cao cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, cơ hội, lợi dụng một số hạn chế trong chỉ đạo và quản lý nền kinh tế, sự biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên,... để tuyên truyền, kích động gây tâm lý hoài nghi, làm giảm lòng tin đối với Đảng, Nhà nước.

Làm tốt công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật gắn với thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi bảo vệ vững chắc Tổ quốc ...

Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đoàn thể địa phương đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến rộng rãi, có hiệu quả quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về chiến lược bảo vệ Tổ quốc đến với nhân dân địa phương và bạn bè quốc tế, hạn chế sự ngộ nhận, hiểu lầm của nhân dân và bạn bè quốc tế về đường lối quốc phòng mang tính chất tự vệ, bảo vệ của Việt Nam.

Trong tình hình mới, những chặng đường phát triển của dân tộc, của cách mạng Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Lời căn dặn của Bác Hồ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” vẫn vẹn nguyên tính thời sự nóng hổi về bài học dựng nước đi đôi với giữ nước, bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để giữ vững toàn vẹn non sông mà tiền nhân đã dày công gây dựng.

Hoài Bắc
Ảnh: Kiều Oanh
Video: Vân Anh, Bạch Hân, Lan Anh

09/12/2021 03:03 [GMT+07:00]

Video liên quan

Chủ Đề